Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế tại Học viện KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 60 - 65)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.4.Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế tại Học viện KH&CN

2.2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học và ứng dụng

2.2.4.Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế tại Học viện KH&CN

Trong năm 2017, Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Học viện KHCN đã tổ chức thành công 02 đợt tuyển chọn đề tài/nhiệm vụ sau tiến sỹ thuộc Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học và công nghệ cho Viện Hàn lâmKHCNVN. Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trẻ thuộc các cơ sở đào tạo, các đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong 2 đợt thông báo tuyển chọn, đã có 60 hồ sơ tham gia tuyển chọn đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong số đó, Học viện đã lựa chọn được 41 đề tài nhiệm vụ sau tiến sỹ (gồm 34 đề tài và 7 nhiệm vụ) ký hợp đồng thực hiện nghiên cứu khoa học từ năm 2017 tại 19 đơn vị phối hợp thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN (Quyết định số 243/QĐ-HVKHCN ngày 22/5/2017, Quyết định số 701/QĐ-HVKHCN ngày 31/7/2017).

Bảng 2.6. Bảng thống kê số lượng đề tài, nhiệm vụ năm 2017 của Học viện KH&CN [12, Tr 4]

STT Tên đơn vị Số lượng đề tài, nhiệm vụ

1 Viện Công nghệ sinh học 3 đề tài + 1 nhiệm vụ

2 Viện Công nghệ Thông tin 1 đề tài

3 Viện Công nghệ môi trường 1 nhiệm vụ

4 Viện Công nghệ hóa học 1 đề tài

5 Viện Cơ học và tin học ứng dụng 1 đề tài + 1 nhiệm vụ

6 Viện Cơ học 1 đề tài + 1 nhiệm vụ

7 Viện Hải dương học 1 đề tài

8 Viện Hóa học 5 đề tài

9 Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên 5 đề tài + 1 nhiệm vụ

10 Viện Hóa sinh biển 3 đề tài

11 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 1 đề tài

12 Viện Khoa học vật liệu 1 đề tài

13 Viện Khoa học vật liệu ứng dụng 1 đề tài

14 Viện Nghiên cứu hệ Gen 2 đề tài

15 Trung tâm Phát triển công nghệ cao 3 đề tài

16 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam 1 đề tài + 1 nhiệm vụ

17 Trung tâm NC&CGCN 1 đề tài

18 Viện Vật lý 1 đề tài

19 Trường Đại học KH&CN Hà Nội 2 đề tài + 1 nhiệm vụ

Kết quả công bố quốc tế tại Học viện khoa học và Công nghệ từ các dữ liệu quốc tế: Theo Scopus (Scopus là cơ sở dữ liệu thư mục của NXB Elsevier, xuất hiện lần đầu vào năm 2004, bao gồm gần 40.000 tựa đề (title) được thống kê từ khoảng 34350 tạp chí hàng đầu có phản biện (peer review) thuộc các lĩnh vực: toán học, công nghệ thông tin, vật lý, hóa học, khoa học

sự sống, khoa học trái đất, môi trường, y học … và khoa học xã hội), số liệu các công bố thuộc danh mục ISI và Scopus của Học viện từ năm 2015 đến nay như sau: Năm 2015: 02 bài; Năm 2016: 33 bài; Năm 2017: 113 bài; Năm 2018: 138 bài (tính đến 31/8/2018).

Hình 10. Số công bố quốc tế thuộc danh mục ISI và Scopus của Học viện KH&CN

giai đoạn 2015-2018 (số liệu năm 2018 tính đến 31/8/2018) [12, Tr 6]

Học viện KHCN hiện xếp thứ 7 trong hệ thống các Trường Đại học của Việt Nam về kết quả công bố quốc tế trong hệ thống các tạp chí thuộc danh mục Scopus.

Hình 11. Nhóm 20 Trường Đại học Việt Nam có số công bố quốc tế thuộc danh mục SCOPUS cao nhất (Tính từ 1/1/2017-30/6/2018) [12, Tr 8]

Ngoài số lượng công bố, chất lượng các bài báo quốc tế của Học viện KHCN luôn được chú trọng. Năm 2017 công bố có chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor) cao nhất của Học viện KHCN là 8,586 (nhóm tác giả Ngô Quốc Anh

và cs.). Năm 2018 tính đến tháng 31/8/2018, công bố công bố có chỉ số Impact Factor cao nhất của Học viện là 21,85 trên tạp chí Advanced Energy materials (nhóm tác giả Trần Đại Lâm và cộng sự).

Hình 12. Top 20 trường đại học theo tổng các bài báo (bên trái), trong đó có tính đến số bài báo có tác giả của các trường đóng vai trò tác giả liên hệ, bên cạnh số bài báo chỉ có

đồng tác giả; và biểu đồ chỉ số đóng góp (bên phải)[13, Tr 9].

Ngoài ra, nhiều giảng viên của Học viện có thành tích trên 10 công bố thuộc danh mục ISI trong một năm. Điều đó khẳng định tiềm lực nghiên cứu của các giảng viên của Học viện KH&CN.

Tuy nhiên so với nhiều Trường Đại học trong khu vực và quốc tế, thành tích trên vẫn còn rất khiêm tốn. Chẳng hạn, so với Đại học King Mongkut's University of Technology Thonburi của Thái Lan (trường đại học xếp nhóm đầu của Đông Nam Á, xếp thứ 301-340 ở Châu Á) thì số công bố của Học viện KHCN vẫn còn khoảng cách khá xa.

Kết luận Chƣơng 2

Trong Chương 2, tác giả đã nêu hiện trạng nguồn lực KH&CN trong ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện Khoa học và Công nghệ, bao gồm: Cơ sở hạ tầng. Nguồn nhân lực KH&CN, Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị phần cứng, bảo mật thông tin và hiện trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế,...

Chương 2 đã cung cấp cơ sở lý luận để tác giả phân tích, nhận diện những rào cản về nguồn lực KH&CN trong ứng dụng thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Chương 3.

CHƢƠNG 3. RÀO CẢN NGUỒN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 60 - 65)