Triển vọng cho mối quan hệ này

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 61 - 65)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

3.1. Triển vọng cho mối quan hệ này

EU-28 đã tạo nên sự biến đổi địa chính trị tạo ra những ảnh hƣởng tích cực cho EU trên diễn đàn quốc tế. Trong quá khứ và cả hiện tại, các nƣớc EU đã có xu hƣớng cạnh tranh với Mỹ và “phấn đấu trở thành một cực ngang với Mỹ trong quan hệ quốc tế hiện nay” [17, 6]. Tham vọng này đƣợc thể hiện trong những quyết sách độc lập của các nƣớc EU đối với một số sự kiện quốc tế nhất định, nhằm khẳng định một điều các nƣớc EU đang vƣơn lên trở thành một cực trong thế giới đa cực hậu đối đầu. Chƣa kể, các nƣớc lớn BRICs nhƣ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi đang dần lớn mạnh và đang đòi nắm giữ những vị trí xứng đáng hơn trong bàn cờ chính trị thế giới. Điều này đòi hỏi EU tăng cƣờng sức mạnh chính mình để duy trì vị thế của mình cũng nhƣ tạo thế cân bằng quyền lực chính trị thế giới. Các nƣớc trong châu Âu muốn duy trì vị thế và quyền lực chính trị của mình cần dựa vào một thực thể lớn hơn, năng động hơn, nghĩa là, trước hết, các

nƣớc châu Âu buộc phải kìm hãm bớt CNDT tại các quốc gia thành viên, và thực hiện nghiêm túc các quyết sách của liên minh để thực hiện mục tiêu sau cùng đó.

Thứ hai, lợi ích của hội nhập khu vực và những thành tựu EU đã đạt

đƣợc là khơng thể chối bỏ và vẫn có sức hấp dẫn rất lớn tới các khu vực khác trên thế giới. Những thành công trong giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích quốc gia-dân tộc và lợi ích khu vực đƣợc minh chứng với sự ra đời của thị trƣờng chung thống nhất và Hiệp ƣớc Schengen cũng nhƣ đồng tiền chung châu Âu EURO đã thể hiện quyết tâm của các quốc gia tại khu vực này để trong gia tăng liên kết khu vực. Con đƣờng hội nhập khu vực cả chiều rộng lẫn chiều sâu vẫn còn rất nhiều gian nan, nhƣng xu thế khu vực và thế giới đã chứng tỏ rằng, trong xã hội mà tính cạnh tranh ngày càng cao thì dƣờng nhƣ liên minh hợp tác sẽ thuận lợi hơn là “làm ăn đơn lẻ”.

Thứ ba, một cách tích cực nhìn lại những vấn đề mà các nƣớc EU đang đối

đƣa EU trở lại vị thế của mình. Minh chứng nhƣ khủng hoảng nhập cƣ đang diễn ra với rất nhiều quan ngại khi ngƣời di cƣ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ tội phạm gia tăng, Hồi giáo hóa châu lục hay làm mất cân bằng xã hội. Tuy vậy, xét về tỷ lệ thất nghiệp, những ông chủ ngƣời Đức trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin và các ngành khác tỏ ra hăng hái trong việc cung cấp các chƣơng trình đào tạo và dạy nghề cho những ngƣời tị nạn hơn là tuyển dụng các lao động trẻ từ miền nam Châu Âu. Đơn giản là, những ngƣời tị nạn đã di chuyển đến Đức, họ có động cơ thúc đẩy thành công hơn nhiều so với ngƣời Châu Âu bản địa. Các nhà sản xuất đồ gốm và dệt may Bồ Đào Nha ở khu vực nông thôn đã than phiền rằng họ khơng thể tìm thấy đủ lao động, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp cao của đất nƣớc. Hiện nay, các doanh nghiệp này đang gây sức ép với chính phủ để bố trí những ngƣời tị nạn đến các địa phƣơng của họ. Tuy nhiên dƣờng nhƣ hầu hết những ngƣời trẻ tuổi ở Bồ Đào Nha đều muốn sống tại thủ đơ Lisbon, hƣởng các phúc lợi của Chính phủ, và than phiền về việc thiếu các cơ hội.

Xét về khía cạnh xã hội, thực tế là, thậm chí nếu chỉ có EU nhận tồn bộ 4 triệu ngƣời dân Syria và 100% trong số họ là ngƣời Hồi Giáo thì tỷ lệ ngƣời Hồi giáo ở châu Âu chỉ tang từ 4% lên khoảng 5%. Đây không phải sự thay đổi quá lớn và chắc chắn không biến châu Âu thành lục địa Hồi Giáo. Một lƣợng nhỏ ngƣời Hồi giáo không phải vấn đề mới và cũng không đáng để lo ngại. Tỷ lệ sinh của hầu hết các nƣớc châu Âu khá thấp, vì vậy một số ngƣời sợ ngƣời tị nạn có thể đuổi kịp những cƣ dân bản địa trong một vài thập kỷ tới. Nhƣng nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tỷ lệ sinh cao hơn giữa những ngƣời Hồi Giáo ở châu Âu nhƣng chúng sẽ giảm và điều chỉnh khi mức sống và giáo dục cải thiện. Hầu hết những ngƣời tị nạn Syria đã đƣợc giáo dục, tỷ lệ sinh ở Syria trƣớc cuộc nội chiến không quá cao và dân số đã thực sự thu hẹp lại, không phát triển.

