Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 49 - 62)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.2.1.1 Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế

Các nước Đơng Nam Á đều có xuất phát điểm là những nước thuộc địa (trừ Thái Lan), trước làn sóng đấu tranh giành độc lập mạnh mẽ của các nước thuộc địa trên tồn thế giới, các nước Đơng Nam Á cũng lần lượt giành được độc lập. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập các nước này phải đối mặt với tình hình kinh tế hết sức khó khăn, nguồn vốn khơng có, cơng nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực yếu kém nhiều mặt. Trước tình hình này, Chính phủ các nước Đơng Nam Á đều nhận thấy, con đường cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước sẽ phải dựa vào phần lớn nguồn lực bên ngồi, trong đó TNCs là chủ thể quan trọng nhất. Chính vì vậy,

trong chiến lược thay thế nhập khẩu hay chiến lược hướng về xuất khẩu thì TNCs ln được coi là đối tượng cần quan tâm.

Với định hướng coi TNCs là nguồn vốn, nguồn công nghệ quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước, trong mỗi thời kỳ khác nhau và tuỳ thuộc vào đặc trưng chiến lược của từng nước mà những biện pháp khuyến khích đầu tư được áp dụng khác nhau, nhưng những biện pháp chủ yếu được áp dụng có thể kể là:

- Tun bố khơng quốc hữu hố các doanh nghiệp nước ngoài.

- Các chủ đầu tư nước ngoài sẽ dược miễn thuế khi thu nhập, miễn thuế nhập nguyên vật liệu và nhiều loại thuế khác để tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước.

Với chính sách đầu tư như trên, Đông Nam Á trở thành lực hút mạnh mẽ TNCs. Số lượng TNCs vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực tăng lên nhanh chóng đã hỗ trợ về vốn và công nghệ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Thực tế cho thấy với sự hỗ trợ của TNCs cùng với chính sách phát triển hợp lý, đã làm cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á đạt những thành tựu to lớn, biến Đông Nam Á từ khu vực được coi là vùng trũng của kinh tế Châu Á trở thành khu vực có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư. Trong các nước ASEAN thì Singapore, Malaysia và Thái Lan là những nước đạt được thành cơng trong q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá sớm hơn các nước khác trong khu vực.

Singapore

Từ một nước thuộc địa chuyển khẩu đến nay Singapore đã phát triển thành một quốc gia công nghiệp và được coi làm một nước công nghiệp mới. Để đạt được thành tựu đó, vai trị của TNCs được khẳng định rất rõ trong hơn 4 thập kỷ qua. Lượng vốn đầu tư của TNCs so với GDP đã tăng từ 5,3% năm 1965 lên 98,4% năm 1998, đạt mức cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tỷ trọng của FDI trong các ngành phi chế biến đã tăng từ 46,7% năm 1980 lên 63,4% năm 1997. Trong các năm 1997 – 1998, các cơng ty nước ngồi đã tuyển dụng 50,0% số lao

động trong ngành chế biến, 29,1% lao động trong lĩnh vực thương mại và 25,7% lao động trong lĩnh vực tài chính.

Cũng có những bước khởi đầu khó khăn giống như tất cả các nước thuộc địa khác, sau khi giành được độc lập, Singapore đứng trước những thách thức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển: các nước láng giềng thực thi chính sách bảo hộ và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô vào Singapore, các nước phương Tây giảm xuất khẩu công nghiệp sang Singapore, nhập cư tăng cao tạo ra đội quân thất nghiệp khổng lồ (chiếm 13,5% dân số - 1960). Trong khi đó tài nguyên quá nghèo nàn, diện tích nhỏ hẹp. Do đó lối thốt duy nhất của Singapore lúc này là tiến hành cơng nghiệp hóa và chiến lược thay thế nhập khẩu được triển khai. Tuy nhiên, do tích lũy nội bộ thấp nên chính phủ Singapore thực hiện chính sách hướng ra bên ngồi và TNCs trở thành đối tượng được nhắm đến đầu tiên. Chính phủ Singapore đã xác định TNCs sẽ là nguồn vốn và nguồn cơng nghệ cho q trình cơng nghiệp hóa của đất nước. Đặc trưng của chiến lược này là lấy đầu tư trực tiếp nước ngoài làm động lực thúc đẩy kinh tế trong nước và coi TNCs là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Vì vậy, năm 1960 Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) được thành lập với ngân sách khoảng 25 triệu USD. EDB chịu trách nhiệm về q trình cơng nghiệp hố của Singapore với hình thức là cơ quan một cửa trong việc điều phối các hoạt động thu hút và triển khai các dự án của TNCs. Bên cạnh đó, để xây dựng mơi trường đầu tư thuận lợi cho hoạt động của TNCs chính phủ Singapore đã ban hành hàng loạt những chính sách khuyến khích mạnh mẽ, cụ thể:

- Chính phủ Singapore tuyên bố khơng quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.

- Các chủ đầu tư nước ngoài sẽ được miễn thuế khi nhập thiết bị và nguyên liệu, đầu tư vào các ngành mũi nhọn hoặc cơ sở có số lượng vốn trên 1 triệu SGD sẽ được giảm thuế thu nhập trong 5 năm, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu được miễn 90% thuế lợi tức trong 8 năm, việc miễn thuế có thể kéo dài 15 năm nếu có số vốn cố định trên 150 triệu SGD, nếu kinh doanh thua lỗ sẽ kéo dài thêm thời hạn miễn thuế, không bị đánh thuế 2 lần và chính phủ sẽ giảm mức đánh thuế vào các chủ sở hữu không cư trú tại Singapore.

- Khi kinh doanh có lợi, nhà đầu tư được tự do chuyển lợi nhuận về nước. Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 SGD trở lên và có dự án đầu tư được chính phủ Singapore chấp nhận sau 5 năm hoạt động nhà đầu tư và gia đình họ được hưởng quyền cơng dân Singapore. Với chính sách đầu tư như trên, lượng FDI đổ vào Singapore liên tục tăng cao, từ năm 1961 – 1964, Singapore thu hút được 157 triệu SGD, năm 1973 con số này lên tới 2 tỷ SGD và năm 1979 đạt mức 6,35 tỷ SGD [18, tr.55]. Nhờ đó mục tiêu chính đặt ra là tạo đủ việc làm cho người dân và đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân đã thực hiện được. Bên cạnh đó, hoạt động đổ vốn đầu tư ồ ạt của TNCs vào Singapore trong giai đoạn này đã giúp Singapore xây dựng được một loạt xí nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc, lắp ráp bán dẫn, chế biến gỗ,… Các xí nghiệp này đã góp phần giúp nền kinh tế Singapore tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế phát triển cân đối và đồng thời giúp cho một bộ phận người lao động được huấn luyện kỹ năng bước đầu. Tính đến cuối năm 1965, tổng giá trị của ngành công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 15,6% (năm 1960 là 13,2%), tạo ra 84.000 công ăn việc làm mới cho người lao động, trong đó 21.000 việc làm thuộc ngành cơng nghiệp chế biến [46, tr.67]. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của Singapore vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ và cịn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân chưa được cải thiện là bao, trong khi đó việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ TNCs đã làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Trước tính hình đó, Chính phủ Singapore buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Singapore thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu cùng với thời điểm xu thế quốc tế hóa tư bản mạnh mẽ của TNCs, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho Singapore trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, chính sách ngoại thương của Singapore có điều kiện phát triển nhanh chóng và được coi là nét đặc trưng trong tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế này. Vào cuối những năm 1960, chính phủ tỏ ra thận trọng trong việc lựa chọn phát triển ngành chiến lược khi Luật mở rộng kinh tế được ban hành năm 1967 nhưng đến khi Luật khuyến khích mở rộng kinh tế (1971) được ban hành thì nhiều điều khoản ưu đãi đầu tư nước ngoài vào các ngành xuất khẩu mũi nhọn đã được triển khai. Các ngành dệt,

