Hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia của một số nước tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 112 - 118)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.2.3 Hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia của một số nước tại Việt Nam

nước tại Việt Nam

Các công ty xuyên quốc gia Mỹ

Tính đến hết năm 2003, Mỹ đã có 174 dự án đăng ký với số vốn 1,1 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Tỷ lệ này so với tiềm năng hiện có của hai nước thì đây là những con số hết sức ít ỏi. Trong số các TNCs Mỹ hiện đang có mặt tại Việt Nam có TNCs nổi tiếng như: Coca Cola, PepsiCo, American Internetional, Boeing, Citigroup, Ford, GE, Nike, P&G…Tuy nhiên, phần lớn đầu tư của Mỹ lại được ghi là FDI từ Singapore và các nước khác, chẳng hạn như: Coca Cola và P&G từ Singapore và nhiều dự án khác được các công ty con của Mỹ đầu tư từ nước thứ ba. Bởi vậy, những con số đầu tư từ Mỹ chưa thể nói hết được quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ [12, tr.52].

Thực tế trong những năm qua cho thấy TNCs Mỹ vào thị trường Việt Nam đang ngay càng tăng về quy mô và số lượng các dự án. Trong 3 năm 1988 – 1990, Mỹ có 7 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký đạt 2,56 triệu USD. Việc bãi bỏ điều luật bổ sung Jakson-Vanik đối với Việt Nam đã làm tăng thêm niềm tin của các công ty Mỹ vốn quan tâm đến thị trường Việt Nam. Đến tháng 10-1999, số dự án của TNCs Mỹ ở Việt Nam đã là 102, với vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD. Tháng 9 – 2000, số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên 121 dự án với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Trừ các dự án bị giải thể hoặc hết hạn ở thời điểm đó, Mỹ có khoảng 100 dự án đầu tư nước ngoái ở Việt Nam còn hiệu lực, với vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD[5, tr.124-125]. Con số này đến tháng 6/2009 là 464 dự án còn hiệu lực, trị giá 2,1 tỷ USD [8].

Bảng 3.6: Các dự án lớn nhất do TNCs Mỹ đầu tƣ tại Việt Nam

Stt Tên TNCs Lĩnh vực đầu tƣ Nơi đầu tƣ Vốn đăng ký

(triệu USD)

1 Coca Cola Đồ uống có ga TP. Hồ Chí Minh 182,519

2 Chryler Động cơ ôtô TP. Hồ Chí Minh 109,4

3 Ford Động cơ ôtô Hải Dương 102,7

4 P&G Mỹ phẩm & hố chất Bình Dương 83

5 Cargiel Chế biến sản phẩm

nông nghiệp

Đồng Nai 76,257

6 Mobile E Khai thác dầu khi Bà Rịa-Vũng Tàu 55

7 American Home Sản xuất gạch men Bình Dương 46,423 8 US-International hospital Dịch vụ y tế Hà Nội 50 9 Colgate Palmolive Kem đánh răng và

chất tẩy rửa TP. Hồ Chí Minh

40 10 Kidweld Dự án điện áp công

suất 40 MW Bà Rịa-Vũng Tàu

39,585

Nguồn: Tổng hợp theo báo Vietnam Economic Review, tháng 10-2001, tr 19 và TS. Đỗ Đức Định: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000, tr.286.

Hoạt động đầu tư ở Việt Nam, TNCs Mỹ tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp với 60 dự án và vốn đăng ký trên 660 triệu USD, điển hình là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD)…. Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, văn phịng cho thuê, với 30 dự án và số vốn đăng ký đạt khoảng 275 triệu USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 73 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 513,35 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ trọng nhỏ với 15 dự án, tổng vốn đăng ký là 137,86 triệu USD [5, tr.126-127].

Về hình thức, TNCs Mỹ chọn hình thức đầu vốn 100% với 113 dự án (chiếm 65%), tổng vốn đăng ký là 680,52; số còn lại là các hình thức liên doanh và hợp doanh. Địa bàn hoạt động của TNCs tập trung vào các địa phương có kết cấu hạ tầng tương đối thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư của TNCs Mỹ ở 5 địa phương này đã chiếm 62% số dự án và 67% số vốn [5, tr.127].

Việc đầu tư của TNCs Mỹ vào Việt Nam có tác động tích cực đến tăng nguồn lực phát triển và kích thích tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Các cơng ty xuyên quốc gia Châu Âu

Cho đến nay, các nước Châu Á vẫn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam, nhưng xét về lâu dài, sự tham gia đầu tư của TNCs Châu Âu sẽ gia tăng do sự phát triển kinh tế bền vững, trình độ khoa học cơng nghệ cao của họ.

Ở Việt Nam, TNCs Châu Âu tập trung phần lớn vào các ngành giao thông – bưu điện, dịch vụ - du lịch, tài chính – ngân hàng, nơng – lâm – ngư - nghiệp và lĩnh vực dầu khí. Ngành dầu khí là ngành thu hút lượng vốn đầu tư lớn nhất của EU, các dự án đều có quy mơ lớn và Anh là đối tác lớn. Khoảng 70% tổng vốn đầu tư của Anh ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực dầu khí. Trong số 7 cơng ty dầu khí lớn của Anh đang hoạt động ở Việt Nam đã có mặt các tập đồn lớn, nổi tiếng như BP, Enterpriese Oil, Castrol, British Gas, BBL, Shell…[27, tr.46]

Cho đến nay, đầu tư của EU đã có mặt ở 34 địa phương trên cả nước. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng…Hình thức đầu tư chỉ tập trung vào hai loại là 100% vốn nước ngoài và liên doanh, các hình thức khác chiếm tỷ lệ khơng đáng kể.

Tóm lại, FDI của EU ở Việt Nam đang trong tình trạng khơng ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.

