Mâu thuẫn giữa lợi ích của các công ty xuyên quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững của nước sở tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 80 - 84)

(SINGAPORE, MALAYSIA, THÁI LAN)

2.2.2.1 Mâu thuẫn giữa lợi ích của các công ty xuyên quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững của nước sở tạ

tiêu phát triển bền vững của nước sở tại

Cùng với những yếu tố khách quan và chủ quan mà quá trình cắm nhánh của TNCs ở khu vực Đông Nam Á trong hơn 3 thập kỷ qua đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo tiền đề cơ bản để nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển với tốc độ cao, đổi mới cơ cấu ngành theo hướng tiến bộ và giải quyết sức ép các vấn đề xã hội. Song bên cạnh đó, các nước Đơng Nam Á cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh từ quan hệ lợi ích của TNCs.

Như đã biết, sự tồn tại và phát triển của TNCs xuất phát từ mục đích lợi nhuận, yếu tố lợi nhuận trở thành kim chỉ nam trong hoạt động của TNCs. Chính vì yếu tố đó mà TNCs ln tìm những thị trường mới đáp ứng được mục đích tối đa hố lợi nhuận. Và cũng chính từ yếu tố chi phối đó mà mối quan hệ giữa lợi ích của TNCs với mục tiêu phát triển bền vững của nước sở tại luôn tồn tại những mâu thuẫn.

Các dự án đầu tư của TNCs phần lớn tập trung ở các khu đơ thị, nơi có điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi và có nguồn lao động dồi dào đã gây nên tình trạng quá tải ở các khu vực này do kết cấu hạ tầng của nước sở tại khơng theo kịp, từ đó làm phát sinh hàng loạt các vấn đề xã hội. Trong khi đó, các khu vực cần tiếp nhận đầu tư theo nhu cầu của nước chủ nhà lại không thu hút được TNCs, mặc dù nước chủ nhà có rất nhiều chính sách ưu đãi. Như vậy, thực tiễn hoạt động kinh doanh và mục đích định hướng phát triển giữa TNCs và nước chủ nhà chưa tìm thấy điểm chung. Điều này rõ ràng đặt các nước tiếp nhận vào tình trạng mất cân đối vùng và nếu chính sách điều tiết khơng hợp lý sẽ dẫn đến các vấn đề xã

hội phát sinh như khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội….và từ những ảnh hưởng xấu về kinh tế rất có thể sẽ đem đến những bất lợi về chính trị.

Việc tập trung đầu tư ở các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối về kinh tế giữa các vùng của Thái Lan, GDP bình qn đầu người ở khu vực Đơng Bắc và Miền Bắc thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Điều này đã làm sâu sắc thêm khoảng cách giàu nghèo và làm cho chính trị vốn phức tạp ở Thái Lan càng trở nên căng thẳng.

Chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng dựa vào thu hút FDI của TNCs đã tác động 2 mặt tới vấn đề an ninh kinh tế của Malaysia: một mặt, đã tạo ra sự tăng trưởng cao trong nhiều năm và giải quyết được vấn đề xung đột sắc tộc, nhờ đó khả năng tự chủ của nền kinh tế được tăng cường và tình hình an ninh chính trị ổn định. Nhưng mặt khác, chính sách này đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng phát triển mất cân đối, chủ yếu dựa vào khu vực chế tạo, phụ thuộc vào xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử, trong đó phần lớn sở hữu là của TNCs. Sự phát triển của nền kinh tế mà chủ yếu dựa vào xuất khẩu của công nghiệp chế tạo, sản phẩm của một ngành là điện và điện tử và một số đối tác (Mỹ, Nhật Bản) nên đã làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Malaysia vào bên ngồi, trong đó đặc biệt là phụ thuộc vào một số nước phát triển. Do đó, khi thị trường thế giới bị trì trệ hoặc nền kinh tế của một số đối tác chủ lực đã nêu bị suy thối thì nhanh chóng có tác động xấu đến kinh tế Malaysia.

Bên cạnh đó, cơng nghệ chuyển giao sang các nước Đơng Nam Á một mặt chuẩn bị cơ sở vật chất để thiết lập tính cân đối trong cơ cấu ngành của nền kinh tế nhưng mặt khác cũng buộc các nước này phải gành chịu những hậu quả nặng nề từ quá trình chuyển giao. Thực tế tiếp nhận công nghệ trong những thập kỷ qua ở Đông Nam Á cho thấy, nguồn cung ứng công nghệ cho các quốc gia này gồm:

Thứ nhất, các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu. Đây là nguồn cơng nghệ

có được do các nước phát triển tái cấu trúc nền kinh tế, muốn di chuyển bớt những công nghệ đã lạc hậu ra nước ngồi qua q trình di chuyển từ cơng ty mẹ tới các cơng ty con. Vì vậy, chúng chỉ chuyển giao những cơng nghệ hạng trung và những khâu “chìa khố” vẫn do các cơng ty mẹ nắm giữ. Đồng thời những phụ tùng và nguyên liệu quý hiếm cũng như sản phẩm tạo ra cũng được cung cấp và được thực

hiện bởi thị trường chính quốc và lân cận do TNCs đảm nhiệm. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc về vốn, về công nghệ, về thị trường của nước chủ nhà vào TNCs. Do đó, mỗi khi có sự cố diễn ra do quan hệ bất thường hoặc do sự thay đổi chiến lược, nền kinh tế các nước tiếp nhận đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, nguồn từ NIEs Châu Á. Nguồn công nghệ và thiết bị này phù hợp

