Những tiêu chí ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 32 - 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2. Cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.3. Những tiêu chí ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu

nghiên cứu khoa học tại Học viện KH&CN

Tiêu chí về ứng dụng CNTT tại Học viện KH&CN được hiểu gồm các nhóm tiêu chí như sau:

-Nhóm tiêu chí về hạ tầng tối thiểu đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin gồm:

Trang bị máy tính tối thiểu phải đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, Mạng nội bộ (LAN) đường truyền kết nối Internet, Máy chủ chuyên dụng (máy chủ ứng dụng/máy chủ cơ sở dữ liệu - CSDL);

Có phòng máy chủ (các thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm; thiết bị kiểm soát người vào/ra; thiết bị phòng cháy, chữa cháy);

Trang thiết bị phục vụ đào tạo trực tuyến, Trang thiết bị phục vụ hội nghị truyền hình;

Xây dựng Phần mềm hệ thống (hệ điều hành, hệ quản trị CSDL) vẫn còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất (ngoại trừ phần mềm mã nguồn mở);

Có thiết bị tường lửa, Thiết bị lưu trữ (Máy chủ lưu trữ hoặc thiết bị lưu trữ ngoài, thiết bị đọc mã vạch, máy in mã vạch);

Có hệ thống lưu trữ (SAN hoặc NAS);

Bảng thông báo điện tử (Thông báo bản tin , Lịch công tác,…) Thiết bị di động, máy tính bảng, mạng LAN không dây (wireless) Có hệ thống camera an ninh, hệ thống lưu trữ dự phòng

-Nhóm tiêu chí phần mềm đáp ứng quản lý điều hành, quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện KH&CN phải đáp ứng các phân hệ quản lý có chức năng như sau:

Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý tài sản, trang thiết bị; Quản lý nhân lực;

Quản lý văn bản (văn bản đi, văn bản đến); Chỉ đạo trực tuyến;

Trang thông tin điện tử; Thư điện tử nội bộ;

Quản lý đào tạo (Kế hoạch đào tạo, chương trình, môn học, đăng ký học, quản lý tổ chức thi, quản lý kết quả học tập, quản lý lớp học, xét học tiếp, thôi học, xét làm đồ án, tốt nghiệp, quản lý văn bằng chứng chỉ, quản lý thu kinh phí, cổng thông tin sinh viên, quản trị hệ thống);

Quản lý nghiên cứu khoa học;

Quản lý chất lượng giảng viên, học viên, các nhà khoa học, …;

Thông tin (cho phép Giảng viên, học viên và nhà khoa học tra cứu thông tin về Lịch công tác, giảng dạy, bảng biểu, lý lịch khoa học, … )

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, tác giả đã nhắc lại một số khái niệm về nguồn lực KH&CN; Công nghệ thông tin; Ứng dụng công nghệ thông tin; Nghiên cứu khoa học, Hoạt động đào tạo, rào cản và rào cản về nguồn lực KH&CN.

Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận để tác giả phân tích, nhận diện những rào cản về nguồn lực KH&CN trong ứng dụng thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Chương 2.

CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG NGUỒN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 32 - 35)