(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)
2.2.1.3 Thúc đẩy thương mại quốc tế
Bên cạnh việc tạo nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng và tạo cơ sở vật chất để dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, TNCs cũng đã tạo điều kiện để hàng hoá có xuất xứ từ Đông Nam Á nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường nội địa, khu vực và quốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của các nước Đông Nam Á.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động thương mại của Singapore, Malaysia và Thái Lan. Số lượng hàng xuất khẩu liên tục tăng mạnh, năm 2004 giá trị hàng hoá xuất khẩu của 3
nước này chiếm 4,5% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá thế giới và có mặt trong nhóm 30 nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất toàn cầu.
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu ở một số nƣớc ASEAN từ năm 1998 – 2003
Đơn vị: Triệu USD
Nƣớc 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Malaysia 60,9 63,6 79,6 73,0 78,7 80,0
Singapore 101,5 110,9 134,6 115,9 116,3 127,3
Thái Lan 38,7 48,3 61,9 61,9 62,2 75,7
Nguồn: www.aseansec.org
Những con số trên cho thấy, giá trị xuất khẩu của cả 3 nước tăng đều đặn qua các năm, so với năm 1998, xuất khẩu năm 2003 của Thái Lan tăng 1,95 lần tương đương mức 37 triệu USD, Singapore tăng 1,25 lần ở mức 25,8 triệu USD và Malaysia tăng 1,3 lần đạt giá trị tuyệt đối là 19,1 triệu USD. Như vậy, tổng giá trị hàng xuất khẩu của 3 nước đều ở mức cao và tăng mạnh.
Để thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Singapore đã sớm trở thành thành viên của WTO, nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tự do hoá thương mại như cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Ngay từ cuối những năm 1960, Singapore chủ trương không đánh thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng và mở cửa thị trường đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của Singapore phát triển với tốc độ cao và liên tục trong hơn 4 thập kỷ qua.
Hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của TNCs đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của Singapore tăng với tốc độ cao và liên tục trong 4 thập kỷ qua, năm 1968 đạt 1,27 tỷ USD, năm 1980 đạt 41,452 tỷ USD, năm 1995 đạt 167,5 tỷ USD, năm 2000 đạt 110,9 tỷ USD, năm 2001 đạt 115,9 tỷ USD, năm 2003 đạt 127,3 tỷ USD [84] và năm 2007 đạt 450,5 tỷ USD. Các sản phẩm xuất
khẩu chính của Singapore gồm: sản phẩm hoá dầu, sản phẩm may mặc, thực phẩm, đồ uống, thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử và thiết bị vận tải. Thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Malaysia (15,2%), Hoa Kỳ (13%), Hồng Kông (9,8%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,4%), Đài Loan (4,6%), Thái Lan (4,3%) và Hàn Quốc (4,1%) (năm 2004) [92].
Trên thực tế, kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển theo đường lối kinh tế tư bản, sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở vận động của nền kinh tế trong và ngoài nước. Với đặc thù là nền kinh tế mở, nên kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều và hoạt động xuất khẩu, đây là nguồn cung cấp chính cho GDP.
Singapore là nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, do đó để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước Singapore buộc phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài. Hàng nhập khẩu của Singapore phần lớn là các mặt hàng trung gian. Năm 2004, tổng giá trị nhập khẩu đạt 163,9 tỷ USD và năm 2005 là 188,3 tỷ USD từ các đối tác Malaysia (15,3%), Hoa Kỳ (12,7%), Nhật Bản (11,7%), Trung Quốc (9,9%), Đài Loan (5,7%), Hàn Quốc (4,3%) và Thái Lan (4,1%) [92].
Như vậy, nỗ lực to lớn trong việc thu hút TNCs của chính phủ Singapore đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế của Singapore liên tục mở rộng về quy mô, đổi mới về cơ cấu chủng loại hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế. Từ một nước hầu như không có tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sản xuất, đến nay Singapore đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 25% đối với xuất khẩu hàng hoá và 19% đối với xuất khẩu thương mại dịch vụ . Năm 2004, xuất khẩu hàng hoá của Singapore đạt mức 179,5 tỷ USD, đứng thứ 16 và chiếm 1,93% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá toàn cầu; xuất khẩu dịch vụ thương mại của Singapore cũng đạt mức 36,6 tỷ USD chiếm 1,74% tổng giao dịch toàn cầu [93].
