Giới thiệu về Học viện KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 35 - 44)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Giới thiệu về Học viện KH&CN

-Học viện Khoa học và Công nghệ (Tên tiếng Anh: Graduate University of Sciences and Technology, viết tắt: GUST) được thành lập theo Quyết định số 1691/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Học viện Khoa học và Công nghệ là cơ sở giáo dục công lập, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; có chức năng đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

-Trụ sở làm việc của Học viện KH&CN

Địa chỉ của Học viện KH&CN tại: Toà nhà Ươm tạo công nghệ nhà A28, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

CƠ CẤU TỔ CHỨC HỌC VIỆN

Hình 1.Cơ cấu tổ chức của Học viện KH&CN [11, Tr 14]

Hiện trạng về nguồn lực của Học viện KH&CN

Học viện được thành lập dựa trên nguồn lực đã có về đào tạo sau đại học ở các Viện chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN - Cơ quan nghiên cứu đứng đầu cả nước về Khoa học Công nghệ. Nhờ phát huy nguồn lực của Viện Hàn lâm KHCNVN, Học viện là cơ sở đào tạo sau đại học và nghiên

cứu khoa học hàng đầu đất nước về các chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

-Về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu sinh (NCS) và học viên cao học: Hiện tại Học viện đang triển khai đào tạo khoảng 1.000 NCS tại 12 Khoa: Khoa Toán học; Khoa Hóa học; Khoa Vật lý; Khoa Công nghệ sinh học; Khoa Các khoa học trái đất; Khoa Khoa học và Công nghệ biển; Khoa Địa lý; Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông; Khoa Sinh thái tài nguyên và Môi trường; Khoa Khoa học vật liệu và Năng lượng; Khoa Cơ học và Tự động hóa. Học viện đang đào tạo hơn 200 học viên cao học tại 7 khoa: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Sinh thái tài nguyên sinh vật, Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường.

SỐ LƢỢNG NGHIÊN CỨU SINH VÀ HỌC VIÊN CAO HỌC NĂM 2017

Hình 2. Số lượng NCS và học viên cao học của Học viện KH&CN [11, Tr 13]

Học viện có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với 746 giảng viên (trong đó có 55 Giáo sư, 190 Phó Giáo sư, 501 Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học) thuộc các đơn vị của Viện Hàn lâm KHCNVN đang tham gia vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện KH&CN.

SỐ LƢỢNG GIẢNG VIÊN NĂM 2017

Hình 3. Số lượng giảng viên của Học viện KH&CN [11, Tr 14]

-Về cơ sở vật chất phòng học: Học viện có hệ thống hội trường và 4 phòng học tại Tòa nhà Ươm tạo công nghệ (nhà A28), 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy Hà Nội; 4 phòng học tại Tòa nhà số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và một số phòng học tại một số Viện nghiên cứu chuyên ngành đã và đang đào tạo sau đại học;

-Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Học viện có hệ thống trang thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin thư viện hiện đại nằm tại 37 Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm;

-Về quy mô đào tạo: Học viện tổ chức đào tạo 53 chuyên ngành đào tạo ở trình độ Tiến sỹ, 18 chuyên ngành đào tạo ở trình độ Thạc sĩ.

-Về phạm vi địa lý: Học viện hiện là đầu mối đào tạo sau đại học của tất cả các Viện chuyên ngành của Viện Hàn lâm, các cơ sở đào tạo của Học viện trải dài trên khắp đất nước, từ Bắc – Trung - Nam. Học viện tổ chức thành 6 khu vực đào tạo: Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Nha Trang, khu vực miền Trung, khu vực Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Bắc.

-Về mô hình tổ chức, hoạt động đào tạo: Mô hình và cơ chế hoạt động của Học viện mang tính đặc thù cao theo mô hình đầu mối, chủ trì kết nối, hỗ trợ công tác đào tạo với các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN,

-Về đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý đào tạo tại Học viện: Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Học viện bao gồm: Lãnh đạo Học viện, các cán bộ quản lý đào tạo của các Phòng chức năng tại trụ sở chính (18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) và đội ngũ cán bộ tại các Khoa nằm ở các Viện chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN.

Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tại Học viện hiện nay (tính đến tháng 12/2017) gồm: 38 cán bộ viên chức và người lao động (trong đó có 03 Giáo sư, 08 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 03 Thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học) với 17 cán bộ trong biên chế và 21 nhân viên hợp đồng do Học viện trả lương [11, Tr 10].

Ngoài ra, Học viện có một lực lượng cán bộ kiêm nhiệm hùng hậu, có kinh nghiệm trong việc đào tạo và quản lý đào tạo tại 12 Khoa nằm ở 37 Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN. Các Viện nghiên cứu chuyên ngành trước đây đều là các cơ sở đào tạo sau đại học hàng đầu, có uy tín cao, đặc biệt là đào tạo trình độ tiến sĩ.