Lo sợ ngƣời tỵ nạn làm tăng tỷ lệ tội phạm cũng là điều sai lầm. Ngƣời tị nạn nhập cƣ ít có khả năng phạm tội hơn so với dân bản địa. Khi đƣợc cho phép lao động, họ có xu hƣớng bắt đầu kinh doanh và hòa nhập vào lực lƣợng lao động càng nhanh càng tốt. Họ sẽ trả nhiều tiền hơn vào các hệ thống xã hội hơn họ nhận từ chúng. Ngƣời Syria tới phƣơng Tây là những cơng nhân lành nghề có tiềm năng rất cần thiết để bù lấp thiếu hụt lao động do Lão hóa ở dân số châu Âu.

EU là tập hợp của các nền kinh tế giàu có nhất trên trái đất. Các quốc gia có tổ chức tốt với chức năng, hệ thống xã hội, cơ sở hạ tầng, dân chủ và các ngành cơng nghiệp lớn có thể xử lý các thách thức của cuộc khủng hoảng ngƣời tị nạn nếu nó muốn. Nhƣng trong khi đất nƣớc nhỏ bé Jordan đã tiếp nhận hơn 600.000 ngƣời tị nạn Syria thì Vƣơng Quốc Anh với hơn nền kinh tế lớn mạnh và GDP cao gấp 78 lần Jordan đã nói rằng chỉ cho phép ngƣời Syria băng qua biên giới trong vòng 5 năm tới. Mỹ chỉ đồng ý chấp nhận 10.000 và Úc là 12.000 ngƣời.

Liệu ngƣời châu Âu có muốn đƣợc nhớ đến nhƣ những kẻ bài trừ ngƣời ngoại quốc giàu có hèn nhát đằng sau hàng rào? Cần nhận thức rằng những ngƣời tị nạn chạy trốn cuộc hủy diệt tại đất nƣớc họ khơng có gì khác với ngƣời dân Châu Âu thế kỷ XVII, XVIII tìm đến Mỹ nhƣ miền đất hứa. Bằng cách chấp nhận họ vào xã hội, chấp nhận thu hẹp những quyền lợi trƣớc mắt, xoa dịu CNDT cực đoan trong nƣớc, EU có thể làm nhiều và tốt hơn thế.

Thứ tư, có thể nhìn thấy ảnh hƣởng của yếu tố truyền thơng trong những biến

động gần đây nhất của thế giới. Smart phone và các mạng xã hội đã tạo ra một hình dung mới với quan hệ quốc tế và chính trị tồn cầu khi nhƣng ảnh hƣởng và tác động của nó khơng dừng lại ở một nhóm hay một khu vực nào đó mà lan rộng ra khắp thế giới. Thơng tin đƣợc truyền đến nhanh chóng và cập nhật đến từng phút từ khắp các ngõ ngách trở thành một yếu tố mới tác động đến các q trình hoạch định chính sách quốc gia, có thể thổi bùng cũng nhƣ xóa nhịa CNDT thơng qua những dịng trạng thái, hình ảnh đƣợc đƣa lên Facebook, Twitter, Pinterest… Nhƣ ngày 2/9/2015 bức ảnh một em bé chết trên bờ biển tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả thế giới bàng hồng, giật mình nhìn lại, chuyện gì đang xảy ra ở vùng biên giới Châu Âu suốt thời gian qua và là chất xúc tác để những ngƣời đứng đầu Châu Âu thay đổi chính sách, chấp nhận đối mặt với CNDT cực đơn trong nƣớc và trong khối và thực hiện “trách nhiệm nhân đạo” với ngƣời dân Syria15. Ngƣời dân Châu Âu cũng theo đó một cách tự phát mở rộng vịng tay chào đón ngƣời tị nạn với cái nhìn

15 Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến từ thị trấn Kobahi phía bắc Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang là điểm nóng chiến tranh giữa IS và lực lƣợng ngƣời Kurd. Em nằm trên bãi biển, tay xuôi theo thân, úp mặt xuống cát. Nhìn Aylan giống nhƣ một thiên thần nhỏ đang say ngủ. Ngay sau đó, các họa sĩ trên khắp thế giới đã vẽ lại hình ảnh này với đầy sự thƣơng cảm và xót xa, dành tặng những đứa trẻ đã chết trong các cuộc hành trình đi tìm miền đất hứa.

khoan dung và đồng cảm hơn. Lúc đó, phân biệt về sắc tộc, tơn giáo hay quốc tịch dƣờng nhƣ khơng cịn tồn tại. Hay nhƣ mới đây, sự kiện khủng bố Paris đã khiến cả thế giới rung chuyển và cả thế giới, không riêng gì các chính khách, mà ngƣời dân thế giới đều thể hiện sự đồng lịng và đứng về phía nƣớc Pháp khi đồng loạt đổi hình đại diện – avatar với bóng mờ quốc kỳ Pháp với dòng hagstag #PrayForParis.

