2.3.3 .Quy trình thực hiện
2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.4.3. Hỗ trợ học nghề
Mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề, tìm việc làm. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người thất nghiệp học nghề vẫn chưa mặn mà với học nghề. Tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội mặc dù đã được cán bộ tư vấn tận tình nhưng nhiều lao động khi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, được giới thiệu hỗ trợ học nghề đều không mặn mà.
Biểu đồ 10: Số ngƣời thất nghiệp đƣợc hỗ trợ học nghề (Đơn vị: ngƣời)
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội)
0 200 400 600 800 1000 1200 2013 2014
Số người có quyết định hỗ trợ học nghề năm 2014: 395 người, bằng 38,16% so với năm 2013 (1.035 người), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số người được hỗ trợ học nghề giảm do Chính phủ có thay đổi về mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN nên quy trình đào tạo và thủ tục thanh quyết toán chi phí đào tạo nghề cho NLĐ phải đợi hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan làm hạn chế kết quả đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN năm 2014. Mức độ nhận thức quan tâm đến việc được tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và học nghề của người lao động đang hưởng trợ cấp BHTN còn hạn chế, đa số chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp còn việc tìm việc làm mới và tham gia học nghề thì chưa được chú trọng. Người thất nghiệp chỉ được đào tạo những nghề thuộc trình độ sơ cấp nên chưa thu hút đối với họ. mặt khác, chi phí học nghề còn thấp, những doanh nghiệp thâm dụng lao động thường tuyển lao động phổ thông, mức chênh lệch về tiền lương giữa lao động phổ thông và lao động qua đào tạo nghề không nhiều, do đó về mặt tâm lý người thất nghiệp còn e ngại học nghề. Danh mục ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề ở một số cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh không đa dạng và chưa đáp ứng với nhu cầu của người lao động đang hưởng BHTN nên công tác tư vấn giới thiệu cho lao động thất nghiệp học nghề tại địa phương nơi cư trú họ gặp khó khăn.
Như vậy, cùng kết hợp với các loại chính sách xã hội khác, chính sách BHTN đã góp phần vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, trợ giúp người lao động yên tâm khi làm việc và giảm bớt phần nào khó khăn khi họ gặp vấn đề rủi ro trong cuộc sống. Người lao động là lực lượng của tuổi trẻ, sức trẻ và cũng là lực lượng đông đảo trong xã hội, là nguồn lực chính tạo ra vật chất cho xã hội. Do đó, sự quan tâm cần thiết, đúng mức của toàn xã hội luôn rất quan trọng nhằm thúc đẩy, trợ giúp họ cố gắng hơn nữa trong cuộc sống. Liên quan đến vấn đề này một người lao động được phỏng vấn sâu cho biết: “Chính sách này sẽ giúp những người dân lao động chúng tôi thấy
phần nào yên tâm hơn, vì biết mình khi tham gia chính sách BHTN sẽ được hỗ trợ khoản tiền nhất định khi gặp rủi ro thất nghiệp để tìm kiếm công việc mới ….” (Lê văn H, 46 tuổi, trình độ THPT, công nhân công ty xi măng).
Gắn liền với những quyền lợi đó người lao động cũng mong muốn mình được hỗ trợ nhiều hơn khi có chế độ và khi đóng BHTN, họ muốn doanh nghiệp sẽ tham gia đóng nhiều hơn, còn mức phí họ phải đóng sẽ giảm xuống.
Hơn nữa không phải người lao động nào cũng nắm rõ về chính sách, vì thế họ trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, một số doanh nghiệp lợi dụng sự yếu kém nhận thức của họ để trốn đóng BHXH và bản thân một số người lao động cũng phối hợp với doanh nghiệp không tham gia BHXH, một người lao động được phỏng vấn sâu nói: “Tôi cũng không biết nhiều về chính sách này, nếu được nghe phổ biến rõ hơn thì cũng tốt…” (Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Công nhân công ty dệt may). Vì vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức cho người lao động về chính sách, điều này sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu được hiểu biết về chính sách, giúp họ có được những thông tin liên quan đến chính sách cũng như những quy định, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên.
Việc thực hiện chính sách BHTN đồng nghĩa với việc người lao động sẽ nhận được sự quan tâm của xã hội và họ mong muốn rằng sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía xã hội. Lao động được hỏi cho biết: “Hoàn cảnh của những người lao động như chúng tôi khó khăn lắm nên nếu có được sự trợ giúp quan tâm nhiều hơn của Đảng, của xã hội thì quá tốt..” (Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Công nhân công ty dệt may). Nói một cách khái quát thì người lao động luôn mong muốn được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định. Nhưng trước hết người lao động luôn mong rằng doanh nghiệp sẽ luôn có trách nhiệm đối với việc tham gia BHXH cho họ và
việc giải quyết, thực thi các chế độ sẽ nhanh chóng và chính xác để họ được hưởng đúng theo quyền lợi của mình.
Người lao động cũng đã có ý kiến đại diện về chính sách thể hiện suy nghĩ, thái độ, những nhu cầu, mong muốn của họ như:“Tôi thấy chính sách thật sự cần thiết, vì nếu không có chính sách khi chúng tôi thất nghiệp lấy đâu ra một khoản chi phí trang trải cuộc sống đây…”(Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Công nhân công ty dệt may).
Hay khi được hỏi mức độ hài lòng về chính sách, một lao động cho biết:
“Quyền lợi mà BHTN mang lại theo quy định là được rồi, tôi cũng chả thấy có nhu cầu gì hơn về chính sách cả, tôi cũng chỉ cần thế thôi”(Khuất văn T, 28 tuổi, Người lao động hưởng BHTN).
Trên đây là một số ý kiến chính xung quanh vấn đề chính sách BHTN mà người nghiên cứu đã phỏng vấn và ghi lại, nó là đại diện của rất nhiều người lao động trên địa bàn. Dựa trên những ý kiến này có thể rút ra một điều rằng, chính sách BHTN đã mang lại quyền lợi cho người lao động, hỗ trợ họ khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống và chính sách này là rất cần thiết.