CNDT Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

1.2. Khái quát về Liên minh Châu Âu – EU và vấn đề CNDT

1.2.2. CNDT Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 2004

Ngay sau khi bức tƣờng Berlin sụp đổ và Liên bang Xô Viết lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, một phong trào dân tộc chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đơng Âu mà xu hƣớng chung là thốt ly các ràng buộc với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Liên bang Nga. Xu hƣớng này rất điển hình ở các nƣớc mà trƣớc đó là các nƣớc cộng hoà hoặc những khu vực sắc tộc tƣơng đối khu biệt của Liên bang Xơ viết. Thậm chí, xu hƣớng dân tộc chủ nghĩa ly khai này dẫn tới những cuộc chính biến (còn đƣợc gọi là những cuộc “cách mạng màu”) và những cuộc xung đột đẫm máu kéo dài. Tuy nhiên, ly khai không chỉ diễn ra ở khu vực thuộc về Liên Xơ cũ, mà cịn ở cả những nƣớc Đơng Âu khác. Đó là sự chia cắt Liên bang Tiệp Khắc thành hai nƣớc, Cộng hoà Séc và Slovakia; chƣa kể cuộc xung đột đẫm máu giữa các bộ phận trƣớc đây thuộc về Liên bang Nam Tƣ. Ngay cả ở Ba Lan, Rumania và Hungary trào lƣu này cũng rất rõ nét. Duy chỉ có việc sát nhập Đông Đức vào CHLB Đức là một ngoại lệ.

Thêm vào đó, ở châu Âu vào giai đoạn nhạy cảm này, khi mà thế giới hai cực đang có những biến chuyển quan trọng, sự tan rã của Liên Xô hay sự biến mất của một nguy cơ thƣờng trực đối với an ninh quốc gia các nƣớc phƣơng Tây, thì nƣớc Mỹ đột nhiên trở thành một siêu cƣờng duy nhất, bá chủ hoàn cầu và chi phối quan hệ quốc tế ở tầm chiến lƣợc. Những khối liên minh chiến lƣợc của hai cực Xô-Mỹ dƣờng nhƣ lỗi thời và cần xem xét lại nguyên nhân tồn tại của mình, và các quốc gia cũng buộc phải định nghĩa lại vị trí của mình trong trật tự thế giới mới. Yêu cầu trên lại càng trở nên rõ ràng hơn khi q trình tồn cầu hố gia tăng tốc độ, lôi cuốn tất cả các dân tộc vào trong một dịng chảy khơng thể cƣỡng lại đƣợc. Rằng khi xã hội loài ngƣời càng phát triển, sự tơn trọng bình đẳng giữa các dân tộc càng gia tăng thì càng mở đƣờng cho các hoạt động ly khai của các dân tộc nhỏ, yếu muốn tìm và khẳng định bản sắc của mình.

Việc Liên Xơ và Mỹ là hai cực chủ đạo của quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh cùng với những chủ thể mới nổi khác nhƣ Nhật Bản đã hình

thành những trung tâm quyền lực cạnh tranh gay gắt với nhau. Điều này thúc đẩy các nƣớc châu Âu gia tăng sức mạnh cố kết để chống lại sự ảnh hƣởng từ bên ngoài, bởi lẽ, tƣ tƣởng coi Tây Âu là một lực lƣợng độc lập với Mỹ đang ngày càng lan rộng. Các phong trào vì Châu Âu và những ngƣời ủng hộ quan điểm liên bang đã bắt đầu hành động và thúc đẩy việc thống nhất Châu Âu bằng việc thành lập Ủy ban Quốc tế Phối hợp các phong trào Hợp nhất Châu Âu (International Conmmittee for the Coordination of Movements for European Unity), trong đó nổi lên phong trào Hợp nhất châu Âu (European Movement) [5, t r .62]. Trƣớc đó, tƣ tƣởng về một Châu Âu hợp nhất (Hợp chủng quốc châu Âu) cũng đƣợc Madini nêu ra vào những năm 30 của thế kỷ XIX [17, tr.3].

Tháng 5/1950, ngoại trƣởng Pháp Robert Schuman đã đƣa ra đề nghị đặt toàn bộ việc sản xuất than, thép của Đức và Pháp dƣới một cơ quan quyền lực tối cao, trong một tổ chức mở cho các nƣớc châu Âu tham gia. Đề nghị nay đƣợc các nƣớc Đức, Italia, Bỉ Hà Lan, Luxemburg hƣởng ứng. Ngày 18/4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu – European Coal and Steel Community ECSC” ra đời, đánh dấu khởi đầu giai đoạn liên kết mới của châu Âu. 22/1/1963, thủ tƣớng Đức Adenauer và tổng thống Pháp Charles de Gauller đã ký một hiệp ƣớc Đức – Pháp (Franco-German Cooperation) [38, tr.3] chấm dứt sự đối đầu giữa hai quốc gia qua hàng trăm năm. Sự hợp tác này khơng có nghĩa hai nƣớc sẽ có chung quan điểm trong mọi vấn đề của Châu Âu. Điều quan trọng là quan hệ hòa thuận giữa hai nƣớc sẽ là nền tảng duy trì hịa bình khu vực và là đầu tàu đƣa liên kết khu vực đạt đƣợc những thành tựu quan trọng về sau. Có thể kể đến nhƣ “Cộng đồng năng lƣợng nguyên tử châu Âu - European Atomic Energy Community EURATOM” (năm 1955), “Cộng đồng kinh tế châu Âu – European Economic Community EEC” (năm 1957), “Cộng đồng châu Âu – European Community EC” (năm 1967), “Liên minh châu Âu – European Union EU” (1993), “Hiệp ƣớc Lisbon” (có hiệu lực từ 2008).

Tiểu kết

Nhƣ vậy, CNDT gắn liền với các quốc gia dân tộc hiện đại đã hình thành từ khoảng thế kỷ XVI có nền tảng là những giá trị đồng nhất về mặt văn hóa, ngơn ngữ, lịch sử, tơn giáo, hệ ý thức, tƣ tƣởng. CNDT đã có những tác động hai mặt đến lịch sử Châu Âu nói chung và tiến trình hội nhập của Châu Âu trong giai đoạn hiện đại. Nó là một trong những nguyên nhân của nạn diệt chủng hay những cuộc chiến tranh trên quy mơ tồn cầu, nhƣng cũng chính CNDT cũng bảo đảm và duy trì sự bình đẳng trong xã hội Châu Âu. Vậy là, CNDT trong những điều kiện lịch sử khác nhau, ở những thời điểm khác nhau có thể sẽ mang những hình thái khác nhau; Vậy từ năm 2004 đến nay, CNDT đã có những tác động nhƣ thế nào đối với Liên minh Châu ÂU EU – tổ chức khu vực lớn nhất và cƣờng thịnh nhất lục địa già? Những động thái của các chính phủ đối phó với q trình hội nhập, khủng hoảng kinh tế và xã hội liệu có thúc đẩy khối liên minh kinh tế chính trị này phát triển hay kìm hãm và cuối cùng thể đẩy nó đến chỗ diệt vong? Chƣơng tiếp theo của bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những tác động của CNDT đến sự phát triển và tồn vong của EU từ mốc son mở rộng 2004 của liên minh này.

CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)