Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57)

2.3.3 .Quy trình thực hiện

2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội

nghi, tạo tâm lý thoải mái tin cậy cho tôi giải quyết BHTN, tôi thấy hài lòng” (Chị Nguyễn Thị H, 24 tuổi, nữ, Công nhân tại Công ty TNHH may mặc Macallan ).

Để giải quyết BHTN hiệu quả cần đầu tư nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng, đặc biệt áp dụng thơng tin trong quản lý, có sự kết nối, phối hợp nhịp nhàng. Cũng cần có phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc báo cáo tình hình biến động lao động, tạo điều kiện cho trung tâm theo dõi tình hình biến động lao động và biến động các ngành nghề của đơn vị.

2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội Hà Nội

2.4.1. Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Theo thống kê của Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội 2014, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 147.000 đơn vị, doanh nghiệp [5]. Trong đó có 127.000 đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chỉ có 42.752 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động [5]. Tổng số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc khoảng 1.920.000 người, trong đó, số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12- 36 tháng và không xác định thời hạn là 1.506.000 người nhưng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 1.076.599 người [5]. Bên cạnh đó, số lượng người lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố đăng ký và nộp hồ sơ hưởng

bảo hiểm thất nghiệp năm 2014 gia tăng nhiều [5]. Có thể tổng hợp kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến tháng 12/ 2014 qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8: Kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (đơn vị ngƣời)

( Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội năm 2014)

Trong số lao động đến đăng ký thất nghiệp, có 33 431 người đã nộp hồ sơ chiếm 98,6% tổng số người đăng ký thất nghiệp. Có 33041 người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng chiếm 98,8% tổng số lao động đã nộp hồ sơ [5]. Để lý giải điều này một chuyên gia kinh tế cho biết “Năm 2014,

Việt nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm sốt, kinh tế vĩ mơ đã ổn định hơn những năm trước. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và có tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt nam ( Bùi Kiến T, chuyên gia kinh tế). Vì vậy, cả nước nói chung và Thủ đơ Hà Nội nói riêng đã phải đối

nghiệp chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, chuyển đổi loại hình kinh doanh, thay đổi chủ sử dụng lao động, cơ cấu lại doanh nghiệp, thu hẹp sản sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất cầm chừng, người lao động hết hạn hợp đồng lao động doanh nghiệp khơng có nhu cầu tiếp tục sử dụng lao động; hoặc người lao động không thể tiếp tục công việc do đơn vị di chuyển địa điểm làm việc đi xa ….Cụ thể một số doanh nghiệp có số lượng lao động thơi việc nhiều trong năm 2014: Công ty TNHH may mặc Macallan (địa điểm sản xuất tại xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã di chuyển địa điểm đi tỉnh Thái Bình dẫn đến có khoảng 500 người lao động phải nghỉ việc; Công ty cổ phần Viglacera (địa điểm tại Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội) có khoảng 100 người lao động thơi việc…. Chi nhánh Tổng công ty cổ phần XNK mỏ Việt Bắc, (địa chỉ tại số 65, An Trạch, quận Đống Đa, Hà Nội) có số lượng khoảng 100 người lao động nghỉ việc do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thu hẹp sản xuất; Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Việt (địa chỉ số 91 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) có khoảng 50 NLĐ nghỉ việc do cơng ty thay đổi chủ sử dụng lao động.....Ngồi ra, một số doanh nghiệp cũng có số lượng lao động thôi việc tương đối lớn như: Công ty Canon Việt Nam, Công ty Nissei Electric Hà Nội (địa chỉ: Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh)….Đặc biệt vào thời điểm những tháng cuối năm, do người lao động hết hạn hợp đồng lao động, có xu hướng chuyển về địa phương sinh sống, nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân và do điều kiện gia đình…. Liên quan vấn đề này một cán bộ lãnh đạo cho biết:“ Trong quá trình tổ chức thực hiện bảo

hiểm thất nghiệp, trung tâm đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về chính sách bảo hiểm thất nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đến nay cả người lao động và người sử dụng lao động đã hiểu rõ được lợi ích khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người

lao động đã hiểu được mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng. ”( Lê H A,32 tuổi, cán bộ lãnh đạo phòng bảo hiểm thất nghiệp).