Rõ ràng từ một nền kinh tế chuyển khẩu mà sau hơn 4 thập kỷ Singapore đã trở thành trung tâm tài chính công nghệ của khu vực thì không thể khái quát bằng từ nào khác ngoài 2 từ “ngoạn mục”. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong
vài thập kỷ tới Singapore vẫn là điểm sáng trong hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.
Không có được những chính sách hướng ngoại mạnh mẽ như Singapore, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế, Malaysia luôn coi trọng việc duy trì và tăng cường hoạt động hướng ngoại của nền kinh tế. Cùng với Singapore, Malaysia là nước có tỷ lệ xuất khẩu trong GDP cao nhất thế giới. Sau khi chính phủ Malaysia thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, việc thu hút TNCs hoạt động trong các ngành sản xuất đã tạo điều kiện để Malaysia tham gia tích cực vào hoạt động thương mại quốc tế. Đầu tư của TNCs Nhật Bản và Tây Âu vào các ngành công nghiệp nặng trong thập kỷ 1960 đã làm cho xuất khẩu của khu vực này tăng mạnh và góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của GDP. GDP tăng trưởng ở mức 31% trong thập niên 1960 và một tỷ lệ đáng kinh ngạc 358% trong thập niên 1970 nhưng mức tăng trưởng đã chứng tỏ không bền vững và giảm mạnh chỉ còn ở mức 36% thập niên 1980 và tăng lại với mức 59% vào thậpn niên 1990, có sự tăng trưởng này chủ yếu do các ngành có định hướng xuất khẩu dẫn dắt. Từ khi thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu đến nay, dấu ấn kim ngạch xuất khẩu của Malaysia được thể hiện rất rõ. Tốc độ xuất khẩu tăng gấp đôi từ 4% (giai đoạn 1980 – 1986) lên 8% (1987), đến những năm 1990, xu hướng tăng vẫn được coi là chủ đạo. Đặc biệt sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1997, sự quay trở lại đầu tư của TNCs kết hợp với các chính sách khai thác hợp lý của chính phủ mà xuất khẩu của Malaysia đã đạt được những con số ấn tượng, năm 1998 đạt 60,9 tỷ USD, năm 2000 đạt 79,6 tỷ USD, năm 2002 đạt 78,7 tỷ USD [84], năm 2004 đạt 126,3 tỷ USD và 2005 ở mức 141,1 tỷ USD [92]. Trong đó cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng hoá chế tạo điện tử, nhựa vào hoá chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ và thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ (19,8%), Singapore (15,6%), Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Kông (4,2%) (năm 2005). Hoạt động nhập khẩu của Malaysia cũng đạt giá trị cao, trong đó phần lớn là hàng hoá dùng để phục vụ tái chế tại chỗ và phục vụ xuất khẩu như van và đèn điện tử; các nguyên liệu cơ bản và trung gian như linh kiện, phụ kiện cho thiết bị vận tải. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Malaysia là Singapore (27,9%), Nhật
Bản (11,6%), Trung Quốc (9,7%), Hoa Kỳ (9,6%), Thái Lan (5,2%) và Hàn Quốc (4,2%) (năm 2005) [92].
Như vậy, từ một nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 1960, đến nay được sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của TNCs mà Malaysia đã trở thành chủ thế tích cực của hoạt động thương mại quốc tế với các sản phẩm xuất khẩu chính thuộc các ngành công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức.
Cũng giống như Singapore và Malaysia, TNCs bên cạnh là nguồn cung cấp vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế thì vai trò trong thúc đẩy thương mại quốc tế đối với Thái Lan cũng được thể hiện rất rõ.