Các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản

TNCs Nhật Bản luôn là những nhà đầu tư lớn của Việt Nam với số vốn đầu tư liên tục tăng và duy trì ổn định.

Đồ thị 3.7: Dịng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 FDI Nhật Bản

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xét về quy mơ dự án, tính đến hết năm 2003 Nhật Bản có 418 dự án với số vốn đăng ký là 4.480,43 triệu USD và vốn thực hiện 3.948,8 triệu USD, bình quân mỗi dự án là 9,44 triệu USD. Như vậy, số vốn thực hiện của Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao tới 88% so với vốn đăng ký và bình quân dự án cũng cao hơn nhiều so với bình quân chúng của các dự án đầu tư khác tại Việt Nam [5,136-137].

Xét về lĩnh vực đầu tư, hầu hết các dự án của Nhật Bản vào Việt Nam đều có trình độ cao, tập trung phần lớn vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như sản

xuất ôtô, xe máy, hàng điện tử và các mặt hàng cơ khí cao cấp. Ở phương diện địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản trải đều hai miền Nam Bắc. Nếu khu vực phía Nam tập trung các dự án về sản xuất thiết bị điện tử như Sony, Sanyo, Toshiba…thì khu vực phía Bắc là địa điểm đầu tư của TNCs Nhật Bản về lĩnh vực động cơ như: Toyota, Honda, Suzuki…

Bảng 3.8: Các dự án lớn do TNCs Nhật Bản đầu tƣ tại Việt Nam Stt Tên TNCs Lĩnh vực đầu tƣ Nơi đầu tƣ Vốn đăng ký (triệu USD

1 Mitsubishi Sản xuất xi măng Thanh Hoá 347

2 NTT Viễn thông Hà Nội 194

3 Normura XD KCN Hải Phòng 151 4 Nisho Iwai Sản xuất phân bón Đồng Nai 151 5 Fujitsu Sản xuất máy tính Đồng Nai 113 6 Honda Sản xuất xe máy Vĩnh Phúc 104 7 Toyota Sản xuất ôtô Vình Phúc 89,6 8 Sanyo Sản xuất máy giặt Đồng Nai 75 9 Sumitomo Xây dựng KCN Hà Nội 53

10 Sony Sản phẩm điện tử TP. Hồ Chí Minh

16

Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, hầu hết TNCs lớn của Nhật Bản đều có mặt ở Việt Nam, điều này thể hiện sự quan tâm của TNCs Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam. Với những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư của TNCs Nhật Bản trong thời gian qua chúng ta có thể tin tưởng vào sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư TNCs Nhật Bản ở Việt Nam.

Những đánh giá trên phần nào chứng minh sự phát triển về lượng và chất của hoạt động thu hút TNCs ở Việt Nam trong 20 năm qua và khẳng định tính đúng đắn trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại mà Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, cụ thể là đẩy mạnh kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các công ty xuyên quốc gia của một số đối tác quan trọng khác

Các nước NIEs luôn là các đối tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Vai trò của TNCs NIEs trong nền kinh tế Việt Nam là rất lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hiện nay TNCs của Singapore chiếm vị trí cao về vốn FDI đầu tư tại Việt Nam với 474 dự án và 9.070 triệu USD, nằm trong nhóm 5 nước đầu tư lớn tại Việt Nam. TNCs Singapore có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ dầu khí và thăm dị khai thác đến sản xuất công nghiệp, thuỷ sản, nông nghiệp và chế biến lâm nghiệp. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ được quan tâm nhiều nhất, với 207 dựa án và 5.500 triệu USD chiếm 60,7% tổng vốn đăng ký [89]. Trên thực tế trong nhiều năm qua, nguồn FDI từ TNCs của Singapore ln chiếm vị trí dẫn đầu về số lượng vốn, số dự án và hiệu quả hoạt động tại Việt Nam.

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư quan trọng tại Việt Nam, chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Thực tế những năm qua cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, TNCs Hàn Quốc đến thị trường Việt Nam hoạt động ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2008, Hàn Quốc có trên 2.005 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, đứng thứ tư trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (sau Đài Loan, Malaysia và Nhật Bản). Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tạo việc làm cho khồng 200 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác. Vài năm gần đây, doanh thu của TNCs Hàn Quốc đã tăng dần lên, bình quân tăng 15%/năm, giá trị tuyệt đối đạt được năm 2000 khoảng 164 triệu USD , năm 2004 đạt 402 triệu USD và năm 2007 đạt gần 700 triệu USD. Về lĩnh vực đầu tư, TNCs Hàn Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, số dự

án trong lĩnh vực này chiếm 74.8% số dự án và 56,8% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực du lịch chiếm 20,5% số dự án và 19% tổng vốn đăng ký; số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc chủ yếu được triển khai theo hình thức 100% vốn, chiếm tới 84,7% [90]. Như vậy, xét từ nhu cầu của Việt Nam thì các hoạt động đầu tư của TNCs Hàn Quốc mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Việt Nam đang là một trong những lựa chọn đầu tư của chúng tơi khi đầu tư ra nước ngồi”, nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã khẳng định như vậy khi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam) thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tại Đài Loan. Theo đánh giá thực tế của hoạt động đầu tư thì Đài Loan vẫn là 1 trong 5 đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 6/2009, các TNCs Đài Loan đã có 2.010 dự án với tổng số vốn đăng ký 21,2 tỷ USD, đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, số dự án đầu tư theo hình thức 100% là 1.705 dự án với tổng vốn là 16.6 tỷ USD, hình thức liên doanh chỉ có 305 dự án với số vốn đầu tư là 4,6 tỷ [91]. Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam là phần lớn các dự án đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam là đều là những ngành có cơng nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiếp cận nguồn công nghệ cao của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)