Hạ tầng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 47 - 54)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.Hạ tầng cơ sở vật chất

2.2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học và ứng dụng

2.2.2.Hạ tầng cơ sở vật chất

Phòng học:

-Tại Hà Nội: Học viện hiện có 3 phòng học, diện tích của mỗi phòng học khoảng 70m2

/phòng và 01phòng học có diện tích khoảng 40m2 tại Tòa nhà Ươm tạo công nghệ, trong đó có thể sử dụng 01 phòng học diện tích 70m2

phục vụ đào tạo trực tuyến.

-Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Học viện hiện có 4 phòng học, diện tích mỗi phòng khoảng 35m2

trong đó có thể sử dụng 01 phòng phục vụ đào tạo trực tuyến.

-Tại Nha Trang: Học viện đang sử dụng một số phòng học liên kết với Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang làm phòng học, trong đó có 01 phòng học có diện tích khoảng 70m2

có thể phục vụ đào tạo trực tuyến. -Tại các Viện Nghiên cứu khác: các phòng học hiện có nằm tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu về đào tạo tại chỗ trình độ tiến sĩ và trình độ thạc sĩ.

 Trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị tin học:

Số lượng trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị tin học hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của các cán bộ cơ hữu hiện nay của Học viện, cần bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu làm việc, quản lý đào tạo. Mặt khác, đầu tư mua sắm các thiết bị hiện chưa có cho các phòng học phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo và các phòng thư viện, hệ thống máy chủ, thiết bị mạng,… của Học viện.

Mạng Internet: Đường truyền 1 Gbps, Mạng LAN kết nối với mạng VAST Campus và Trung tâm dữ liệu của Viện Hàn lâm: 01 đường truyền 1 Gbps.

Đường truyền kết nối giữa Học viện với Trung tâm dữ liệu của Viện Hàn lâm (nơi đặt máy chủ cơ sở dữ liệu, ứng dụng) và kết nối với các Viện chuyên ngành (các Khoa) sẽ sử dụng đường truyền Internet. Hạ tầng mạng kết nối hiện nay đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật phục vụ xây dựng và triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử và phần mềm quản lý đào tạo sau đại học của Học viện.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị phần cứng, bảo mật thông tin:

-Về trang thiết bị phần cứng: máy vi tính, máy in, máy scan… và các trang thiết bị khác hiện nay của Học viện có thể đáp ứng yêu cầu triển khai và vận hành hệ thống cổng thông tin điện tử và phần mềm quản lý đào tạo sau đại học.

-Về hạ tầng kỹ thuậtcông nghệ thông tin: Tại Trung tâm dữ liệu, các máy chủ đã sử dụng để triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử của Viện Hàn lâm KHCNVN. Với phạm vi và quy mô của Học viện, để triển khai cổng thông tin điện tử của Học viện và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu về đào tạo, Học viện cần đầu tư thêm một máy chủ (Server), hệ thống lưu trữ (Storage), hệ thống thiết bị bảo mật chuyên dụng riêng của Học viện đặt tại Trung tâm dữ liệu. Máy chủ này sẽ lưu trữ cơ sở dữ liệu tập trung về đào tạo của toàn Học viện, phần mềm ứng dụng và phần mềm cổng thông tin.

-Về hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin: Hiện tại, việc đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống phòng chống virus chủ yếu mới chỉ triển khai ở mức một số máy đơn lẻ tại các máy trạm, chưa xây dựng được các hệ thống phòng chống virus, chống thư rác tổng thể. Chưa có hệ thống thiết bị bảo mật chuyên dụng tại Trung

Trang thiết bị đào tạo trực tuyến

Trang thiết bị đào tạo trực tuyến của Học viện Khoa học và Công nghệ hiện chưa được trang bị. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, máy tính, máy tính bảng, thiết bị di động ngày càng rẻ và trở thành vật dụng có trong hầu hết các gia đình, tốc độ Internet ngày càng cải thiện, dung lượng đường truyền ngày càng lớn, là tiền đề tốt cho việc triển khai hình thức đào tạo E-Learning, một hình thức đào tạo có thể giải quyết được các khó khăn của đào tạo truyền thống (hạn chế về khoảng cách, vị trí địa lý), hỗ trợ tích cực trong công tác đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Học viện (là đơn vị đầu mối, chủ trì kết nối đào tạo với 37 Viện chuyên ngành khác của Viện Hàn lâm KHCNVN hiện đang phân bố khắp Bắc - Trung - Nam).

Hiện tại Học viện đang xây dựng dự án xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ việc đào tạo trực tuyến E-Learning tại cơ sở đào tạo của Học viện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang.