Thứ năm, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, CNDT khơng phải

cái gì đó cố hữu mà là một tạo vật văn hóa và những gì khơng tồn tại mang tính hiển nhiên, đã từng khơng tồn tại trong q khứ thì có thể trong tƣơng lai nó cũng khơng nhất thiết phải có mặt. Luận cứ cho rằng hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai vào năm 1914 và 1939 đƣợc cho là có nguyên nhân cốt yếu từ chủ nghĩa dân tộc, và ngƣời dân châu Âu kết luận, CNDT là một hiểm họa cần loại bỏ. Thậm chí, CNDT cịn đƣợc coi là “một khúc quanh bi thảm trên con

đường đi đến một trật tự dân chủ tự do hịa bình” [61, 1]. Chính CNDT hiếu

chiến, Chủ nghĩa Phát xít và bức tranh thảm khốc mà nhân loại chứng kiến đã che phủ bản chất thật sự của CNDT và gây nên những quan điểm chƣa toàn diện ở trên. Trong thời kỳ hậu chiến, những ngƣời Châu Âu mà tiêu biểu là Tây Âu tham gia tích cực và đi đầu trong quá trình hội nhập, xây dựng các tổ chức xuyên quốc gia và ngày càng mở rộng về phía Đơng, trở thành hình mẫu cho các khu vực khác trên thế giới. Hiện tƣợng này phản ánh niềm tin rằng việc chú trọng vào kinh tế, thƣơng mại và gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ là lời cáo chung cho CNDT.

Thực tế lại không phản ánh nhƣ vậy, cuối thế kỷ XX, sự tái thống nhất nƣớc Đức, sự phân tách của 15 quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã chứng minh CNDT vẫn đang giữ một vai trị to lớn trong việc hình thành trật tự thế giới mới. Còn ở giai đoạn hiện tại, những động thái của các quốc gia trong Liên minh châu Âu khi phải đối mặt với khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng nhƣ khủng hoảng nợ công đã chứng tỏ phần nào ý thức dân tộc cao độ của từng quốc gia chƣa hề giảm sút. CNDT là sản phẩm trực tiếp của tiến trình hiện đại hố, chủ nghĩa này có khả năng thắng thế trong những xã hội đang kinh qua một tiến trình nhƣ thế. Bởi vậy, chẳng ngạc nhiên gì khi chúng ta thấy rằng chủ nghĩa này vẫn còn là một trong những lực tác động sung sức nhất - và nguy hiểm nhất - trên nhiều vùng của

thế giới đƣơng đại [61, tr.10]. CNDT vẫn cịn tồn tại, thậm chí sẽ ngày càng phát triển hơn. Nếu trong quá khứ, CNDT từng làm rung chuyển hệ thống chính trị tồn cầu với các phong trào giải phóng dân tộc rộng khắp cùng với sự ra đời của một loạt các quốc gia dân tộc là chủ thể chính của quan hệ quốc tế, từng thúc đẩy liên minh, hợp tác giữa các quốc gia châu Âu, thì trong thời gian hiện tại, khi mà các nƣớc châu Âu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng nặng nề sau khủng hoảng kép thì CNDT ở khu vực này biến tƣớng và tồn tại chủ yếu dƣới dạng những chính sách bảo hộ, sự gia tăng các Hiệp định và Hiệp ƣớc song phƣơng hơn đa phƣơng giữa các quốc gia.

Nhƣng, sự biến động nhanh chóng của tình hình chính trị thế giới, trong đó nổi lên các vấn đề tồn cầu đang đe dọa trạng thái cân bằng hiện tại của chính trị thế giới nhƣ chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng di dân, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, các vấn đề môi trƣờng rất cần sự chung tay và phối hợp của toàn thế giới. Đến nay, chƣa có một khu vực, một quốc gia hay một tổ chức quốc gia hay quốc tế nào làm tốt các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ mơi trƣờng, bảo vệ hành tinh xanh hơn Liên minh châu Âu EU. Là nơi khởi phát của các ý tƣởng và các tổ chức phi chính phủ vì mục tiêu nhân đạo, EU đã vai trị của mình trong vị thế một chủ thể quan hệ quốc tế phi quốc gia trong phát huy những giá trị nhân văn kế thừa từ thời kỳ Phục hƣng và Khai sáng. Liên kết khu vực với những thuận lợi chiến lƣợc về mặt lâu dài đã khiến mơ hình này khơng hề lỗi thời và có thể trong tƣơng lai vẫn tiếp tục là mẫu hình của thế giới. Tất cả chứng minh rằng, EU đã và đang trong tiến trình khắc phục những mặt trái của CNDT với những thành tựu đáng ghi nhận. Chúng ta có cơ sở để hi vọng vào một EU trong tƣơng lai đoàn kết, thống nhất trong thịnh vƣợng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)