Kinh tế: Suy thoái và phân rẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 53 - 61)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

2.5. Tác động tiêu cực

2.5.2. Kinh tế: Suy thoái và phân rẽ

Chậm, rời rạc, thiếu nhất quán và dứt khoát là những nhận định đƣợc sử dụng để đánh giá phản ứng của EU trƣớc khủng hoảng kép. Tất nhiên không phải các quốc gia tự thân không muốn giải quyết các vấn đề này mà thực tế, họ khơng tìm đƣợc tiếng nói chung để cùng nhau đối mặt những vấn đề toàn cầu đầu thế kỷ XXI. Sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị tác động nghiêm trọng, liên tục rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, các quốc gia lần lƣợt thực hiện biện pháp chống khủng hoảng. Các biện pháp này tuy hiệu quả nhanh, nhƣng không thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế xã hội gây khủng hoảng, thậm chí cịn làm trầm trọng thêm vấn đề mang tính cơ cấu dẫn đến khủng hoảng hiện nay. Do đó, các quốc gia hàng đầu trong Eurozone mà Đức là đại diện luôn luôn cho rằng thúc đẩy cải cách cơ cấu lấy gia tăng năng lực và hiệu quả làm mục tiêu là chính sách căn bản để các nƣớc châu Âu phục hồi thực sự và tăng trƣởng liên tục. Theo quan điểm của Đức, các nƣớc thuộc Eurozone phải tích cực thúc đẩy cải cách những lĩnh vực sau: Giảm bớt kiểm soát đối với thị trƣờng hàng hóa, xóa bỏ kiểm sốt ngành nghề, thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất; cải cách chế độ an sinh xã hội, nâng cấp cơ chế an sinh xã hội, tránh để quỹ an sinh xã hội tăng lên; cải cách thị trƣờng lao động, tăng cƣờng tính chất linh hoạt và sức sống của thị trƣờng lao động.

Tuy nhiên, hiệu quả cải cách cơ cấu không thể xuất hiện trong thời gian ngắn, cải cách trong thời kỳ đầu cịn có thể gây giảm tăng trƣởng kinh tế, giảm phúc lợi xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Những vấn đề này có thể gây ra sự khơng hài

lịng và phản đối của xã hội ở mức độ khác nhau, thậm chí có thể dẫn đến chính phủ hiện tại sụp đổ. Xem xét từ góc độ trên, có thể thấy, cải cách cơ cấu có rủi ro chính trị rất lớn đối với chính phủ hiện tại, đây là nguyên nhân chính trị khiến cải cách cơ cấu thúc đẩy chậm chạp.

Mặc dù EU thực hiện biện pháp cứu trợ các nƣớc khủng hoảng, song việc đòi hỏi các nƣớc khủng hoảng tăng cƣờng kỷ luật ngân sách, giảm bớt bội chi ngân sách, để khơi phục lịng tin vào chính phủ và niềm tin của nhà đầu tƣ, ngăn chặn khủng hoảng lan rộng lại khó có thể thực hiện. Hiệu ứng kiềm chế của chính sách thắt chặt ngân sách đối với tăng trƣởng kinh tế của Eurozone chủ yếu thực hiện thông qua các cơ chế nhƣ: Tăng thuế, không tăng lƣơng, giảm phúc lợi xã hội... Tăng thuế sẽ làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kìm hãm sự gia tăng của đầu tƣ. Trong tình hình tỷ lệ thất nghiệp cao, việc cắt giảm phúc lợi xã hội, gia tăng gánh nặng trong cuộc sống ngƣời có thu nhập thấp dẫn đến xã hội châu Âu liên tục rối ren. Mặc dù nền kinh tế châu Âu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhƣng ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu vẫn chƣa suy yếu, việc thúc đẩy cải cách cơ cấu tiến triển chậm chạp, thắt chặt ngân sách và thắt chặt tiền tệ vẫn kéo dài, cuộc khủng hoảng địa chính trị gây ra sự trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và EU. Đây là những nhân tố tiêu cực làm cho con đƣờng phục hồi kinh tế châu Âu không bằng phẳng. Trong quý III/2014, GDP của khu vực EU18 và khu vực EU28 chỉ tăng lần lƣợt là 0,2% và 0,3% so với quý trƣớc đó. So với cùng kỳ năm trƣớc, trong quý III/2014, tăng trƣởng GDP của khu vực EU 18 tăng 0,8%, khu vực EU28 tăng 1,3%. Trừ Italia và đảo Síp vẫn có mức tăng trƣởng âm, Áo khơng thay đổi, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều đã phục hồi, tuy nhiên với mức độ không đồng đều. Trong số các nền kinh tế phát triển tại khu vực này, nền kinh tế Anh vẫn dẫn đầu với tốc độ tăng trƣởng đạt 0,7% , trong khi tăng trƣởng của Đức và Pháp vẫn chậm, với các con số lần lƣợt là 0,1% và 0,3% (quý III so với quý trƣớc)14. Khu vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục mở rộng với chỉ số PMI luôn đạt ngƣỡng trên 50 điểm trong suốt 10 tháng đầu năm 2014.

