Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 103 - 106)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.1.2 Những khó khăn

Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập

Một trong những yếu tố có sức hút đối với các hoạt động đầu tư của TNCs là cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý phù hợp với phân công lao động quốc tế, với các quy tắc, quy định và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam yếu tố này còn chưa phải là yếu tố hấp dẫn để thu hút đầu tư của TNCs.

Cơ cấu kinh tế có nhiều mặt hạn chế, chưa phát huy được những thế mạnh và những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, làm cho chất lượng và hiêụ quả hoạt động của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh kém, nhất là chưa thích hợp với trình độ phân cơng lao động quốc tế hiện nay. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của những khu vực kinh tế trọng yếu rất chậm, từ năm 2000 – 2003, cơng nghiệp – xây dựng bình quân hàng năm tăng 3,5%; các ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 5,7%.

Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta chưa được phát huy một cách có hiệu quả. Cơ chế thị trường chưa thể hiện được vai trò tự điều tiết nền kinh tế trong khi hệ thống điều hành lại bộc lộ sự yếu kém trong công tác quản lý. Hệ thống chính sách ở tầm vĩ mơ thiếu đồng bộ và chưa vững chắc. Chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng, còn chồng chéo và thường dừng ở mức độ là các giải pháp tình thế mà thiếu tính ổn định và lâu dài. Hệ thống pháp luật tuy đã có cải thiện trong những năm gần đầy nhưng vẫn thường chậm hơn so với sự thay đổi mạnh mẽ của thực tế hoạt động. Một số văn bản dưới luật thường chậm, thậm chí “thắt lại”, gây khó khăn cho việc thực hiện. Quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư vừa có hiện tượng bng lỏng, vừa can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Sự yếu kém này đã gây nhiều trở ngại trong hoạt động thu hút TNCs.

Tổ chức bộ máy còn yếu kém, thủ tục còn phiền hà, năng lực của đội ngũ cán bộ cơng chức cịn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chức danh đảm nhiệm,

đã dẫn đến hiệu quả quản lý thấp. Nhất là đối với cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài, tuy đã được phân cấp rõ ràng, nhưng cịn có sự trùng lặp về chức năng.

Những yếu kém trên dẫn đến tính trạng mơi trường đầu tư chưa được lành mạnh, chưa có sức cạnh tranh so với các nước khác. Điều đó đặt ra vấn đề cấp bách là phải cải cách thủ tục hành chính, hồn thiện cơ chế và bộ máy quản lý sao cho phù hợp với các quy tắc, thơng lệ quốc tế. Có như vậy mới có điều kiện thu hút nguồn vốn và công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam.

Kết cầu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém

Hạ tầng vật chất - kỹ thuật của nước ta trong những năm qua đã được quan tâm phát triển, nhưng đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực và chưa thích hợp cho hoạt động của TNCs. Ngồi một số tiến bộ trong lĩnh vực bưu chính viễn thơng thì nhìn chung cơ sở hạ tầng của Việt Nam cịn rất yếu kém. Đó là trở ngại lớn trong việc thu hút TNCs, đặc biệt là TNCs có khả năng chuyển giao cơng nghệ hiện đại. Chẳng hạn, sản lượng điện bình quân đầu người chỉ khoảng 279 kw thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Malaysia 2.495 kw, Phiippin 510 kw, Singapore 8.448 kw (1998). Mật độ đường giao thơng tính trên 1.000 dân là 1,48 km, tỷ lệ cũng thấp hơn các nước trong khu vực (Malaysia: 3,38 km, Philippin: 2,45 km Thái Lan: 1,71 km) [5, tr.171-172]. Giá cước 3 phút điện thoại quốc tế gọi đi Nhật Bản từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cao gấp 2,5 lần so với cước gọi từ các thành phố của Trung Quốc, gấp 3,5 lần từ Seoul (Hàn Quốc) và Bankok (Thái Lan), gấp 4 lần từ Kuala Lumpur (Malaysia), gấp 5 lần từ Singapore [11, tr.194]. Thêm vào đó là chất lượng giao thông thấp, vận tài biển chưa đủ sức cạnh tranh với khu vực; các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và đi vào hoạt động chưa phát huy đúng hiệu quả của nó. Rõ ràng đây là vần đề cần phải được khắc phục.

Nguồn nhân lực có trình độ chƣa cao.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động là yếu tố đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện tăng tính hấp dẫn đối với việc thu hút đầu tư của TNCs. Nguồn lao động chất lượng cao đảm bảo cho việc tiếp thu cơng nghệ

mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình cơng nghệ, vừa giúp cho nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến vừa tạo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy mà yếu tố chất lượng nguồn lao động luôn được quan tâm.

Hiện nay, trở ngại của con đường công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đó chính là việc Việt Nam chưa có đội ngũ lao động chất xám nòng cốt và mặt bằng chất lượng lao động thuộc loại thấp của thế giới. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng lại thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật, đội ngũ các nhà doanh nghiệp thạo kinh doanh trong cơ chế thị trường và đội ngũ chun gia quản lý có trình độ chuyên môn cao. Năm 1998, lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật mới chỉ có 13,11% so với tổng lao động cả nước là một thực tế đáng lo ngại.

Hàng năm, chính phủ Việt Nam chi một khoản ngân sách lớn cho giáo dục thế nhưng hiệu quả cải thiện lại chưa rõ nét. Có điều này do hệ thống giáo dục được định hướng phát triển theo chiều ngang còn chiến lược đào tạo theo chiều sâu thì chưa được quan tâm đúng mức, điều đó dẫn đến người Việt Nam có trình độ văn hố cao nhưng trình độ tay nghề lại thấp. Thêm vào đó, Việt Nam thiếu nguồn lao động có chất xám. Vấn đề của Việt Nam khơng phải nằm ở chỗ thiếu người tài mà là khơng có khả năng giữ được người tài và nếu giữ được thì lại khơng có đủ cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng. Trên thực tế, số người được cử đi học tập nước ngoài ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng phần đông họ khơng quay trở về làm việc trong nước vì mức lương thấp, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được những địi hỏi chun mơn. Từ việc thiếu nguồn lao động có chất lượng mà Việt Nam hầu như không thể thu hút được các nguồn FDI thực sự tốt vì khơng đủ khả năng tiếp nhận cơng nghệ hiện đại. Rõ ràng, nếu chính phủ khơng có những sách lược điều chỉnh hợp lý thì chắc chắn Việt Nam sẽ tụt hậu về chất lượng nguồn lao động sẽ làm cho kế hoạch trở thành một nước cơng nghiệp năm 2020 gặp khó khăn.

Như vậy, nguồn lao động Việt Nam từ là yếu tố lợi thế thì nay lại trở thành lực cản trong việc thu hút TNCs. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, Việt Nam cịn có rất nhiều việc phải làm để khắc phục sự yếu kém hiện nay của nguồn lao động.

Tóm lại, trong lĩnh vực thu hút đầu tư của TNCs nước ta có cả thuận lợi và khó khăn. Các nhân tố gây nên khó khăn, cản trở là những yếu kém của nền kinh tế thuộc về chủ quan điều hành quản lý, nên sớm được khắc phục, nó sẽ khai thơng mọi ách tắc trở ngại, làm lành mạnh hố mơi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn và nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư TNCs của nước ta, nhất là đối với việc thu hút đầu tư của TNCs có vốn, kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, khoa học hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)