Những yếu tố làm nổi lên CNDT ở Liên minh Châu Âu từ năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

2.2. Những yếu tố làm nổi lên CNDT ở Liên minh Châu Âu từ năm 2004

a. Chủ nghĩa dân tộc ích kỷ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tồn cầu.

CNDT vẫn là thành tố quan trọng chi phối đến quan hệ châu Âu nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung, nhƣng làm thế nào để CNDT phát huy những mặt tích cực của mình và hạn chế tối đa những trở ngại mà nó mang đến cho quá trình hội nhập khu vực vẫn là một câu hỏi lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

cầu vừa qua có tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới, Liên minh châu Âu EU cũng không phải một ngoại lệ. Thậm chí, châu Âu, mà đặc biệt là EU chịu ảnh hƣởng nặng nề hơn cả so với các khu vực khác trên thế giới, dƣờng nhƣ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính là ngịi nổ cho một loạt những bất cập, thiếu xót vẫn âm ỉ trong lịng Liên minh. Có vẻ nhƣ mơ hình kinh tế thị trƣờng xã hội đã bộc lộ những yếu điểm và yêu cầu cả khu vực có những biện pháp cải tổ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng trong giai đoạn ngắn hạn và củng cố vị trí của châu Âu trên trƣờng quốc tế về dài hạn. Nhƣng hành động chần chừ cứu trợ của các cƣờng quốc trong khu vực và phản ứng kém linh hoạt của các cơ quan đầu não trong Liên minh dƣờng nhƣ thể hiện tính yếu kém trong thể chế của EU. Có thể, những Hiệp ƣớc đã đƣợc ký kết trƣớc đây đã xây dựng đƣợc nền móng cho sự hội nhập nhƣng thực tế chứng minh rằng, EU thiếu những chế tài hoặc quy chuẩn để đƣa những sáng kiến hội nhập vào hiện thực.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ Pháp, Anh và một số quốc gia khác là một phần của chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, chú trọng đến lợi ích của quốc gia dân tộc mình trong khi thờ ơ trƣớc tình cảnh éo le của các quốc gia khác đã khiến toàn khu vực lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng hệ thống này. Cuộc ganh đua giành vị thế lãnh đạo trong khu vực giữa các nƣớc lớn Anh, Pháp, Đức cũng đã dẫn đến những xung đột ngầm trong liên minh. Liên minh châu Âu từ khi thành lập, đã duy trì đƣợc sự ổn định và hịa bình cho tồn châu lục, một điểm thực sự khác biệt so với lịch sử đầy biến động với những cuộc chiến tranh đẫm máu trƣớc đó. Giờ đây, thay vì cạnh tranh về vũ trang, các nƣớc châu Âu khẳng định vị thế của mình bằng giá trị nhân văn cao cả, bằng những bƣớc phát triển ngoạn mục trên con đƣờng kinh tế. Chúng ta hi vọng về một ngày mai khi Châu Âu từ chính sự cạnh tranh vì lợi ích của mình sẽ nhận thức rõ hơn nữa vai trị của hợp tác, tiền đề cho một liên minh thống nhất.

b. Những mặt trái do mở rộng EU về phía Đơng đang gây áp lực mạnh mẽ đến tồn khu vực

Tiến trình thống nhất EU đã dần thể hiện những mặt tiêu cực của mình khi quá trình này đã dẫn đến sự trì trệ và có thể là xung đột và chiến tranh khu vực.

Quan diểm này xuất phát từ cơ sở sự phát triển chủ nghĩa quân phiệt và CNDT ích kỷ, sự yếu kém của EU trong giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản làm nảy sinh xu hƣớng tâm lý thúc đẩy lợi ích quốc gia hẹp hịi. Những mâu thuẫn khó điều hòa giữa truyền thống, những nét đặc thù của quốc gia dân tộc với xu hƣớng đòi hỏi chuyển giao ngày càng nhiều quyền lực quan trọng hơn cho EU trong xu hƣớng tập trung hóa đang tăng lên. Cùng với đó là sự lo ngại những tiêu cực của q trình khu vực hóa, tồn cầu hóa ngày càng nổi rõ, đó là sự xói mịn văn hóa truyền thống, tình trạng bất bình đẳng, vấn đề nhập cƣ… đang gây ra những làn sóng chống đối lại tiến trình thống nhất châu Âu. Sau lần mở rông lần thứ 6 với hàng loạt cuộc khủng hoảng kéo dài trong nội bộ EU về kinh tế, chính trị và tồn tại nhiều khoảng cách lớn về phát triển giữa các khối nƣớc EU cũ và các nƣớc thành viên mới gia nhập. Thực trạng các nƣớc mới gia nhập EU cho thấy sự chênh lệch rất lớn về mọi mặt,đặc biệt là kinh tế giữa khối các nƣớc thành viên là mối nguy lớn cho sự thịnh vƣợng chung của EU. Deutsch Bank nghiên cứu về tăng trƣởng GDP và các yếu tố khác ở Slovenia – quốc gia phát triển nhất trong 10 nƣớc mới gia nhập EU – cho thấy phải mất ít nhất 10 năm thì Slovenia mới có thể bắt kịp mức trung bình của EU, cịn Ba Lan có thể mất đến 40 năm.

c. Những điểm yếu nội tại của EU

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và khủng hoảng nợ công, những vấn đề của EU dƣờng nhƣ đã bộc lộ, một châu lục già cỗi với nền kinh tế đang chững lại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, dân số già đi nhanh chóng và tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh, chƣa kể đến thể chế, luật pháp của EU còn lỏng lẻo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và chênh lệch quyền lợi giữa các nƣớc thành viên. Tuy rằng, hoạt động với nguyên tắc Liên chính phủ nhƣng vai trò của các quốc gia dân tộc vẫn nắm vai trị chủ chốt, chính điều này đang gây trở ngại lớn đến quá trình ra quyết định và thi hành các chính sách của EU.