14 European Commision (2015) “European Economic Forecast – Winter 2015”

Tỷ lệ lạm phát tại Eurozone trong tháng 11/2014 đã tụt xuống còn 0,3% so với cùng kỳ năm trƣớc, chủ yếu do giá năng lƣợng giảm và thấp hơn mức mục tiêu khoảng 2% mà ECB đặt ra.Vào đầu tháng 12/2014, ECB đã dự báo lạm phát tại Eurozone sẽ ở mức khoảng 0,7% trong năm 2015. ECB dự kiến lạm phát tại Eurozone sẽ ở mức âm trong vài tháng tới và các ngân hàng trung ƣơng cần phải theo dõi sát sao tình hình về lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực Eurozone thống kê đƣợc trong 10 tháng đầu năm 2014 luôn trên mức 11% trong khi mức thất nghiệp của khu vực EU 28 ln trên 10%, gần nhƣ khơng có dấu hiệu cải thiện so với năm trƣớc, khiến khu vực này luôn là một trong những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của khu vực châu Âu 11 tháng đầu năm 2014 vẫn tiếp tục xu hƣớng giảm dƣới mức 1%, mức lạm phát nằm trong vùng "nguy hiểm" mà ECB đƣa ra. Tỷ lệ lạm phát tháng 11/2014 lại tiếp tục giảm xuống 0,3% từ mức 0,4% của tháng 10/2014.

Một trong những nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là sự thiếu nhất quán trong hoạch định chính sách của các nƣớc EU. Trong 2 cuộc khủng hoảng, dù là một nƣớc lớn lẽ ra phải là đầu tàu dẫn dắt các quốc gia trong khu vực, thì Pháp vẫn ln lo ngại sự sụt giảm uy thế của mình cũng nhƣ sự nghi kỵ với nƣớc Đức vẫn cịn tồn tại. Pháp hiểu những khó khăn mà nó gặp phải, một nền kinh tế ngày càng suy yếu và dè dặt trong các hoạt động tài chính hỗ trợ quỹ Châu Âu khiến tiếng nói của Pháp càng ngày càng ít trọng lƣợng, Pháp chỉ ln cố gắng gỡ gạc lại hình ảnh của mình bằng cách khuyến khích và đƣa ra các sáng kiến thúc đẩy hội nhập về chiều sâu.

Còn nhớ, ngày 16/5/2007, trong lễ nhậm chức của mình, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bày tỏ niềm tự bào về “một dân tộc vĩ đại có một lịch sử vĩ

đại…ln can đảm biết vượt qua mọi thử thách và tìm thấy trong mình sức mạnh làm thay đổi thế giới” [36, tr.67]. Nhƣng dân tộc vĩ đại ấy đóng góp đƣợc gì cho hội

nhập khu vực mới thực sự là điều thế giới quan tâm. Khơng thể phủ nhận vai trị của Pháp trong tìm kiếm con đƣờng giải thốt sự bế tắc chính trị của EU về mặt pháp lý khi Pháp đề xuất Hiệp ƣớc Giản đơn nhằm thay thế cho bản Hiến Pháp của Liên minh châu Âu (không đƣợc thông qua năm 2005) cũng nhƣ xúc tiến việc ký kết

Hiệp ƣớc Lisbon; hay trong tiến hành những cải cách về chính trị, an ninh, phịng thủ, mơi trƣờng. Nhƣng, đó chỉ là trên phƣơng diện ý tƣởng, còn hành động của Pháp thì sao? Dù ln miệng khẳng định lợi ích an ninh của Pháp gắn liền với lợi ích an ninh Châu Âu, rằng với Pháp, xây dựng châu Âu là một ƣu tiên tuyệt đối [35, tr.4], nhƣng có vẻ nhƣ đó chỉ là những lời nói sng khiến cộng đồng châu Âu thất vọng.

