Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

2.3.3 .Quy trình thực hiện

2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội

2.4.1. Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Theo thống kê của Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội 2014, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 147.000 đơn vị, doanh nghiệp [5]. Trong đó có 127.000 đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chỉ có 42.752 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động [5]. Tổng số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc khoảng 1.920.000 người, trong đó, số người giao kết hợp đồng lao động từ đủ 12- 36 tháng và không xác định thời hạn là 1.506.000 người nhưng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 1.076.599 người [5]. Bên cạnh đó, số lượng người lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố đăng ký và nộp hồ sơ hưởng

bảo hiểm thất nghiệp năm 2014 gia tăng nhiều [5]. Có thể tổng hợp kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến tháng 12/ 2014 qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8: Kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (đơn vị ngƣời)

( Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội năm 2014)

Trong số lao động đến đăng ký thất nghiệp, có 33 431 người đã nộp hồ sơ chiếm 98,6% tổng số người đăng ký thất nghiệp. Có 33041 người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng chiếm 98,8% tổng số lao động đã nộp hồ sơ [5]. Để lý giải điều này một chuyên gia kinh tế cho biết “Năm 2014, Việt nam đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn những năm trước. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và có tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt nam ( Bùi Kiến T, chuyên gia kinh tế). Vì vậy, cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã phải đối diện với nhiều thách thức, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh

nghiệp chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, chuyển đổi loại hình kinh doanh, thay đổi chủ sử dụng lao động, cơ cấu lại doanh nghiệp, thu hẹp sản sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất cầm chừng, người lao động hết hạn hợp đồng lao động doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng lao động; hoặc người lao động không thể tiếp tục công việc do đơn vị di chuyển địa điểm làm việc đi xa ….Cụ thể một số doanh nghiệp có số lượng lao động thôi việc nhiều trong năm 2014: Công ty TNHH may mặc Macallan (địa điểm sản xuất tại xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã di chuyển địa điểm đi tỉnh Thái Bình dẫn đến có khoảng 500 người lao động phải nghỉ việc; Công ty cổ phần Viglacera (địa điểm tại Xã Bình Minh, Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội) có khoảng 100 người lao động thôi việc…. Chi nhánh Tổng công ty cổ phần XNK mỏ Việt Bắc, (địa chỉ tại số 65, An Trạch, quận Đống Đa, Hà Nội) có số lượng khoảng 100 người lao động nghỉ việc do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thu hẹp sản xuất; Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng Hà Việt (địa chỉ số 91 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) có khoảng 50 NLĐ nghỉ việc do công ty thay đổi chủ sử dụng lao động...Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng có số lượng lao động thôi việc tương đối lớn như: Công ty Canon Việt Nam, Công ty Nissei Electric Hà Nội (địa chỉ: Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh)….Đặc biệt vào thời điểm những tháng cuối năm, do người lao động hết hạn hợp đồng lao động, có xu hướng chuyển về địa phương sinh sống, nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân và do điều kiện gia đình…. Liên quan vấn đề này một cán bộ lãnh đạo cho biết:“ Trong quá trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, trung tâm đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về chính sách bảo hiểm thất nghiệp dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đến nay cả người lao động và người sử dụng lao động đã hiểu rõ được lợi ích khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người

lao động đã hiểu được mục tiêu của bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng. ”( Lê H A,32 tuổi, cán bộ lãnh đạo phòng bảo hiểm thất nghiệp).

Bảng 2: So sánh một số chỉ tiêu thực hiện BHTN 2 năm trở lại đây: (Đơn vị tính: ngƣời)

TT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 1 Số người đăng ký BHTN 26,911 33,901

2 Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN 26,068 33,431

3 Số người có QĐ hưởng BHTN Tổng 25,626 33,041 Nam < = 24 tuổi 1,415 1,804 25 - 40 tuổi 8,457 11,040 > 40 tuổi 1,756 2,154 Nữ < = 24 tuổi 2,990 3,593 25 - 40 tuổi 9,657 12,712 > 40 tuổi 1,351 1,738

( Nguồn: Trung tâm giới thiệu việc làm Hà nội)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy số người đăng ký thất nghiệp năm 2014 tăng 26% so với năm 2013; Số người có Quyết định hưởng TCTN tăng 28,3% so với năm 2013. Sở dĩ nhìn vào số liệu trên ta thấy số lượng đăng ký nhiều hơn số lượng nộp hồ sơ và số lượng có quyết định hưởng là do: có trường hợp người lao động chỉ đến đăng ký nhưng lại không đến nộp hồ sơ đây còn được gọi là số lượng ảo, cũng có trường hợp họ đến đăng ký, họ nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vì nhiều lý do ví dụ như thiếu giấy tờ , sai sót thông tin, hoặc sổ BHXH không đủ thời gian, chốt sai sổ….dẫn đến họ

không có quyết định hưởng. Mặt khác, số người hưởng TCTN lần 2, lần 3 ngày càng nhiều, tính phức tạp trong thực thi chính sách tăng do thời gian tham gia BHTN của NLĐ ngày càng dài dẫn đến việc tổ chức thực hiện BHTN gặp một số khó khăn nhất định.

Đa số lao động đến đăng ký hưởng BHTN là lao động phổ thông thuộc các ngành như sản xuất chế biến, lắp ráp điện tử, may mặc, xây dựng, bán hàng siêu thị … Số người thất nghiệp tập trung ở độ tuổi lao động từ 25 đến 40 tuổi (chiếm 72%), trong đó số lao động nữ chiếm 54%. Lao động chất lượng cao có mức hưởng TCTN hàng tháng từ 9 triệu đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng lao động có quyết định hưởng TCTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với nhóm lao động thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 61)