Rào cản về cơ sở vật chất (vật lực)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 69 - 70)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.3.Rào cản về cơ sở vật chất (vật lực)

3.1. Rào cản về nguồn lực KH&CN trong ứng dụng CNTT của Học viện

3.1.3.Rào cản về cơ sở vật chất (vật lực)

Hiện tại số lượng trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị tin học hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của các cán bộ cơ hữu hiện nay của Học viện, cần bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu làm việc, quản lý đào tạo. Mặt khác, đầu tư mua sắm các thiết bị hiện chưa có cho các phòng học phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo và các phòng thư viện, hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, … của Học viện.

-Về hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin: hiện tại, việc đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức một số máy đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể. Chưa có hệ thống thiết bị bảo mật chuyên dụng tại Trung tâm dữ liệu nơi mà Học viện KH&CN đang đặt máy chủ quản lý.

-Trang thiết bị đào tạo trực tuyến

Trang thiết bị đào tạo trực tuyến của Học viện Khoa học và Công nghệ hiện chưa được trang bị. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, máy tính, máy tính bảng, thiết bị di động ngày càng rẻ và trở thành vật dụng có trong hầu hết các gia đình, tốc độ Internet ngày càng cải thiện, dung lượng đường truyền ngày càng lớn, là tiền đề tốt cho việc triển khai hình thức đào tạo E-Learning, một hình thức đào tạo có thể giải quyết được các khó khăn của đào tạo truyền thống (hạn chế về khoảng cách, vị trí địa lý), hỗ trợ tích cực trong công tác đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Học viện (là đơn vị đầu mối, chủ trì kết nối đào tạo với 37 Viện chuyên ngành khác của Viện Hàn lâm KHCNVN hiện đang phân bố khắp Bắc - Trung - Nam).

Thông qua việc tác giả đi khảo sát các phòng học của Học viện tại Tòa nhà Ươm tạo và Công nghệ (Hà Nội) và số 1 Mạc Đĩnh Chi (TP. Hồ Chí Minh) vừa được đầu tư cơ bản tốt, phù hợp để học tập. Tuy nhiên với số lượng 04 phòng học tại Tòa nhà Ươm tạo thì chỉ đáp ứng được cho 4 lớp học cao học thuộc khóa học 2017-2019 cho các môn học bắt buộc, còn khi học các môn học tự chọn thì số lượng phòng học trên không đủ, phải được bổ sung. Mặt khác, chỉ cần xét đến năm học 2018 đến 2020, số chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ tăng thêm 04 chuyên ngành, số lượng học viên tăng, dẫn đến nhu cầu phòng học phải được tăng cường thêm từ 8 đến 12 phòng học. Hiện tại các phòng học tại Học viện chưa có Phòng học tương tác thông minh (Phòng học tương tác thông minh là phòng học được sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học thực sự đã đem lại hiệu quả to lớn cho cải cách giáo dục).

Còn tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành đã có một số phòng tạm sử dụng để cho dạy học, tuy nhiên, các phòng này hiện đã cũ, xuống cấp, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ đào tạo thiếu và yếu, quá hạn sử dụng, thậm chí đã hỏng, không đáp ứng được nhu cầu học tập.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ đào tạo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang không đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng, trước mắt cũng như lâu dài của Học viện, đặc biệt lại càng không đáp ứng nhu cầu về đào tạo trực tuyến. Nhiều phòng học cần được cải tạo, trang bị thêm các thiết bị như: hệ thống máy chiếu, màn chiếu, ánh sáng, bàn ghế, hệ thống điều hòa, hệ thống cách âm, … phục vụ nhu cầu học tập, phục vụ việc truyền hình ảnh và âm thanh trung thực trong đào tạo trực tuyến đến các điểm tham gia đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 69 - 70)