Việc nâng cấp, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ việc đào tạo trực tuyến tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Mınh và Nha Trang để phục hoạt động đào tạo của Học viện cụ thể như sau:

-Xây dựng/cải tạo phòng học để lắp đặt các trang thiết bị phục vụ đào tạo trực tuyến. Lắp đặt các thiết bị: thiết bị phục vụ học trực tuyến, màn hình hiển thị, hệ thống âm thanh.

-Số lượng người tham dự: khoảng 50 người tại khu vực Hà Nội và khoảng 20 người tại mỗi khu vực Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh.

-Số lượng đơn vị tham gia học trực tuyến: 3 điểm (điểm chính tại Hà Nội. Các điểm khác tại Thành phố Hồ Chí Mınh và Nha Trang).

-Tạo lập bài giảng trực tuyến và đưa bài giảng lên Công thông tin điện tử của Học viện để học viên sử dụng trong học tập.

-Mô hình phòng học kết nối điện tử e-learning

Cầu hình phòng học cổ điển với hàng ghế ngồi của học viên phía dưới và giảng viên phía trên sẽ tạo ra không khí nhàm chán, đặc biệt trong điều kiện

giao tiếp điện tử giữa giao viên và học viên. Giải pháp đề xuất là cấu hình phòng học kết nối – Connected Classroom. Mỗi phòng học được phân thành các bàn/nhóm 6 đến 8 học viên với một màn hình smart TV 55”, camera/microphone riêng cho từng bàn, nút bấm xin phát biểu, bàn phím và chuột để điều khiển tương tác phần mềm học viên.

Hình 5. Mô hình các bàn/nhóm 6 đến 8 học viên e-learning [14, Tr 45]

Trang thiết bị cho giáo viên có thể thực hiện giờ giảng e-learning có thể là notebook hoặc máy tính với trang bị webcam, màn hình lớn và chuột/bàn phím. Phần mềm tạo bài giảng và trợ giúp giờ giảng trực tuyến cung cấp đầy đủ các công cụ cho đào tạo trực tuyến hiện đại. Tuy vậy, mỗi điểm phòng e- learning có một bộ bàn ghế, máy tính workstation mạnh và màn hình chạm tiện lợi cho giáo viên tạo bài giảng hoặc giao tiếp dạy học trực tuyến.

Hình 6. Sơ đồ phòng có 8 bàn học liên kết ở Hà Nội [11, Tr 46]

Hình 8. Kiến trúc hệ thống dịch vụ [11, Tr 49]

Toàn bộ hệ thống học điện tử (e-learning) và đào tạo trực tuyến của Học viện sẽ được cung cấp trên kiến trúc hệ thống máy chủ sẵn sàng cao, đặt ở 2 điểm vị trí khác nhau để bảo đảm một trong hai nơi có sự cố về điện, mạng thì dịch vụ e-learning trên hệ thống sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cài đặt phân tải song song hóa truy cập CSDL và dịch vụ luồng video sẽ làm cho chất lượng hội thảo truyền hình, dữ liệu hình ảnh đào tạo trực tuyến sẽ tăng về chất lượng nhiều lần trong khi ở các nơi không cần đăng ký băng thông rộng.

Các điểm có đặt máy chủ cần sử dụng các cổng ra Internet có bảo vệ tường lửa. Tại khu vực 18 Hoàng Quốc Việt máy chủ nên để dưới mạng quản lý bởi Trung tâm Tin học và Tính toán đã có hệ thống bảo vệ tổng thể mạng Campus của Viện Hàn lâm. Các đầu truy cập từ xa sẽ nối kết với trung tâm qua VPN. Internet E-learning Server 1 E-learning Server 2 VPN Database Database Phòng e-learnign 1 Phòng e-learning 2 Phòng e-learning 3

Hình 9. Các dịch vụ thành phần[11, Tr 50]

Hệ thống dịch vụ quản trị đào tạo điện tử và trực tuyến bao gồm quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị ứng dụng (các module quản trị khóa học, lập lịch, bảng điểm…) và quản trị hội thảo truyền hình trên nền web.

Các thiết bị audio/video và máy tính được nối vào máy chủ web tạo thành một mạng nối kết thống nhất giao tiếp trực tuyến học viên – giáo viên và các bài giảng, cơ sở dữ liệu quản trị học tập điện tử. Toàn bộ hệ thống có thể trở thành một công cụ Học tập tổng hợp (Blended learning) hiện đại.

Bàn học e-learning Bàn học e-learning Bàn học e-learning Bàn học e-learning Internet E-learning Server 1 Database

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 47 - 54)