2.3.3 .Quy trình thực hiện
2.3.4. Công tác phối hợp thực hiện
Thời gian đầu khi thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những vướng mắc, quy định chồng chéo giữa các ngành hoặc việc áp dụng chưa đúng các quy định của người sử dụng lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây khó khăn bức xúc cho người lao động. Trung tâm đã tham mưu để lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội phối hợp với các ngành nhằm tháo gỡ và yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện nghiêm túc luật lao động, chính sách BHTN. Đồng thời tăng cường cơng tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHTN với nhiều hình thức. Cơng tác tuyên truyền đã có tác động lớn, truyền tải được nhiều thơng tin về chính sách, trình tự thủ tục giải quyết chế độ BHTN đến người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó, người sử dụng lao động đã thực hiện nghiêm túc hơn, trách nhiệm hơn và người lao động hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình nên đã chủ động đến làm thủ tục hưởng BHTN đúng quy định. Đến nay tình hình thực hiện cơng tác BHTN tại Hà Nội đã đi vào ổn định, chuyên nghiệp, phục vụ tốt người lao động.
Sự phối hợp giữa các phịng chun mơn của trung tâm đã được tổ chức khoa học, hợp lý để đón tiếp phục vụ người lao động. Trong quá trình người lao động đến là thủ tục hưởng BHTN đã được trung tâm hướng dẫn, tư vấn về chế độ chính sách, đồng thời được tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề. Do vậy thời gian qua số người thất nghiệp đã tìm được việc làm mới hoặc tham gia khóa học ngày càng tăng cao.
Bảng 1: Tỷ lệ sự phối hợp giữa lao động, cán bộ thực hiện, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết BHTN(%)
Nội dung Tốt Trung bình
Kém
Sự phối hợp giữa lao động và cán bộ thực hiện 50 34,3 27,4
Sự phối hợp giữa lao động và doanh nghiệp 15,2 17,9 65,1
Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cán bộ thực hiện 24,8 47,8 7,5
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, sự phối hợp giữa lao động và cán bộ thực hiện tỷ lệ tốt tương đối cao ( 50%), giữa lao động và doanh nghiệp (15,2%), giữa doanh nghiệp và cán bộ thực hiện (24,8%). Sỡ dĩ sự phối hợp giữa lao động và cán bộ thực hiện tốt là do việc tuyên truyền chính sách BHTN tới người lao động tốt họ hiểu và tham gia phối hợp thực hiện nghiên chỉnh và thái độ làm việc của cán bộ thực thi tốt. Tuy nhiên Sự phối hợp giữa doanh nghiệpvà người lao động còn nhiều bất cập, một số doanh nghiệp nộp hoặc nợ BHXH nói chung và BHTN nói riêng nên khơng chốt sổ BHXH được, hoặc một số đơn vị chậm hoặc không tiến hành làm các thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động. một số doanh nghiệp muốn giữ người lao động nên gây khó khăn khi thực hiện chốt sổ BHXH và BHTN. Phỏng vấn sâu một cán bộ lãnh đâọ cho biết: “Hà Nội có 24.000 đơn
vị tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với 1,7 triệu NLĐ, trong đó khơng ít đơn vị nợ BHXH, BH thất nghiệp nên cơ quan BHXH chưa thể chốt sổ cho NLĐ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều đơn vị làm thủ tục chốt sổ khơng đúng quy trình, nhầm lẫn thông tin của NLĐ nên phải làm đi làm lại... khiến NLĐ nghỉ việc khơng hồn thiện được hồ sơ theo đúng thời hạn.” (ông P D Đ- lãnh đạo BHXH Hà Nội).
Cũng có nguy cơ bị mất trắng quyền lợi điển hình như trường hợp của ơng V V H, 64 tuổi, ngụ tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Ông H làm việc tại
Cơng ty CP Bất động sản Hồng Anh (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) từ tháng 9- 2007. Tháng 7-2014, do sức khỏe yếu, ông xin nghỉ việc nhưng vì cơng ty nợ BHXH nên đến cuối năm 2014, ông mới được chốt và trả sổ BHXH. Lúc đó đã quá hạn đăng ký thất nghiệp (3 tháng) nên ông không được giải quyết chế độ. “Cán bộ giải quyết vụ việc nói với tôi là tiền BHTN của tôi không mất mà được bảo lưu và cộng dồn nếu sau này tôi tiếp tục tham gia. Thử hỏi có nơi nào cịn nhận lao động lớn tuổi như tôi vào làm việc mà bảo đóng tiếp để cộng dồn?” -
ơng rất bức xúc.
Trong quá trình phối hợp thực hiện vẫn có những tồn tại nhất định như bộ máy thực hiện chưa được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, khó khăn cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện. Để lý giải điều này, một lãnh đạo phịng nói:“Việc thực hiện chính sách BHTN do 2 cơ quan thực hiện dẫn đến người lao
động phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần để giải quyết chính sách, tuy nhiên sự phối hợp giữa hai bên còn chưa thường xuyên nên việc giải quyết, chi trả chậm hơn so với quy định”(P T T, 37 tuổi, lãnh đạo phòng BHTN). Đây là một trong
những khó khăn trong q trình thực hiện chính sách, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cơ quan sở lao động thương binh xã hội, BHXH tạo thuận lợi nhất cho người lao động hưởng chính sách BHTN.
Để chính sách BHTN thực sự đi vào cuộc sống, cần có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan không chỉ trong cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến BHTN mà cịn hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Và quan trọng hơn, các tổ chức cơng đồn cũng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc giám sát chủ sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật về lao động, đồng thời, người lao động cũng chủ động nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình.