VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.3.1.1 Những thuận lợ
Mơi trƣờng chính trị - xã hội ổn định
Sự ổn định chính trị - xã hội là yêu cầu tiên quyết trong việc thu hút đầu tư của TNCs. Sự ổn định của môi trường đầu tư tránh cho các công ty những bất trắc rủi ro trong việc bảo quản vốn đầu tư và đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận. Thực tế từ các nước khác cho thấy, khi tình hình chính trị mất ổn định thì hoạt động thu hút các nhà đầu tư sẽ kém hiệu quả. Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn năm 1988 đã làm hoạt động đầu tư nước ngoài bị gián đoạn trong một thời gian dài. Sự bất ổn trên chính trường Nga những năm trước đây đã làm các nhà đầu tư TNCs quan ngại khi mở rộng hoạt động kinh doanh vào thị trường này. Và gần gũi nhất đối với Việt Nam là trường hợp của Thái Lan. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, trong khi Singapore và Malaysia đã có những kết quả phục hồi tích cực do sự quay trở lại đầu tư của TNCs thì Thái Lan vẫn đang cịn phải loay hoay với số tiến đi vay của IMF do xung đột ở miền Nam đã dấy lên tâm lý lo ngại trong cộng đồng các nhà đầu tư vào Thái Lan. Sự mất ổn định về chính trị đã làm Thái Lan mất dần nguồn FDI từ Mỹ và các đối tác khác do TNCs chuyển sang Malaysia và Việt Nam. Đầu năm 2006, Chủ tịch hội đồng thương mại Mỹ và ASEAN, ông Matt Daley cho rằng, chứng nào chưa giải toả được mối hồi nghi đó, chừng nào khoảng trống chính trị của Thái Lan chưa được lấp kín thì các nhà đầu tư chưa thể quyết định. Chính sách về đầu tư của chính phủ là yếu tố then chốt ổn định tình hình chính trị và thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do thương mại với Mỹ thì chứng đó nguy cơ bị mất nguồn FDI vào tay các đối thủ cạnh tranh khác là hiện hữu.
Như vậy, việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng hàng đầu trong các nhân tố hình thành nên mơi trường đầu tư hấp dẫn. Việt Nam với những thành công trên con đường đổi mới và sự quản lý của Đảng cộng sản, nền chính trị - xã hội ln được ổn định. Đó là điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế đất nước và cũng là điều kiện cần thiết đối với các nhà đầu tư. Nhìn lại những năm qua, nền kinh tế đất nước có được sự tăng trưởng liên tục, ở mức cao so với khu vực và thế giới; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh, trật tự xã hội được đảm bao; quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên đó là nhờ sự ổn định chính trị - xã hội. Những thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới đã góp phần quyết định đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội của nước ta, tạo thế và lực mới để mở rộng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoai, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi nói chúng và TNCs nói riêng.
Chính sách thơng thống trong q trình thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi
Cùng với ổn định chính trị - xã hội, chính sách thơng thống trong việc thu hút đầu tư nước ngồi được đánh giá là yếu tố tích cực trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho TNCs.
Chính sách thu hút vốn của TNCs tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hố thơng qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Bảng 3.1 khái quát lại những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI qua các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xu hướng chung của những thay đổi là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngồi và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữ đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo hướng hội nhập của Việt Nam.
Bảng 3.1 : Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
Lĩnh vực chính
sách
Luật sửa đổi năm 1992 đến 1995
Luật sửa đổi năm 1996 đến hết năm
1999
Luật sửa đổi năm 2000 đến nay
Trình tự đăng ký
+ Dự án FDI được nhận giấy phép đầu tư trong vóng 45 ngày;
+ Sau khi có giấy phép, doanh nghiệp (DN) FDI vẫn phải xin đăng ký hoạt động.
+ DN FDI được lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp vốn, đại điểm đầu tư, đối tác đầu tư;
+ DN xuất khẩu sản xuất trên 80% được ưu tiên nhận giấy phép sớm;
+ Khuyến khích DN FDI đầu tư vào những lĩnh vực định hướng xuất khẩu công nghệ cao.
+ Ban hành danh mục các ngành đầu tư được đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép;
+ Bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư FDI
Lĩnh vực đầu tƣ
+ Khuyễn khích các dự án liên doanh với doanh nghiệp trong nước; hạn chế dự án 100% vốn nước ngồi.
+ Khuyến khích DN FDI đầu tư vào những lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghệ cao
+ Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI cho giai đoanh 2001 – 2005;
+ Mở rộng lĩnh vực cho phép FDI đầu tư xây dựng nhà ở; + Đa dạng hố loại hình thức đầu tư; Được mua cổ phần
của các DN trong nước.
