Vai trò Vai trò của Công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 26 - 30)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Vai trò Vai trò của Công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo và

và nghiên cứu khoa học tại Học viện KH&CN

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT có nhiều ảnh hưởng tích cực đến mọi mặt của hoạt động đời sống, trong đó có giáo dục. Lĩnh vực này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Vai trò của CNTT giúp hoạt động đào tạo tại các cơ sở giáo dục đạt hiệu quả cao hơn và đặc biệt là sự phát triển của internet đã giúp cho người học và người dạy có một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy. Các kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet. CNTT cũng giúp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Học viện KH&CN là cơ sở đào tạo sau đại học và có cơ chế đặc thù riêng các giảng viên và các khoa của Học viện là kiêm nghiệm nằm ở các viện chuyên ngành, có khoa thì nhiều viện cùng tham gia và có viện thì tham gia ở nhiều khoa do đó về tổ chức và quản lý còn gặp nhiều khó khăn sự kết nối giữa các khoa các viện mất rất nhiều thời gian Ví dụ như Khoa khoa học Trái đất bao gồm các viện tham gia là: Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa Lý, Viện Địa chất, Trung tâm vệ tinh quốc gia, ... hay tại Khoa Địa lý thì các viện tham gia là Viện địa lý, viện Nghiên cứu khoa học Miền trung, Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh,... Học viện là đầu mối điều phối, hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học ở tất cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó, đội ngũ giáo viên đào tạo, hoạt động nghiên cứu phục vụ đào tạo được lấy trực tiếp tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Bộ máy ở các khoa, bộ môn, hội đồng khoa, hội đồng khoa học đào tạo Học viện hầu hết là các cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành và kiêm nhiệm tại Học viện. Với mô hình trên, cơ chế hoạt động của Học viện mang tính đặc thù cao, hoàn toàn khác biệt với các Đại học phổ biến ở Việt Nam

Với tính đặc thù trong mô hình quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện, với sự phân bố rộng khắp cả nước của các Viện nghiên cứu chuyên ngành, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi đặt ra phương pháp luận nhằm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo phù hợp với đặc thù của Học viện là rất lớn .

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo tại Học viện không thể sử dụng giải pháp phần cứng và phần mềm đóng gói một cách đơn lẻ mà cần tiếp cận cách đào tạo theo hướng e-learning nhưng có sự điều chỉnh, cân đối một cách hợp lý với đặc thù của Học viện; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung của Việt Nam.

Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Đảng, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã ban hành nhiều văn bản về đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT như:

-Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2013. Là nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và triển khai có kết quả cao yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

-Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử với mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

-Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ cụ thể Nghị định này bao gồm 06 chương 38 điều, một số nội dung chủ yếu qui định về hoạt động thông tin KH&CN. Tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 2 năm 2014 đã nêu chi tiết nội dung hoạt động thông tin KH&CN đã bao quát từ việc tạo lập và phát triển nguồn tin KH&CN đến sử dụng, phổ biến và cung cấp dịch vụ thông tin KH&CN nhằm phục vụ cho việc quản lý, dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Các quy định về sử dụng, phổ biến thông tin KH&CN nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, lãnh đạo và quản lý, phổ biến rộng rãi kiến thức KH&CN. Đặc biệt, trong nghiên cứu khoa học tránh tình trạng các đề tài nghiên cứu trùng lặp dẫn đến lãng phí nguồn lực, thời gian, Nghị định quy định cần phải tra cứu và sử dụng thông tin KH&CN trong công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước cho KH&CN.

-Nghị quyết 26/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

-Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Thông tin Truyền thông về Công bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;

-Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đây là tiền đề để triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học; lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điều kiện tại Học viện KH&CN

Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính ngày 18/5/2017 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa". Hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học, bên cạnh rất nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện, nhiệm vụ là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cốt yếu Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ nêu trên, các cơ sở giáo dục đại học đã và đang quản lý một lượng thông tin KH&CN lớn, đa dạng, phong phú tùy theo từng chuyên ngành đào tạo. Nếu nguồn tin KH&CN này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nguồn tin KH&CN Quốc gia nói riêng và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta nói chung. Vai trò của thông tin KH&CN là rất lớn. Do vậy, Học viện KH&CN cần định hướng rõ hoạt động thông tin. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu xây dựng Hệ tri thức việt số hóa thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa, số hóa, lưu trữ...và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực. Đây là vấn đề lớn, chắc chắn cần tích cực chủ động tham gia vào phát triển Hệ tri thức việt số hóa. Nguồn thông tin KH&CN được sinh ra tại Học viện KH&CN liên quan đến lĩnh vực KH&CN như các đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên, luận văn của học viên cao học, luận án của Nghiên cứu sinh và các thông tin về Hội thảo khoa học,

Diễn đàn, Hội nghị … đây là những nguồn thông tin KH&CN có giá trị cần được quản lý bài bản và có tổ chức. Thực tế tại Học viện KH&CN các nguồn thông tin KH&CN này lại chưa được lưu trữ một cách có tổ chức, có hệ thống

chưa có hệ thống lưu trữ.

Tại Viện Hàn lâm KHCNVN nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT, Viện Hàn lâm KHCNVN đã ban hành nhiều văn bản về đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT như:

-Quyết định số 993/QĐ-VHL ngày 23 tháng 06 năm 2015 của Viện Hàn lâm về việc Ban hành Quy chế về quản lý và cung cấp thông tin trên các cổng/trang thông tin điện tử;

-Quyết định số 1239/QĐ-VHL ngày 03 tháng 08 năm 2016 của Chủ tịch Viện Hàn lâm về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Viện Hàn lâm giai đoạn 2016 – 2020;

-Chỉ thị số 03/CT-VHL ngày 09 tháng 09 năm 2016 của Chủ tịch Viện Hàn lâm về việc nâng cao chất lượng, tăng cường phối hợp giữa Học viện và các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc về hoạt động đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm KHCNVN;

-Quyết định số1744/QĐ-VHL ngày 11/8/2017của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp phòng học và hệ thống đào tạo trực tuyến của Học viện Khoa học và Công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 26 - 30)