Để chiến lược hướng về xuất khẩu được thực hiện thành công, chính phủ Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TNCs hoạt động, nhằm nhanh chóng tạo ra sản phẩm xuất khẩu. Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan liên tục tăng, giai đoạn những năm 1980 tốc độ xuất khẩu tăng trung bình hàng năm từ 12% - 15%, đến giai đoạn từ 1990 – 1995 con số này lên tới 20%. Năm 1997, xuất khẩu đường của Thái Lan là 4,51 tần đứng thứ 4 thế giới; năm 1995 sản phẩm dệt xuất khẩu đạt 168 tỷ bạt, sản phẩm may mặc là 116,5 tỷ bạt [28, tr.3-9] và năm 2004 tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan đạt mức 97,7 tỷ USD chiếm 1,1% tổng xuất khẩu hàng hoá toàn cầu và đứng thứ 24 trên thế giới. Dù tốc độ gia tăng của xuất khẩu luôn ở mức cao nhưng tổng giá trị nhập khẩu cũng tăng tương ứng, vì vậy mà trong suốt giai đoạn từ 1976 – 1997, Thái Lan luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Từ năm 1998 trở lại đây, với những chính sách điều chỉnh hợp lý của chính phủ và sự trở lại hoạt động đầu tư của TNCs mà nền kinh tế Thái Lan đã có những dấu hiệu khởi sắc so với giai đoạn trước đó, cán cân thương mại được cải thiện và xuất siêu chính là kết quả của dầu hiệu cải thiện đó. Có được tốc độ tăng trưởng năm 1998 đạt 4,2% và năm 2000 ở mức 4,4% là nhờ có sự tăng trưởng của những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Trong những năm gần đầy, Thái Lan luôn xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ USD/năm, các sản phẩm xuất khẩu chính gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ôtô và thiết bị điện, trong đó nguồn cung ứng hàng phần
lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động mạnh mẽ của TNCs trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo là tiền đề để tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan liên tục tăng cao và luôn có mặt trong nhóm 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, năm 2002 đạt 68,6 tỷ USD [92] và năm 2006 tăng lên 123,5 tỷ USD [91]. Có sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ vào sự phục hồi kinh tế của các bạn hàng lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các thoả thuận trong các hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia. Sự phục hồi của các đối tác thương mại này đã tạo điều kiện cho tỷ lệ xuất khẩu của Thái Lan tăng mạnh 17% (2003), 25% (2004) và 26% (2005). Các sản phẩm xuất khẩu chính là máy móc và ôtô chiếm 45,3%; sơ chế và phụ kiện chiếm 16,5% và lương thực, thực phẩm chiếm 11,4%. Do hoạt động mạnh mẽ của Toyota, Nissan, Isuzu mà tổng trị giá xuất khẩu của ngành xe ôtô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan, giá trị tuyết đối năm 1999 giá trị đạt 207,1 triệu USD tăng 87% so với năm 1998. Tiếp sau ôtô là các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này trong năm 1999 chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan [84].
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của cũng tăng từ 94,4 tỷ USD năm 2002 lên 119,3 tỷ USD năm 2004 với các mặt hàng chủ yếu là nhiên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu và thị trường cung ứng chính là Nhật Bản 22%, Trung Quốc 9,4% và Mỹ 7,3%.
Như vậy, sau 9 kế hoạch phát triển kinh tế được triển khai thì đến nay Thái Lan đã trở thành một chủ thể tích cực của hoạt động thương mại quốc tế và chiếm tỷ lệ cao trong tổng giao dịch toàn cầu. Quy mô trong hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Lan đã cho thấy, kinh tế nước này đã có một bước tiến dài trên con đường phát triển.
Bên cạnh những thành công to lớn trong việc sử dụng TNCs làm đòn bẩy của nền kinh tế, các nước Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với những vấn đề không thể xem nhẹ. Cùng với khối lượng vốn đồ sộ đổ vào hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn là tình trạng TNCs gần như thống trị tuyệt đối nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Điều này làm cho nền kinh tế của các nước này trở nên mong manh
dễ vỡ trước những động thái thay đổi chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nước Đông Nam Á là phải có giải pháp đồng bộ để có thể phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của chủ thể này.
2.2.2 Những vấn đề đặt ra