Đất đai + Phía Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngồi;
+ Dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
+ UBND địa phương tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dựa án được duyệt; DN thanh tốn tiền giải phóng mặt bằng cho UBND;
+ Được quyền cho thuê lại đất đã thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất. Tỷ giá ngoại tệ
+ Các dư án FDI đầu tư hạ tầng và thay thế nhập khẩu được Nhà nước đảm bảo cân đối ngoại tệ;
+ Các DN FDI thuộc các lĩnh vực khác phải tự lo cân đối ngoại tệ; Nhà nước không chịu trách nhiệm về cân đối ngoại tệ đối với các dự án này.
+ Tự đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động của mình; + Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ lệ này; + DN có thể mua ngoại tệ với sự cho phép của ngân hàng Nhà nước.
+ Được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu giao dịch theo luật định;
+ Bãi bỏ yêu cầu chuẩn y khi chuyển nhượng vốn; giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngồi; + Giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%. Xuất nhập khẩu + DN phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu theo đã ghi trong giấy phép đầu tư; + Sản phẩm của DN FDI
+ Bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của DN FDI;
+ Thu hẹp lĩnh vực yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu 80% sản lượng; + DN FDI được tham
không được bán ở thị trường Việt Nam qua đại lý;
+ DN FDI không được làm đại lý xuất nhập khẩu.
+ Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá đối với xét xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.
gia dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu.
Thuế + Áp dụng thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư và các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong vòng 15 năm kể từ khi hoạt động; + Mức thuế thu nhập của DN 100% vốn nước ngồi khơng bao gồm phần bù trừ lợi nhuận của năm sau để bù cho lỗ của các năm trước;
+ Khơng được tính vào chi phí sản xuất một số khoản chi nhất định; + Thuế nhập khẩu được áp dụng với mức giá thấp trong khung giá do Bộ Tài chính quy định.
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên vật liệu,…;
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với DN đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động;
+ DN xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để xuất khẩu sản phẩm; + DN cung ứng sản phẩm đầu vào cho DN xuất khẩu cũng được miên thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian với tỷ lệ tương ứng. + Bãi bỏ quy định bắt buộc DN FDI trích quỹ dự phóng. + Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Lê Bá Xuân (Chủ biên) (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Những lợi thế so sánh
Những lợi thế về địa lý, tài nguyên và lao động của Việt Nam là một trong yếu tố được tính đến khi TNCs thực hiện chiến lược cắm nhánh ở thị trường Việt Nam.
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao thương đường biển, đường bộ cũng như đường hàng khơng. Thêm vào đó là ưu thế về địa – chính trị, địa – kinh tế của Việt Nam trong khu vực. Đây là lợi thế tồn tại lâu dài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của TNCs.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hố và tháp dân số trẻ. Trong năm 1998, số lao động có độ tuổi từ 15 – 24 chiếm 24,85% trong tổng số lực lượng lao động. Lực lượng lao động này có xu hướng tăng lên, độ tuổi lao động từ 25 – 34 chiếm 29,8%, độ tuổi từ 35 – 44 chiếm 25,45% [5, tr.164]. Theo kết quả điều tra dân số của năm 2008 thì hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng (người trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với số người phụ thuộc), đây là yếu tố hứa hẹn cho sự phát triển ngoạn mục của nền kinh tế. Thêm vào đó, đại bộ phận lao động của Việt Nam đều biết chữ (94,4%), trong đó số lao động tốt nghiệp tiểu học là 28,13%, tốt nghiệp trung học cơ sở là 32,37%, tốt nghiệp trung học phổ thông là 14,14% [5, tr.164]. Đây là những nhân tố khởi đầu cho việc đào tạo nghề, tiếp thu công nghệ theo yêu cầu sử dụng lao động tại chỗ của TNCs.
Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới, với nguồn nguyên liệu dồi dào thích hợp cho việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, phù hợp với động cơ tìm kiếm ngun liệu thơ của TNCs.
Việt Nam đang tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang cần vốn, kỹ thuật cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý nên có nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư có lợi cho TNCs. Việt Nam cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hố mà TNCs quan tâm tìm kiếm và khai thác.
Những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để TNCs đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài; đồng thời phải có chính sách mềm dẻo, khôn khéo để vừa thu hút sự đầu tư của TNCs, vừa đảm bảo khai thác
có hiệu quả nguồn tài nguyên, các lợi thế của mình, theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và phát triển bền vững.