Nội dung của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 33)

1.4.1 .Điều kiện tự nhiên

2.1. Khái quát về chính sách bảo hiểm thất nghiệp

2.1.1. Nội dung của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Cơng ước đầu tiên về giải quyết tình trạng thất nghiệp mang tính tồn cầu là cơng ước về thất nghiệp C2 được chính phủ Mỹ soạn thảo tại Washington ngày 29/10/1919. Theo mục 2 của chương trình nghị sự tại phiên họp đầu tiên của tổ chức lao động quốc tế ILO đã thông qua ngày 28/11/1919 “ Công ước thất C2” (Unemployment Convention C2, 1919 ) có hiệu lực thi hành đối với các thành viên của tổ chức lao động quốc tế ILO vào ngày 14/7/1921 [39, tr.1].

Công ước C2 đã đề cập đến việc các thành viên của tổ chức lao động quốc tế ILO phải thành lập một hệ thống đại diện việc làm công cộng ( Ủy ban thường trực) để thực hiện việc tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề việc làm có đại diện bao gồm các đại diện của các chủ sử dụng lao động và người lao động, hình thành hệ thống bảo hiểm chống thất nghiệp, áp dụng cả với các nước thuộc địa và các nước bị bảo hộ và các nước thành viên phải có trách nhiệm thơng báo với tổ chức lao động quốc tế ILO về việc thực hiện trợ cấp này ở các nước nói trên [39, tr.2].

Đến năm 1934 tại hội nghị ban điều hành của tổ chức lao động quốc tế ILO ngày 23/6/1924 đã đề ra công ước C44 về “phòng chống thất nghiệp” (Unemployment Provision Convention C44, 1934) và cơng ước này có hiệu lực từ ngày 10/6/1938 đã quy định rất cụ thể các mục tiêu bảo vệ người lao động trong tình trạng bị thất nghiệp. Từ những năm 1934, tổ chức lao động quốc tế ILO đã nghiên cứu ra một số nguyên tắc mang tính định hướng trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng bằng việc chờ hưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp và khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm nhằm phát triển kinh tế chung của quốc gia [40, tr.1].

Hình thức tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp có thể là: Hệ thống bảo hiểm bắt buộc, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện, hệ thống kết hợp cả hai hình thức tự nguyện và bắt buộc hoặc áp dụng bất kỳ một trong các hệ thống nói trên kết hợp với một hệ thống bổ sung. Đặc biệt công ước C4 quy định rõ đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm chủ yếu là các cá nhân làm công ăn lương thường xuyên và một số trường hợp ngoại lệ [40, tr.2].

Theo quy định tối thiểu của công ước bảo đảm xã hội( Các chuẩn mực tối thiểu) C102, 1952 tiền trợ cấp thất nghiệp chỉ thực hiện cho những người lao động(… Bị gián đoạn thu nhập nhưng pháp luật quốc gia quy định và xảy ra do khơng thể có được một cơng việc thích hợp, trong khi người lao động được bảo vệ có khả năng làm việc và sẵn sang làm việc). Theo công ước C102 đã có một số điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thay đổi so với quy định của công ước C44: Giảm số ngày chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp thay đổi xuống còn 7 ngày và số thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp [41, tr.6-7].

Đại hội của các nước thành viên tổ chức lao động quốc tế ILO đã thông qua công ước C168 về “Xúc tiến hỗ trợ và bảo vệ chống thất nghiệp’’(Employment Promotion and Against Unemployment Convention, C168,1988) ngày 21/6/1988. Cơng ước C168 có hiệu lực thực hiện từ ngày 17/10/1991. Chương trình trợ cấp thất nghiệp chỉ thực hiện với những người bị thất nghiệp bắt buộc. một trong những giải pháp tích cực trước mắt là đầu tư để tạo ra chỗ làm việc mới. Tùy theo thực tiễn và pháp luật hoặc quy định quốc gia mỗi nước thành viên sẽ cố gắng thiết lập chương trình đặc biệt để khuyến khích những cơ hội có việc làm thêm và sự trợ giúp việc làm [41, tr.7].