Bảng 2: So sánh một số chỉ tiêu thực hiện BHTN 2 năm trở lại đây: (Đơn vị tính: ngƣời)

TT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 1 Số người đăng ký BHTN 26,911 33,901

2 Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN 26,068 33,431

3 Số người có QĐ hưởng BHTN Tổng 25,626 33,041 Nam < = 24 tuổi 1,415 1,804 25 - 40 tuổi 8,457 11,040 > 40 tuổi 1,756 2,154 Nữ < = 24 tuổi 2,990 3,593 25 - 40 tuổi 9,657 12,712 > 40 tuổi 1,351 1,738

( Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm Hà nội)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy số người đăng ký thất nghiệp năm 2014 tăng 26% so với năm 2013; Số người có Quyết định hưởng TCTN tăng 28,3% so với năm 2013. Sở dĩ nhìn vào số liệu trên ta thấy số lượng đăng ký nhiều hơn số lượng nộp hồ sơ và số lượng có quyết định hưởng là do: có trường hợp người lao động chỉ đến đăng ký nhưng lại khơng đến nộp hồ sơ đây cịn được gọi là số lượng ảo, cũng có trường hợp họ đến đăng ký, họ nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vì nhiều lý do ví dụ như thiếu giấy tờ , sai sót thơng tin, hoặc sổ BHXH không đủ thời gian, chốt sai sổ….dẫn đến họ

khơng có quyết định hưởng. Mặt khác, số người hưởng TCTN lần 2, lần 3 ngày càng nhiều, tính phức tạp trong thực thi chính sách tăng do thời gian tham gia BHTN của NLĐ ngày càng dài dẫn đến việc tổ chức thực hiện BHTN gặp một số khó khăn nhất định.

Đa số lao động đến đăng ký hưởng BHTN là lao động phổ thông thuộc các ngành như sản xuất chế biến, lắp ráp điện tử, may mặc, xây dựng, bán hàng siêu thị … Số người thất nghiệp tập trung ở độ tuổi lao động từ 25 đến 40 tuổi (chiếm 72%), trong đó số lao động nữ chiếm 54%. Lao động chất lượng cao có mức hưởng TCTN hàng tháng từ 9 triệu đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng lao động có quyết định hưởng TCTN.

2.4.2. Tư vấn giới thiệu việc làm

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp luôn được lãnh đạo Trung tâm quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đặc biệt, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm đã được đẩy mạnh và tăng cường tại tất cả các điểm tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm, đảm bảo 100% lao động đến đăng ký thất nghiệp, đến thơng báo tìm kiếm việc làm hàng tháng trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được Trung tâm tư vấn về việc làm:

Biểu đồ 9: Tỷ lệ số ngƣời hƣởng trợ cấp thất nghiệp đƣợc tƣ vấn giới thiệu việc làm năm 2014. (Đơn vị: %)

Số người được tư vấn giới thiệu 95% Số người khơng có nhu cầu tư vấn giới thiệu 5%

Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là: 31.267 người chiếm 94,63% trên tổng số người có quyết được hưởng trợ cấp thất nghiệp [5], 5,37% khơng có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm thường rơi vào các đối tượng như: Người lao động có nhu cầu chuyển việc; Người lao động đã lớn tuổi xin thôi việc để nghỉ chờ hưởng chế độ hưu trí, đối tượng lao động có khả năng tự tạo việc làm …[5]. Tuy nhiên, kết quả số lượng người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp được giới thiệu việc làm năm 2014 còn hạn chế là: 1.283 người, chiếm 4,1% tổng số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã được tư vấn.

2.4.3. Hỗ trợ học nghề

Mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề, tìm việc làm. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người thất nghiệp học nghề vẫn chưa mặn mà với học nghề. Tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội mặc dù đã được cán bộ tư vấn tận tình nhưng nhiều lao động khi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, được giới thiệu hỗ trợ học nghề đều không mặn mà.

Biểu đồ 10: Số ngƣời thất nghiệp đƣợc hỗ trợ học nghề (Đơn vị: ngƣời)

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội)

0 200 400 600 800 1000 1200 2013 2014

Số người có quyết định hỗ trợ học nghề năm 2014: 395 người, bằng 38,16% so với năm 2013 (1.035 người), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số người được hỗ trợ học nghề giảm do Chính phủ có thay đổi về mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN nên quy trình đào tạo và thủ tục thanh quyết tốn chi phí đào tạo nghề cho NLĐ phải đợi hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan làm hạn chế kết quả đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN năm 2014. Mức độ nhận thức quan tâm đến việc được tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm và học nghề của người lao động đang hưởng trợ cấp BHTN còn hạn chế, đa số chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp còn việc tìm việc làm mới và tham gia học nghề thì chưa được chú trọng. Người thất nghiệp chỉ được đào tạo những nghề thuộc trình độ sơ cấp nên chưa thu hút đối với họ. mặt khác, chi phí học nghề còn thấp, những doanh nghiệp thâm dụng lao động thường tuyển lao động phổ thông, mức chênh lệch về tiền lương giữa lao động phổ thông và lao động qua đào tạo nghề khơng nhiều, do đó về mặt tâm lý người thất nghiệp còn e ngại học nghề. Danh mục ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề ở một số cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh không đa dạng và chưa đáp ứng với nhu cầu của người lao động đang hưởng BHTN nên công tác tư vấn giới thiệu cho lao động thất nghiệp học nghề tại địa phương nơi cư trú họ gặp khó khăn.

