Thủ tục giải quyết chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

2.3.1 .Tổ chức bộ máy, nhân sự

2.3.2. Thủ tục giải quyết chế độ

Người lao động thất nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp hồ sơ tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận; Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc khơng hợp lệ thì hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ túc đầy đủ theo quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định. Khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cán bộ trung tâm xử lý hồ sơ, soạn thảo quyết định và chuyển lên cấp trên. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét ra quyết định. Người lao động nhận kết quả tại Trung tâm giới thiệu việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian trả hồ sơ: Trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định.

Trong tổng số 33 041 người lao động được hưởng BHTN 2014 thì số lao động trả lời thủ tục hưởng BHTN phức tạp chiếm 62% con số tương đối lớn, cịn lại được trả lời trung bình là 25% và tốt là rất ít chiếm 13% [5].

Biểu đồ 5: Đánh giá của lao động về thủ tục giải quyết BHTN (%)

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội)

Một người lao động được phỏng vấn sâu nói:“Trình tự thủ tục (từ khâu

đăng ký đến giải quyết hồ sơ và nhận trợ cấp thất nghiệp) quá phức tạp; thời gian đăng ký thất nghiệp và thời gian làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp còn ngắn, tơi khơng đủ thời gian để hồn thành hồ sơ”(Nguyễn Thị L ,22 tuổi, Nữ, ,Cầu Giấy, người lao động ).

Cũng liên quan vấn đề này, một người nữa cho biết :“Anh bị mất việc từ 10-

5-2014. Rất may là anh thuộc đối tượng được hưởng BHTN. Tuy nhiên, để nhận được trợ cấp thất nghiệp, anh phải mất nhiều thời gian đi lại để làm thủ tục chuyển hưởng BHTN về quê. Theo quy định, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, anh phải trực tiếp đến Trung tâm GTVL tại Hà Nội để đăng ký thất nghiệp, rồi mới làm thủ tục xin chuyển hưởng BHTN về nơi cư trú. Sau đó, anh phải đến Trung tâm GTVL tỉnh Thanh Hóa để làm thủ tục, hồ sơ hưởng BHTN theo quy định. Với mức lương cơ bản để đóng BHXH, BHTN của một cơng nhân có khởi điểm hệ số bậc thấp nhất là 1,85 nhân với mức lương tối thiểu chung, thời gian hưởng BHTN không quá ba tháng, mức hưởng 60% lương cơ bản, trừ

13% 25% 62% 0% Tốt Trung bình Phức tạp Khác

chi phí tàu xe đi lại để làm thủ tục, số tiền còn lại cũng chẳng được bao nhiêu. Cũng vì quy định NLÐ phải trực tiếp đến Trung tâm GTVL nơi NLÐ làm việc trước khi mất việc để làm thủ tục mà có nhiều NLÐ làm việc ở xa quê, cách hơn 1.000 km, khi bị mất việc làm, cũng đành bỏ luôn chế độ trợ cấp thất nghiệp vì khơng thể quay lại nơi làm việc để làm thủ tục hưởng BHTN và chuyển hưởng BHTN.”(Anh Nguyễn Xn H, q ở Thanh Hóa, là nhân viên Cơng ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Hưng).

Như vậy có thể thấy các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nhìn chung cịn rườm rà, người lao động phải đi lại nhiều lần mới hoàn thành được hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định. Đây là một trong những khó khăn cần có hướng giải quyết trong thời gian tới để thực hiện chính sách hiệu quả đem lại lợi ích cho người lao động. Liên quan vấn đề này đại diện phòng bảo hiểm thất nghiệp nói:

“Chính sách khi mới thực thi bao giờ cũng có những bất cập nhất định, bản thân là người thực hiện chúng tơi sẽ có những điều chỉnh nhất định để thuận lợi cho người lao động”(Nguyễn Thị Kim L,46 tuổi, trưởng phòng BHTN, Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội).

"Trước ngày áp dụng cơ chế một cửa, người lao động phải đi lại nhiều lần, qua nhiều bộ phận của Trung tâm. Điều này mất nhiều thời gian chờ đợi, công tác giám sát thái độ và chất lượng phục vụ của cán bộ cịn khó khăn. Sau khi áp dụng cơ chế một cửa, người lao động chỉ cần đến một điểm với một đầu mối. "Thời gian giảm bình quân từ 3-5 ngày trong tổng số 20 ngày theo quy định" (ông N T P – Cán bộ lãnh đạo Trung tâm GTVL Hà Nội).

Từ ngày 01/07/2014, Trung tâm GTVL Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) là đơn vị thực hiện, tiếp nhận và giải quyết dịch vụ công theo cơ chế một cửa tại các điểm giao dịch, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp thường xuyên cập nhật, rà soát nội dung bộ dịch vụ công. Cơ chế một cửa trong giải quyết

chính sách BHTN sẽ giúp người dân hạn chế việc đi lại tới các cơ quan chức năng, giảm thời gian chờ đợi, có thơng tin minh bạch về lộ trình giải quyết chế độ BHTN của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)