Điều 2 công ước 168 đã nêu: “Trợ cấp mà người được bảo vệ được quyền hưởng khi thất nghiệp sẽ bị từ chối, hủy bỏ trì hỗn hoặc cắt giảm tùy mức độ khi đương sự từ chối khơng nhận việc làm thích hợp”. Khi đánh giá mức độ phù hợp của công việc trong những điều kiện quy định và ở mức độ thích hợp, đặc

biệt phải tính đến độ tuổi của người thất nghiệp, thời gian làm việc trước đó, kinh nghiệm làm việc, thời gian thất nghiệp, tình hình thị trường lao động, ảnh hưởng của việc thất nghiệp đối với tình hình gia đình và bản thân, và khi khơng có chỗ làm việc như là một hậu quả trực tiếp của vấn đề ngừng việc do tranh chấp lao động đang xảy ra [41, tr.9].

Điều 22 công ước 168 đã nêu: “Khi người lao động được bảo vệ đã nhận được tiền trực tiếp từ người sử dụng lao động hoặc bất cứ từ nguồn nào mà pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định hay bằng thỏa ước tập thể, mục đích chính của khoản tiền này là góp phần bồi thường những thiệt hại về thu nhập do việc thất nghiệp hoàn toàn gây ra. Trợ cấp thất nghiệp mà đơn sự nhận có thể tạm ngừng trong thời gian có khoản tiển đền bù thiệt hại mà đương sự phải chịu. Khoản tiền này có thể bị cắt giảm tùy theo mức tương ứng với giá trị quy ra tiền của trợ cấp thất nghiệp mà đương sự có quyền hưởng trong thời gian mà khoản tiền đền bù thiệt hại đương sự phải chịu, tùy theo quy định của mỗi nước thành viên” [41, tr.9].

Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách mới của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn mất việc làm thông qua việc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động đồng thời giúp người lao động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nhanh chóng tái hịa nhập thị trường lao động. Bên cạnh đó, người lao động bị thất nghiệp cũng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có thu từ 01/01/2009 và tiến hành chi trả các chế độ cho người lao động bị thất nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2010 [8, tr.19].

Việc quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp được giao cho Bộ lao động thương binh và xã hội, trực tiếp là Cục Việc làm thực hiện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm nhận công tác thu và thanh toán các chế độ BHTN cho người lao động. Tại mỗi tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động

thương binh xã hội thành lập phòng BHTN để thực hiện các nhiệm vụ được giao với sự hỗ trợ của bộ phận BHTN thuộc Cục Việc làm [8, tr.6].

Chính sách BHTN áp dụng bắt buộc đối với người lao động ( NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ); có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009[25]. Vấn đề BHTN hiện đang được điều chỉnh cơ bản bởi Nghị định số 127/2008 NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp[9]. Nghị định100/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều về bảo hiểm thất nghiệp trong văn bản được ban hành trước đó Nghị định 127/2008/NĐ- CP[8]. Thơng tư 04/2013/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp[4].

Về đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

“ Đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo các loại hợp đồng sau: Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày nghị định số 116/ 2003/ NĐ – CP ngày 10/10/2003 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước có hiệu lực” [8,tr.1-2].

“ Đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên tại các cơ quan đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội khác, doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, cơ quan tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” [8,tr.2].

Như vậy, có thể hiểu rằng người lao động có hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn nhưng phải đang làm việc cho người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Về điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội [8,tr 10].

Về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định của pháp luật bảo hiểm thì người lao động khi bị thất nghiệp sẽ được hưởng bốn chế độ bao gồm: 1) Trợ cấp thất nghiệp, 2) Hỗ trợ học nghề, 3) Hỗ trợ tìm việc và 4) Bảo hiểm y tế ( Nếu đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định):

1/ Trợ cấp thất nghiệp: mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng phụ thuộc

vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiêp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính như sau: 03 tháng nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, 06 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, 09 tháng nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên [8,tr.10].

2/ Hỗ trợ học nghề: mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Thời gian được hỗ trợ học nghề khơng qua 6 tháng tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng [8,tr.11].

3/ Hỗ trợ tìm việc làm: Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội [8,tr.11].

4/ Bảo hiểm y tế: Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp [8,tr.11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 33)