-Tính đặc thù trong quản lý đào tạo của Học viện KH&CN

Hiện nay, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN có chức năng nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học gồm:

Bảng 2.1 Các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia phối hợp về công tác đào tạo với Học viện KH&CN [11, Tr 18]

Địa điểm Viện chuyên ngành

Hà Nội

o Học viện Khoa học và Công nghệ

o Viện Cơ học

o Viện Công nghệ sinh học

o Viện Công nghệ môi trường

o Viện Công nghệ thông tin

o Viện Công nghệ vũ trụ

o Viện Địa chất

o Viện Địa chất và công nghệ biển

o Viện Viện Địa lý

o Viện Hóa học

o Viện Hóa học và các hợp chất thiên nhiên

o Viện Hóa sinh biển

o Viện Khoa học vật liệu

o Viện Khoa học và năng lượng

o Viện Kỹ thuật nhiệt đới

o Viện Nghiên cứu hệ gen

o Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật

o Viện Toán

o Viện Vật lý

o Viện Vật lý địa cầu

o Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học

o Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

o Trung tâm đào tạo, tư vấn & chuyển giao công nghệ

o Trung tâm phát triển công nghệ cao

o Trung tâm tin học và tính toán

o Trung tâm vin học và tính

Hải Phòng

o Viện Tài nguyên môi trường biển

Huế

o Viện Nghiên cứu khoa học miền trung

Nha Trang

 Viện Hải dương học

 Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nha Trang

Hồ Chí Minh

 Viện Cơ học và Tin học ứng dụng

 Viện Công nghệ hóa học

 Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh

 Viện Sinh thái học miền nam

 Viện Khoa học và vật liệu ứng dụng

 Viện Sinh học nhiện đới

Bảng 2.2. Các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành tham gia đào tạo tại 12 Khoa tại Học viện Khoa học và Công nghệ [11, Tr 14]

Các Khoa Đơn vị chuyên ngành tham gia đào tạo theo Khoa

Khoa Toán học Viện Toán

Khoa Hóa học Viện Hải dương học; Viện Kỹ thuật nhiệt đới; Viện Công nghệ môi trường; Viện Công nghệ hóa học; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Hóa học; Viện Hóa sinh biển; Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Khoa học vật liệu; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; …

Khoa Vật lý Viện Vật lý; Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh; Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học; Viện Khoa học vật liệu; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; …

Khoa Cơ học và Tự động hóa

Trung tâm vệ tinh quốc gia; Viện Cơ học; Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học; Viện Cơ học và tin học ứng dụng; …

Khoa Khoa học Vật liệu và Năng lượng

Trung tâm phát triển công nghệ cao; Viện Kỹ thuật nhiệt đới; Viện Vật lý; Viện Công nghệ môi trường; Viện Công nghệ hóa học; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Công nghệ sinh học; Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh

Viện Hóa học; Viện Khoa học Năng lượng; Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học; Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Khoa học vật liệu; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; …

Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông

Viện Công nghệ thông tin; Viện Công nghệ viễn thông; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng; …

Khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Nghiên cứu hệ gen; Viện Địa lý; Viện Hải dương học; Trung tâm phát triển công nghệ cao; Viện Vật lý; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang;Viện Công nghệ sinh học; Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh; Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung; Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh; Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Viện Sinh học nhiệt đới; Viện Sinh thái học Miền Nam; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; …

Khoa Công nghệ môi trường

Viện Công nghệ môi trường; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Công nghệ sinh học; Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung; Viện Hóa học; Viện Hóa sinh biển; Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Khoa học Vật liệu; Viện Sinh học nhiệt đới; Viện Nghiên

Khoa Địa lý Viện Địa lý; Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung; Viện Vật lý địa cầu; Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; …

Khoa Các khoa

học Trái đất Viện Địa lý; Viện Địa chất; Viện Hải dương học; Trung tâm vệ tinh quốc gia; Viện Địa chất; Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh; Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Viện Vật lý địa cầu; Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; … Khoa Khoa học và

Công nghệ biển

Viện Địa lý; Viện Địa chất; Viện Hải dương học; Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Công nghệ sinh học; Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung; Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Viện Vật lý địa cầu; Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh; Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Viện Tài nguyên và môi trường biển;…

Khoa Công nghệ

Sinh học Viện Công nghệ sinh học; Viện Nghiên cứu hệ gen; Trung tâm phát triển công nghệ cao; Viện Công nghệ môi trường; Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang; Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung; Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam; Viện Hóa sinh biển; Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Sinh học nhiệt đới; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; …

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện (ban hành theo Quyết định số 2051/QĐ-VHL ngày 29/12/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN), Học viện là đầu mối điều phối, hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học ở tất cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó, đội ngũ giáo viên đào tạo, hoạt động nghiên cứu phục vụ đào tạo được lấy trực tiếp tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Bộ máy ở các khoa, bộ môn, hội đồng khoa, hội đồng khoa học đào tạo Học viện hầu hết là các cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành và kiêm nhiệm tại Học viện. Với mô hình trên, cơ chế hoạt động của Học viện mang tính đặc thù cao, hoàn toàn khác biệt với các Đại học phổ biến ở Việt Nam, cụ thể là:

-Về đào tạo tiến sĩ, các Viện chuyên ngành nằm trên khắp đất nước quản lý đào tạo tiến sĩ từ khi tuyển sinh tới khi bảo vệ xong cấp cơ sở, Học viện quản lý đào tạo tiến sỹ từ khi phản biện độc lập, bảo vệ cấp Học viện và cấp bằng tiến sĩ. Về đào tạo thạc sĩ, Học viện quản lý công tác đào tạo thạc sĩ tập

trung tại Học viện, còn các Viện chuyên ngành tham gia công tác đào tạo, giảng dạy theo điều phối của các Khoa và Học viện.

-Với tính đặc thù trong mô hình quản lý của Học viện, với sự phân bố rộng khắp cả nước của các Viện nghiên cứu chuyên ngành, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi đặt ra phương pháp luận nhằm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác đào tạo phù hợp với đặc thù của Học viện.

-Việc áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo tại Học viện không thể sử dụng giải pháp phần cứng và phần mềm đóng gói một cách đơn lẻ mà cần tiếp cận cách đào tạo theo hướng E-learning nhưng có sự điều chỉnh, cân đối một cách hợp lý với đặc thù của Học viện; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 35 - 44)