Hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 46 - 47)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.1.2.2 Hoạt động đầu tư

Đầu tư trực tiếp của TNCs vào các nước khu vực Đông Nam Á liên tục tăng và chiếm tỷ lệ cao trong khối các nước đang phát triển: trung bình giai đoạn 1994 – 1999 đạt 27,4%, năm 2000 đạt 23,5%, năm 2001 đạt 19,6%, năm 2002 đạt 15,8%, năm 2003 đạt 19,9%, năm 2004 đạt 25,7% và năm 2005 đạt 37,1% [84]. Tuy nhiên sự phân bổ lại không đồng đều giữa các nước Đông Nam Á với tư cách là nước nhận đầu tư, trong đó Singapore chiếm vị trí số một. Điều này cho thấy kết

cầu hạ tầng cũng như chính sách thu hút vốn đầu tư và ổn định chính trị là những yếu tố cơ bản trong hoạt động đầu tư của TNCs. Vai trò về tài nguyên thiên nhiên chỉ là yếu tố bổ trợ cho những yếu tố cơ bản trên mà thơi. Chính điều này đã cho thấy, nếu chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà không quan tâm đúng mức đến những vấn đề khác như mơi trường đầu tư thì trong giai đoạn hiện nay khó có thể thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ý muốn.

Cùng với sự gia tăng về khối lượng vốn đầu tư thì cơ cấu đầu tư trực tiếp cũng có sự biến đổi theo vùng và theo ngành. Nếu như khối lượng đầu tư trực tiếp nói lên quy mơ của sự đầu tư và phản ánh về lượng của hoạt động đầu tư thì cơ cấu đầu tư phản ánh ở mức độ lớn hơn về chất và yếu tố quan hệ xã hội cũng được thể hiện rõ nét hơn. Nghiên cứu cơ cấu FDI của TNCs ở khu vực Đông Nam Á cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp đang chuyển từ khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến của những năm 1970, 1980 sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ trong những năm trở lại đây. Đây là thành công sau nhiều nỗ lực của các nước Đông Nam Á.

Cũng giống như các khu vực khác, Đông Nam Á cũng đang bị cuốn vào xu hướng đổi mới phương thức kinh doanh của TNCs. Sự thay đổi này có ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận. Tất nhiều đối với bất kỳ quốc gia nào thì việc thu hút đầu tư đều nhằm mục đích phục vụ chiến lược phát triển đã được định hướng. Song chiến lược đó phải phù hợp với chiến lược và xu hướng phát triển chung và phải có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Vì vậy, những định hướng phát triển cần mềm dẻo, linh hoạt để có thể thu hút đầu tư của TNCs theo ý đồ chiến lược của quốc gia mình. Nhận thức được điều này, các nước ASEAN đã có những bước đi đúng đắn để trở thành một trong những khu vực hấp dẫn đầu tư và có nền kinh tế tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)