với thực trạng nền kinh tế các nước Đông Nam Á trong hiện tại nhưng tuổi thọ sản phẩm trong chu kỳ kinh doanh khơng cao, sức cạnh tranh trên thị trường có nhiều hạn chế, đặc biệt công nghệ lạc hậu gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó, việc các nước Đơng Nam Á chưa có những chính sách quan tâm đúng mức đến R&D nên công nghệ của các quốc gia này chủ yếu dựa trên sự chuyển giao và tiếp nhận cơng nghệ có sẵn từ các nước cơng nghiệp. Năm 1986, Malaysia đề xuất chính sách phát triển khoa học cơng nghệ quốc gia với mục đích khuyến khích đổi mới chính sách khoa học và cơng nghệ qua nâng cao nền tảng công nghệ quốc gia. Trên thực tế, Malaysia đã xây dựng được ngành công nghiệp với những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, thành cơng trong ngành công nghiệp của Malaysia lại chỉ phụ thuộc vào một nhóm ngành như ngành cơng nghệ điện tử. Do vậy, tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp bị phụ thuộc vào một số ngành và một số thị trường nhất định. Hơn nữa, sự chuyển giao công nghệ từ TNCs tới các công ty bản xứ vẫn còn bị hạn chế nên trên thực tế Malaysia vẫn ở thế bị động trong việc tiếp nhận công nghệ của TNCs.

Ngay từ những năm cuối thập kỷ 1980, Thái Lan đã tập trung tiếp cận chuyển giao công nghệ thông qua FDI bằng các dự án liên doanh. Và bước sang thập kỷ 1990 các sản phẩm cơng nghiệp có cơng nghệ cao của Thái Lan đã tăng đáng kể, trong đó đáng chú ý là các thiết bị điện tử và ôtô, nhưng ngành công nghiệp Thái Lan vẫn không thể tiếp cận được nguồn công nghệ cao của TNCs một cách hiệu quả.

Như vậy, sự hạn chế mà các nước Đơng Nam Á đang phải gánh chịu đó là sự phụ thuộc nặng nề vào TNCs và điều này trái với mục tiêu phát triển ổn định bền vững của các quốc gia này. Theo thống kê, ở Singapore 85% năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp quan trọng, 70% kim ngạch xuất khẩu thuộc về

TNCs; ở Malaysia 60% xí nghiệp, 50% việc làm, 70% tổng sản phẩm xã hội, 70% kim ngạch xuất khẩu do TNCs nắm giữ. Hầu hết những ngành cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đều nằm trong tay TNCs [37, tr.55].

Cùng với vấn đề phụ thuộc nặng nề, các nước ASEAN còn phải đối mặt với vấn nạn ô nhiêm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs. Do thiếu vốn và công nghệ mà hầu hết chính phủ các nước Đơng Nam Á đều coi TNCs là địn bẩy để vực dậy nền kinh tế có xuất phát điểm thấp của mình. Vì vậy, mà chính sách thu hút TNCs bằng mọi giá đã làm các nước này phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Do mục tiêu là kéo dài vịng đời cơng nghệ mà TNCs mang đến Đông Nam Á phần lớn là công nghệ hạng 2 & 3. Công nghệ ở tầng 2 và 3 tạo cơ hội để nước tiếp nhận thai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm sức ép của vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ ở tầng 2 và 3 lại thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường sống và tài nguyên thiên nhiện bị khai thác quá mức. Những vấn đề trên có thể sẽ chưa gây hiệu quả trong thời điểm hiện tại nhưng về lâu dài thì đây là mối hiểm hoạ lớn đối với nước nhận đầu tư. Sức ép càng tăng lên khi bản thân TNCs không tự nguyện áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, còn nước chủ nhà lại thiếu biện pháp quản lý, kiểm soát. Thái Lan và Malaysia, sau 20 năm, sản lượng cá khai thác được chỉ bằng ¼ sản lượng khai thác được trước đó. Đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do q trình đơ thị hố, Bangkok có tới 23.000 nhà máy cơng nghiệp; Kualalumpur với các tồ nhà chọc trời cứ sau 4 ngày lại có thể lên thêm một tầng; Singapore với diện tích chỉ bằng ¾ thành phố Hồ Chí Minh ln phải chi gần 700 triệu USD mỗi năm cho bảo vệ mơi trường. Tình trạng ơ nhiệm môi trường đang trở thành vấn đề quốc gia đối với Malaysia, theo con số thống kê của Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (MITI) năm 1995 cho biết, các chất thải công nghiệp độc hại đã lên tới 417,413 tấn (1994), trong đó phần lớn là từ TNCs trong các ngành hóa chất, kim loại, sản xuất giấy và chế tạo máy [10, tr.82-83]. Lượng chất thải này đã làm nhiều dịng sơng bị ơ nhiễm, nhất là vùng dun hải phía Tây Penissular của Malaysia.

Hiện tượng tài nguyên cạn kiệt, hủy diệt môi trường sinh thái và đặc biệt là sự phụ thuộc của nền kinh tế vào TNCs địi hỏi chính phủ các nước Đơng Nam Á có những biện pháp chính sách phát triển hợp lý để xây dựng nền kinh tế phát triển

ổn định và bền vững. Thực tế này đang là vấn đề gây nhiều khó khăn cho chính phủ các nước Đơng Nam Á, họ đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa bảo vệ môi trường và việc thiết lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Điều này có nghĩa là, nếu thiết lập các quy chế bảo vệ mơi trường thì mơi trường đầu tư sẽ giảm đi tính hấp dẫn trong khi đó sự cạnh tranh thu hút FDI ngày càng tăng. Như vậy, các nước Đơng Nam Á cịn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế một số nước Đông Nam Á (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)