may mặc, lắp ráp điện tử, lọc dầu… được tập trung trong những khu chế xuất với cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn, chất lượng tốt đã được tận dụng tối đa, đạt năng suất cao và trở thành bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược hướng về xuất khẩu, biến Singapore trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, với định hướng thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao đã tạo điều kiện để Singapore xây dựng một nền công nghiệp hiện đại với các ngành sản xuất mũi nhọn như sản xuất hàng điện tử dân dụng, máy tính, chế tạo máy, lọc dầu và hố chất. Kinh tế phát triển với nền tảng cơng nghiệp vững chắc đã có tác dụng trở lại trong việc củng cố niềm tin để TNCs tiếp tục đầu tư vào Singapore. Tổng vốn FDI nhanh chóng tăng cao từ 13 tỷ USD năm 1985 lên 19 tỷ USD năm 1989, 16 tỷ USD năm 1997 và đạt mức 20 tỷ USD năm 2005 [84]. Cùng với số lượng vốn tăng cao, là quy mô và thời gian hoạt động của các dự án đầu tư cũng có xu hướng tăng lên.

Trên thực tế, đối tác đầu tư của Singapore cũng mang nhiều nét khác biệt so với các nước còn lại trong khu vực, đối tác chủ yếu của Singapore là các nước công nghiệp phát triển. Trong suốt giai đoạn từ 1986 – 1997 FDI từ các nước phát triển chiếm 96,36% tổng vốn FDI vào Singapore [46, tr.74]. Năm 2007, Singapore nhận được 24 tỷ USD FDI từ các nhà đầu tư, trong đó TNCs EU chiếm 8,4 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn nhất tại Singapore, Mỹ đứng vị trí thứ 2 với 19%, tiếp sau đó là Nhật Bản với 6,3%, các nước khác trong khu vực chỉ chiếm 11% [84]. Điều này đã giúp Singapore nhanh chóng tiếp cận được với nền công nghệ hiện đại qua các dự án FDI hơn các nước khác trong khu vực. Nguồn cung ứng công nghệ này đã giúp Singapore liên tục thực hiện đổi mới và nâng cấp công nghệ, chuyển từ ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may mặc, chế biến gỗ, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm sang các ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và hàm lượng vốn cao như giàn khoan dầu, chi tiết máy bay, ôtô và các ngành dịch vụ.

Sau 3 thập kỷ, hoạt động của TNCs đã giúp kinh tế Singapore thay đổi cục diện, các chỉ số cơ bản của nền kinh tế có những thay đổi tích cực, đời sống của người dân theo đó cũng được nâng lên mức cao hơn. GDP liên tục tăng nhanh từ 14.569,9 triệu SGD (1976) lên 24.188,5 triệu SGD (1980), đạt mức 51.494,8 triệu

SGD (1988) và lên 109.035 triệu SGD (1994) [89]. Tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người tăng nhanh: năm 1979 – 1.060 USD/người, 1981 – 5.600 USD/người, 1985 – 7.330 USD/người; thu nhập thực tế của người lao động mỗi năm đều tăng (1987 = 100%): năm 1979 – 64,7%, năm1983 – 74,2%, năm 1984 tăng 99,3% [72] và liên tục tăng cho đến năm 1997.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã làm nền kinh tế các nước Đông Nam Á bị suy giảm nghiêm trọng thậm chí có những nước phải u cầu sự giúp đỡ từ các thế chế tài chính bên ngồi. Trước tình hình đó, các nước Đơng Nam Á đã nỗ lực hết sức để vực dậy nền kinh tế của mình. Lại một lần nữa chính phủ Singapore đã thể hiện khả năng nhạy bén và linh hoạt trong việc điều chỉnh sách lược phát triển, tạo điều kiện để nền kinh tế Singapore nhanh chóng thốt ra khỏi cuộc khủng hoảng. Các nhà hoạch định chính sách Singapore đã xác nhận sự cần thiết phải xây dựng một nền tảng mới cho việc duy trì khả năng cạnh tranh trong tương lai, Singapore đã thành lập Ủy ban thế kỷ XXI với nhiệm vụ biến Singapore thành một thành phố toàn cầu.

Trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thì Singapore là nước có tốc độ phục hồi ngoạn mục nhất. Giống như các nước trong khu vực, Singapore phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng, lượng vốn FDI vào Singapore giảm xuống 44%. Năm 1998, FDI vào Singapore giảm xuống gần 1,8 lần so với năm 1997 chỉ còn 7.594 tỷ USD, tuy nhiên bước sang năm 2000 và 2001 FDI đã có những dấu hiệu tăng lên và đến năm 2003 và 2004, Singapore đã có bước tăng tốc thần kỳ, với mức FDI thu hút đạt 16,060 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2002, gấp 2 lần năm 1998 [22, tr.124]. Sự quay lại nhanh chóng của TNCs đã tạo điều kiện để Singapore nhanh chóng khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng. Theo báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1999/2000 của Ngân hàng thế giới cho biết, GNP của Singapore năm 1998 xếp thứ 37 thế giới với 95,1 tỷ USD; GNP tính theo đầu người xếp thứ 9 trên thế giới với 30.060 USD. Năm 2007, GDP đạt 227,1 tỷ USD, trong đó cơng nghiệp đóng góp 31,2%, dịch vụ đóng góp 68,8%; GDP bình qn đầu người thuộc nhóm cao nhất thế giới, đạt 49.000 USD/người. Tỷ lệ tăng trưởng mặc dù có những thay đổi khác nhau trong mỗi thời kỳ do bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới nhưng nhìn chung xu

hướng tăng vẫn được duy trì, trung bình trong những năm 1980 – 1990 là 6,6%, 2,02% (2003), 1,1% (2004), 8,1% (2005), 6,4% (2006), 7,9% (2007) và 7,5% (2008). Xuất khẩu hàng hố và dịch vụ cũng tăng mạnh, mức tăng bình quân hàng năm trong những năm 1980 – 1990 là 10,8%; năm 1997 xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 156,252 tỷ USD, nhập khẩu đạt 144,168 tỷ USD. Hiện nay, Singapore trở thành trung tâm của một số ngành công nghệ kỹ thuật cao như chế tạo, lắp ráp các đồ điện tử bán dẫn và vi mạch điện tử, đóng và sửa chữa tàu, lọc dầu, chế tạo máy chính xác, đồng thời là trung tâm tài chính và dịch vụ thương mại lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Nếu như những năm 1960, chính phủ Singapore phải nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI để xây dựng nền kinh tế yếu kèm của mình thì đến nay sau nhiều cố gắng Singapore đã có bước tiến dài trong việc tích lũy vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh việc được đánh giá là một trong những quốc gia nhận được nguồn FDI khổng lồ và có chất lượng thì Singapore cũng đã trở thành một chủ thể tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư của thế giới. Với 7 cơng ty nằm trong nhóm 50 TNCs lớn nhất của các nước đang phát triển, lượng vốn tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế của Singapore liên tục tăng qua các năm, năm 2003 là 3.143 triệu USD, năm 2004 là 8.512 triệu USD, năm 2005 là 5.519 triệu USD và năm 2008 là 8.928 triệu USD [78]. Theo số liệu thống kê của UNTCAD thì lượng FDI của Singapore đang ngày càng gia tăng, thậm chí chúng cịn thâm nhập cả vào các nước phát triển ở những ngành công nghệ cao. Như vậy từ nước phải nhờ vào sự hỗ trợ vốn của TNCs để xây dựng nền kinh tế thì đến nay Singapore đã trở thành nhà đầu tư có số vốn lớn, tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư quốc tế.

Sau hơn 4 thập kỷ xây dựng và phát triển, Singapore đã có những bước chuyển mình to lớn. Từ một đất nước eo hẹp về nguồn nhân lực, hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã vươn lên cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành những con rồng Châu Á.

Malaysia

Cùng với Singapore và Thái Lan, Malaysia được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển cao hơn các nước cịn lại trong khu vực Đơng Nam Á. Trên thực

tế, chúng ta có thể thấy, trong vài thập kỷ qua Malaysia ln có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và đang trở thành thị trường hấp dẫn đầu tư của TNCs, đặc biệt TNCs trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn.

Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế của Malaysia nằm trong tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)