Như vậy, cùng kết hợp với các loại chính sách xã hội khác, chính sách BHTN đã góp phần vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, trợ giúp người lao động yên tâm khi làm việc và giảm bớt phần nào khó khăn khi họ gặp vấn đề rủi ro trong cuộc sống. Người lao động là lực lượng của tuổi trẻ, sức trẻ và cũng là lực lượng đơng đảo trong xã hội, là nguồn lực chính tạo ra vật chất cho xã hội. Do đó, sự quan tâm cần thiết, đúng mức của tồn xã hội ln rất quan trọng nhằm thúc đẩy, trợ giúp họ cố gắng hơn nữa trong cuộc sống. Liên quan đến vấn đề này một người lao động được phỏng vấn sâu cho biết: “Chính sách này sẽ giúp những người dân lao động chúng tôi thấy

phần nào n tâm hơn, vì biết mình khi tham gia chính sách BHTN sẽ được hỗ trợ khoản tiền nhất định khi gặp rủi ro thất nghiệp để tìm kiếm cơng việc mới ….” (Lê văn H, 46 tuổi, trình độ THPT, công nhân công ty xi măng).

Gắn liền với những quyền lợi đó người lao động cũng mong muốn mình được hỗ trợ nhiều hơn khi có chế độ và khi đóng BHTN, họ muốn doanh nghiệp sẽ tham gia đóng nhiều hơn, cịn mức phí họ phải đóng sẽ giảm xuống.

Hơn nữa không phải người lao động nào cũng nắm rõ về chính sách, vì thế họ trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, một số doanh nghiệp lợi dụng sự yếu kém nhận thức của họ để trốn đóng BHXH và bản thân một số người lao động cũng phối hợp với doanh nghiệp không tham gia BHXH, một người lao động được phỏng vấn sâu nói: “Tơi cũng khơng biết nhiều về chính sách này, nếu

được nghe phổ biến rõ hơn thì cũng tốt…” (Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Cơng nhân công ty dệt may). Vì vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao

nhận thức cho người lao động về chính sách, điều này sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu được hiểu biết về chính sách, giúp họ có được những thơng tin liên quan đến chính sách cũng như những quy định, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên.

Việc thực hiện chính sách BHTN đồng nghĩa với việc người lao động sẽ nhận được sự quan tâm của xã hội và họ mong muốn rằng sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía xã hội. Lao động được hỏi cho biết: “Hoàn

cảnh của những người lao động như chúng tơi khó khăn lắm nên nếu có được sự trợ giúp quan tâm nhiều hơn của Đảng, của xã hội thì quá tốt..” (Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Cơng nhân công ty dệt may). Nói một cách khái qt thì người lao động ln mong muốn được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định. Nhưng trước hết người lao động luôn mong rằng doanh nghiệp sẽ ln có trách nhiệm đối với việc tham gia BHXH cho họ và

việc giải quyết, thực thi các chế độ sẽ nhanh chóng và chính xác để họ được hưởng đúng theo quyền lợi của mình.

Người lao động cũng đã có ý kiến đại diện về chính sách thể hiện suy nghĩ, thái độ, những nhu cầu, mong muốn của họ như:“Tơi thấy chính sách

thật sự cần thiết, vì nếu khơng có chính sách khi chúng tôi thất nghiệp lấy đâu ra một khoản chi phí trang trải cuộc sống đây…”(Nguyễn Viết C, 38 tuổi, trình độ THPT, Cơng nhân cơng ty dệt may).

Hay khi được hỏi mức độ hài lịng về chính sách, một lao động cho biết:

“Quyền lợi mà BHTN mang lại theo quy định là được rồi, tơi cũng chả thấy có nhu cầu gì hơn về chính sách cả, tơi cũng chỉ cần thế thơi”(Khuất văn T, 28 tuổi, Người lao động hưởng BHTN).

Trên đây là một số ý kiến chính xung quanh vấn đề chính sách BHTN mà người nghiên cứu đã phỏng vấn và ghi lại, nó là đại diện của rất nhiều người lao động trên địa bàn. Dựa trên những ý kiến này có thể rút ra một điều rằng, chính sách BHTN đã mang lại quyền lợi cho người lao động, hỗ trợ họ khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống và chính sách này là rất cần thiết.

2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với ngƣời lao động thất nghiệp.

2.5.1. Thuận lợi.

Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng vai trị, vị trí của chính sách BHTN, thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội chính trị trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, kịp thời, đầy đủ. Liên quan tới vấn đề này một cán bộ lãnh đạo cho biết: “Sau hơn 5 năm thực hiện triển khai chính sách BHTN trên toàn quốc

với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về chính sách BHTN như : Năm 2009, luật BHXH về BHTN có hiệu lực thi hành, và đi kèm đó là Nghị định số 127 năm 2008 và sau đó là Nghị định số 100 năm 2012 sửa đổi

bổ sung một số điều của nghị định 127. Cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện như thông tư 32 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 127 và thông tư số 04 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 32.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)