Tốc độ gia tăng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tăng khá nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 106 - 108)

VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.3.2.1 Tốc độ gia tăng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tăng khá nhanh

nhanh

Hoạt động đầu tư của TNCs ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu từ năm 1987, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài đi vào cuộc sống. Đến năm 2005 có khoảng 415 TNCs tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong đó có trên 80 TNCs nằm trong danh sách TNCs hàng đầu thế giới như Unilever, LG, Samsung, Canon, Cocacola, Nike, Ford,… đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, viễn thơng, cơng nghiệp điện tử, ôtô….Sự hoạt động của TNCs tại Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc định hướng phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này đã giúp Việt Nam phát triển kinh tế và củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế.

Việt Nam được coi là nước đi sau trong lĩnh vực thu hút đầu tư TNCs cả về thời gian và kinh nghiệm so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam bước đầu đã thu được nhiều thành tựu. Theo báo cáo đầu tư, số dự án FDI được cấp phép liên tục tăng từ năm 1988 – 2004. Nếu năm 1988 chỉ có 37 dự án với số vốn đăng ký là 371,8 triệu USD được cấp thì đến năm 2004 số dự án được cấp giấy phép là 732 với số vốn đăng ký 2,222 triệu USD. Tính đến tháng 6/2009 cả nước có

10,409 dự án với tổng vốn đăng ký là 164 tỷ USD và vốn thực hiện là 55 tỷ USD [8].

Đồ thị 3.2: Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký Đơn vị tính: triệu USD

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 1988 1991 1993 1996 1997 1999 2001 2002 2003 2004 FDI

Nguồn: Kinh tế 2003 – 2004, Thời báo kinh tế Việt Nam, tr 46

Qua số liệu của đồ thị 1 cho thấy, FDI từ năm 1988 – 2004 diễn ra 4 trạng thái: giai đoạn 1, số lượng FDI vào Việt Nam chưa nhiều; giai đoạn 2, thời kỳ FDI tăng nhanh và đạt mức kỷ lục về số dự án và số vốn đăng ký; giai đoạn 3, là thời kỳ suy thoái; giai đoạn 4, là thời kỳ phục hồi của FDI. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn là xu hướng chủ đạo.

Tốc độ tăng vốn được cấp giấy phép năm 1996 so với năm 1988 tăng gấp 23,3 lần; con số tương ứng năm 1995/1988 là 19,6 lần, năm 1994/1988 là 11 lần và năm 2004/1988 là 5,9 lần. Bên cạnh đó, số vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký cũng tăng lên. Nếu như những năm đầu thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký mới chỉ đạt ở mức thấp thì những năm sau đó tỷ lệ này đều tăng lên; tình chung cho cả giai đoạn1988 – 1997 khoảng 30% - Đây cũng là tỷ lệ trung bình khá khi so với các nước trong khu vực; Philippin đạt 24,7% (1987 – T11/1994), Trung Quốc đạt 28% (đến

6/1994), Ấn Độ 18% (6/1991 – 9/1994), và Indonesia đạt 23,7% (1991 – 6/1994) [2].

Quy mơ vốn bình qn của dự án cũng có những thay đổi đáng khích lệ. Nếu giai đoạn 1988 – 1990, vốn bình quân cho một dự án là 3,5 triệu USD thì giai đoạn 1991 – 1994 con số tương ứng là 9 – 10 triệu USD, còn giai đoạn 1995 – 1996 trên 16 triệu USD. Trong những năm cuối thập kỷ 1990 đã xuất hiện những dự án đầu tư mới, quy mô rất lớn, với số vốn tính bằng tỷ USD như dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) 2,11 tỷ USD; dự án xây dựng khu đô thị An Phú (Thành phố Hồ Chí Minh) 977,5 triệu USD hoặc các dự án xây dựng cảng, nhà máy xi măng… Sang năm 1998, mặc dù có khó kkhăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á tác động, số lượng vốn đầu tư có giảm xuống, song vẫn có những dự án lớn như lọc dầu Dung Quất giữa Việt Nam và Nga trị giá 1,3 tỷ USD, dự án hệ thống giao thơng giữa Việt Nam với tập đồn Deawoo của Hàn Quốc trị giá 143 triệu USD được thông qua [37, tr.123]. Tuy nhiên sang năm 2003, 2004 quy mô các dự án chỉ đạt trên 3 triệu USD. Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng, đầu tư như vậy có lẽ hợp với Việt Nam hơn, vì dự án nhỏ do các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất phê duyệt nhanh, còn những dự án lớn, phải do nhiều Bộ, ngành “soi xét” nên bị ngâm lâu. Cụ thể, năm 2003 với số vốn đăng ký mới là 1,512 tỷ USD, đến cuối năm đã cấp phép cho 43 dự án với tống vốn đăng ký 457 triệu USD, còn 39 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 1,2 tỷ USD vẫn chờ năm sau [5, tr. 104].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)