Để chống đỡ với khủng hoảng, một số chính phủ Tây Âu, trong đó có Pháp, yêu cầu các ngân hàng của họ rút tiền về từ các ngân hàng có chi nhánh nƣớc ngồi tại Đơng Âu và làm suy giảm dòng vốn đổ vào khu vực này. Chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) cùng với ý thức vì lợi ích dân tộc trên hết phải chăng đã khiến chính phủ Pháp ra lệnh cho các Tổng giám đốc điều hành đóng cửa các nhà máy ở Đơng Âu để cứu vãn tình hình thất nghiệp trong nƣớc, nhƣng đồng thời cũng làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp ở Đông Âu. Đồng thời, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chỉ thị cho các hãng sản xuất xe hơi Pháp chỉ đƣợc sử dụng các khoản trợ cấp của nhà nƣớc trị giá 6 tỷ EURO để duy trì hoạt động các nhà máy tại Pháp và đóng cửa các nhà máy ở CH Séc. Động thái này của ông đã bị Ủy viên Hội đồng EU Neely Kroes tuyên bố là bất hợp pháp với những quy định về thị trƣờng duy nhất. Tổng thống Pháp đã khơi dậy Chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, điều này có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tâm lý Đơng Âu và có khả năng sẽ khơi dậy làn sóng phản đối CNDT. “Chủ nghĩa De Gaulle” (Gaullism) bảo thủ và duy dân tộc đang kìm hãm Pháp trong hội nhập khu vực. Đối với nhiều nhà nghiên cứu, hay nhìn từ phía Đức, dƣờng nhƣ Pháp là một cá thể bị cầm tù trong những quan điểm cố hữu quá khứ, lo ngại về chủ nghĩa dân tộc Đức bá quyền khắp châu Âu.

Những động thái không tích cực của Pháp có thể là hệ quả của một loạt những mối lo ngại khi Pháp phải đối mặt với những thách thức đang ngày càng lớn dần. Trƣớc nhất là toàn cầu hóa, nguyên nhân dẫn đến sự xói mịn nền Văn hóa Pháp và tỷ lệ thất nghiệp trong nƣớc cao. Thứ hai, đó là tính đơn cực của hệ thống quốc tế khiến Pháp chịu ảnh hƣởng nặng nề của Hoa Kỳ; thứ ba, đó chính là sự lớn mạnh và hội nhập nhanh chóng của châu Âu ln rình rập nguy cơ hạ thấp tiếng nói và vai trị của Pháp. Cuối cùng, khó khăn lớn nhất của Pháp đến từ nội tại bên trong

quốc gia này, những thiếu xót trong kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức nội địa đang làm suy yếu sức mạnh của Pháp.

Pháp, Anh và một số quốc gia khác đã cho thấy hình ảnh của CNDT ích kỷ, chú trọng đến lợi ích của quốc gia dân tộc mình trong khi thờ ơ trƣớc tình cảnh éo le của các quốc gia khác đã khiến toàn khu vực lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng hệ thống này. Cuộc ganh đua giành vị thế lãnh đạo trong khu vực giữa các nƣớc lớn Anh, Pháp, Đức cũng đã dẫn đến những xung đột ngầm trong liên minh.

Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đƣa ra nhận định trong nghiên cứu công bố ngày 11/12/2012 rằng, các nƣớc Đông Âu sẽ chịu nhiều hậu quả tiêu cực do các nhà đầu tƣ Tây Âu dần rút vốn khỏi những thị trƣờng này. Nghiên cứu cho biết trong tháng 8 và tháng 9/2011, các nhà đầu tƣ đã rút hơn 25 tỷ USD ra khỏi các thị trƣờng Đông Âu. Giá cổ phiếu trên các thị trƣờng các nƣớc này đã giảm mạnh trong tháng 9/2011, chứng tỏ những tài sản có nguy cơ rủi ro cao đã đƣợc bán nhằm giảm thiểu biến động trong danh mục đầu tƣ.

Đức rất muốn mở rộng ảnh hƣởng của mình cũng nhƣ tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc Đơng Âu, khu vực có mối liên hệ mật thiết với Đức về mặt địa lý, chính trị và cả trong lịch sử. Nếu Pháp vì muốn kìm hãm tầm ảnh hƣởng của Đức nên chủ trƣơng hội nhập châu Âu theo chiều sâu thì Đức lại cổ vũ cho con đƣờng hội nhập về chiều rộng. Đối với các nƣớc từng là thành viên của Cộng đồng châu Âu EC thì việc bảo vệ sự phồn thịnh của các thành viên của cũ EU quan trọng hơn việc mở rộng về phía Đơng. Thực tế các đối tác của Đức khơng mấy mặn mà với việc mở rộng này, hơn nữa, nếu quá trình mở rộng này ảnh hƣởng đến nội bộ nƣớc Đức thì thực tế đây là một bƣớc lùi ảnh hƣởng đến tính thống nhất của nƣớc Đức.

Trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng, trong khi Anh bị tê liệt do những khoản thâm hụt tăng vọt của chính phủ, Italia và Tây Ban Nha vẫn đang loay hoay trong vịng xốy khủng hoảng, Pháp quay trở lại xu hƣớng bảo hộ của mình; thì nƣớc Đức coi đây chính là cơ hội để Đức vƣơn lên lấp chỗ trống lãnh đạo và giành một vị trí cao hơn trong liên minh. Thực tế, chính quyền Đức ln nhận thức đƣợc tầm quan trọng của EU đối với nền kinh tế quốc dân. Đức khó có thể duy trì chính sách bảo hộ, bởi nền kinh tế Đức phụ thuộc 40% vào nền kinh tế nƣớc ngoài và

thƣơng mại xuất nhập khẩu [31, tr.26]. Hơn nữa, vai trò của Đức ở châu Âu ngày càng tăng tiến, sự tồn tại của EU đóng vai trị quan trọng để Đức thể hiện vị thế và gia tăng tầm ảnh hƣởng của mình. Bởi vậy, bất chấp sự phản đối trong nội bộ Đức, chính quyền của bà Merkel đã liên tiếp thực hiện các chính sách để cứu trợ đồng tiền chung châu Âu EU cũng nhƣ các quốc gia đang chìm ngập trong nợ công. Bà Merkel và ngƣời đồng cấp Sarkozy đã thống nhất tăng gói cứu trợ cho Hy Lạp và các nƣớc đang phải đối mặt với tình trạng nợ cơng trầm trọng nhƣ Tây Ban Nha, Ireland. Bất chấp thực tế là, nền kinh tế nƣớc này bắt đầu có dấu hiệu suy giảm do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng châu Âu.

Nhƣng, những hành động quyết liệt của chính phủ Đức trong q trình giải cứu đồng EURO và EU khỏi khủng hoảng lại nảy sinh những mối nghi ngờ. Đó là lịng hồi nghi về sự trỗi dậy của CNDT Đức, phải chăng Đức đang lợi dụng tình hình chính trị thế giới để thể hiện vai trị đi đầu của mình, CNDT bá quyền Đức trỗi dậy rồi chăng? Tuy nhiên, khi xem xét những động thái mà chính quyền Berlin tiến hành, thực sự, chúng là những điều cần thiết để vực dậy EU. Vậy tại sao lại gán cho những hành động tích cực của họ một cái nhìn cực đoan nhƣ thế, nếu đã chắc chắn hiểu rằng Đức đã thể hiện đúng vai trị của mình là ngƣời dẫn đƣờng, bảo vệ sự tồn vong của EU.

Đối với các nƣớc đơng Âu, q trình hƣớng Đơng của EU đã đặt dấu chấm hết cho sự chia cắt châu Âu kéo dài trên nửa thế kỷ do cuộc Chiến tranh lạnh gây ra. Thuật ngữ châu Âu (Europe) đã mang một “ý nghĩa mới” [50, tr.56]. Nếu trƣớc đây, thời kỳ Chiến tranh lạnh, châu Âu đƣợc hiểu là khối các nƣớc Tây Âu tƣ bản chủ nghĩa, đối lập với các nƣớc đông Âu xã hội chủ nghĩa về hệ thống kinh tế, chính trị- xã hội thì nay, châu Âu đƣợc nhìn nhận là khối thống nhất gồm cả Đơng và Tây Âu dƣới ngôi nhà chung EU. Liên minh châu Âu mang lại cho ngƣời dân Đông Âu viễn cảnh về những khoản hỗ trợ béo bở, những lợi ích từ một xã hội phồn vinh thịnh vƣợng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo. Đúng ra, công cuộc hỗ trợ các nƣớc Đông Âu trong xây dựng kinh tế sẽ tốn một khoản tiền lớn của EU. Nhƣng theo đánh giá của các chuyên gia, số tiền đó khơng hề lớn, nó chỉ chiếm 1/15 kế hoạch Marshall mà Mỹ từng đổ ra để tái thiết châu Âu và chỉ

bằng 1/10 số tiền Đức sử dụng để tiến hành thống nhất nƣớc Đức. Việc này khiến các nƣớc mới gia nhập có cảm tƣởng họ chỉ là công dân hạng hai.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công đã phơi bày những khiếm khuyết một cách có hệ thống trong quản lý kinh tế của EU, nhất là việc thiếu cơ quan quản lý tài chính và điều phối kinh tế ở cấp độ liên minh. Những nƣớc Đông Âu trong khi chƣa đƣợc hƣởng lợi ích gì nhiều từ liên minh thì nay lại phải gị lƣng với chính sách thắt lƣng buộc bụng và Quỹ bình ổn định tài chính châu Âu - European Financial Stability Facility - EFSF. Chƣa kể, sự khác biệt về nền tảng văn hóa và trình độ phát triển kinh tế dƣờng nhƣ biến các quốc gia này không thực sự có tiếng nói trong khu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)