Hệ thống thể chế chính trị châu Âu gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu, trong đó quyền điều hành thuộc về Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu khơng có quyền điều hành đầy đủ nhƣ một chính phủ của một quốc gia. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đƣợc bổ nhiệm thông qua sự phê

chuẩn của Nghị viện châu Âu và đƣợc chỉ định qua sự đồng thuận của các vị đứng đầu nhà nƣớc của các nƣớc thành viên. Nhƣ vậy Chủ tịch Ủy ban châu Âu không đại diện cho một xu hƣớng chính trị nào ở Liên minh. Hội đồng của Liên minh châu Âu lại là cơ quan chịu trách nhiệm kép: có chức năng lập pháp đồng thời có chức năng hành pháp. Trong EU sau Hiệp ƣớc Lisbon đã hình thành Hội đồng châu Âu bao gồm các nguyên thủ quốc gia, là cơ quan có quyền đƣa ra các quyết định cao nhất trong Liên minh; tuy vậy, Hội đồng châu Âu không thực thi các quyền hành pháp, mà chỉ giải quyết các vấn đề quan trọng của Liên minh, là tổ chức dẫn dắt con đƣờng chính trị của Liên minh.

Nhƣ vậy, theo cách phân chia hiện nay, quyền quản lý của Liên minh đƣợc phân chia cho nhiều cơ quan của Liên minh và EU khơng có một cơ quan hành pháp mạnh chịu trách nhiệm chính. Điều này khơng thể duy trì lâu dài đƣợc, đặc biệt là sau khi EU mở rộng sẽ làm giảm khả năng lập chính sách trong hệ thống chính trị EU. Tiêu biểu trong đó là Nghị viện châu Âu. Trụ cột này trên thực tế không giữ vai trị là cơ quan Lập pháp hồn chỉnh, cơ quan này khơng có quyền chủ động lập pháp nhƣ nghị viện của quốc gia mà phải chia sẻ quyền lập pháp với Hội đồng Bộ trƣởng. Hội đồng cịn có quyền lực cao hơn Nghị viện trong lập pháp nếu thủ tục Đồng quyết định (quyền sửa đổi và bác bỏ bình đẳng) khơng đƣợc áp dụng.

Quan điểm này xuất phát từ cơ sở ở sự phát triển chủ nghĩa quân phiệt khu vực và chủ nghĩa dân tộc tả khuynh, sự yếu kém của EU trong giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản làm nảy sinh xu hƣớng ly tâm thúc đẩy lợi ích quốc gia hẹp hịi. Thêm vào đó là những mâu thuẫn khó điều hịa giữa truyền thống, những nét đặc thù quốc gia - dân tộc với xu hƣớng đòi hỏi chuyển giao ngày càng nhiều quyền lực quan trọng hơn cho EU trong xu hƣớng tập trung hóa… đang tăng lên. Về lý thuyết, cũng không thể loại trừ kịch bản EU phải thu hẹp khơng gian địa chính trị của mình bởi thất bại trong chiến lƣợc củng cố, hoàn thiện thể chế EU và bất đồng sâu sắc về lợi ích chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn. Một vài nƣớc có thể xin rời bỏ trƣớc hết là Khu vực đồng Euro và sau đó là rời bỏ tƣ cách thành viên EU để thiết lập quan hệ song phƣơng với EU giống nhƣ Thuỵ Sĩ và Na Uy hiện nay. Nguyên nhân vì sao? Tất cả

bắt nguồn từ những rạn nứt bên trong. Sự vững vàng và thành cơng kì diệu của nƣớc Đức trong thời kỳ đại khủng hoảng hiện nay khiến khơng ít ngƣời nghi ngờ về sự vô tƣ trong chiến lƣợc phát triển EU và sự can thiệp của nƣớc Đức vào nội tình các nƣớc khủng hoảng. Sự thờ ơ và bỏ rơi của nƣớc Anh cùng với Slovakia đối với những thành viên đang nguy cấp trong đại gia đình EU thể hiện trong việc từ chối ký Định ƣớc EU về quĩ cứu trợ khủng hoảng gần đây khiến ngƣời ta nghi ngờ về sự trung thực và tinh thần tƣơng trợ (với tƣ cách nguyên lý của EU) đối với hai nƣớc này nói rỉêng và bản sắc của EU nói chung. Đối với các nƣớc cảm thấy ít đƣợc hƣởng lợi từ EU nhƣ thế, họ sẽ làm gì? Đó là những nguy cơ thực sự đã và đang lớn dần lên ở khu vực phồn vinh nhất và vốn là niềm hy vọng của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)