Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận và điều này thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu phát triển của Việt Nam là tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 94 - 95)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.2.2.1 Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận và điều này thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu phát triển của Việt Nam là tăng

thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu phát triển của Việt Nam là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững

Do xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung vào những khu vực có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi dẫn đến cơ cấu vùng bị mất cân đối. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức để tạo sự đồng bộ trong phát triển kinh tế giữa các khu vực thông qua áp dụng hàng loạt các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp FDI, nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn tập trung nhiều vào hai vùng kinh tế trọng điểm: ở phía Nam là vào thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu cịn ở phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khu vực miền Trung cịn ít được chú ý (chỉ chiếm 6% số dự án đến cuối năm 1997). Hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 55% tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đã gây nên sự quá tải về kết cấu hạ tầng, quản lý đô thị và giáo dục đào tạo.

Trong suốt 2 thập kỷ qua, số dự án FDI vào nơng nghiệp vẫn chưa có được sự thay đổi nào đáng kể. Tính đến tháng 6/2009, số dự án vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 473 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,960 triệu USD và vốn thực hiện là 1,452 triệu USD [8]. Điều này hoàn toàn chưa tương xứng với những gì cần có của khu vực nông nghiệp với 75% lực lượng lao động và 80% dân số sống ở nông thôn.

Mục tiêu của thu hút doanh nghiệp FDI là tiếp thu cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến để từng bước cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế nhưng trên thực tế định hướng này chưa đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế của nước ta trong những năm qua cho thấy, hiện tượng nhập máy móc thiết bị cơng nghệ cũ cịn khá phổ biến. Theo thống kê của Vụ kỹ thuật Bộ Cơng nghiệp qua khảo sát 727 cơ sở có nhập máy móc thiết bị trong cả nước thì có tới 76% thiết bị nhập về đã được sản xuất trong thập kỷ 1950 – 1960, trong đó 2/3 số thiết bị đã được khấu hao hết, 50% thiết bị được tân trang lại, 20% thiết bị đã sử dụng trên 5 năm [7, tr.13]. Theo đánh giá, công nghệ được chuyển giao vào nước ta qua FDI trong mấy năm qua, trừ một số lĩnh vực như bưu chính viễn thơng, dầu khí…cịn nhìn chung chỉ đạt mức trung bình ở khu vực. Điều này trái với mục tiêu tăng trưởng đồng đều, cao và ổn định của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)