Rào cản về thông tin KH&CN (tin lực)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 70 - 72)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.4.Rào cản về thông tin KH&CN (tin lực)

3.1. Rào cản về nguồn lực KH&CN trong ứng dụng CNTT của Học viện

3.1.4.Rào cản về thông tin KH&CN (tin lực)

Thông tin KH&CN cần đẩy mạnh hơn sự tham gia vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là internet kết nối vạn vật (IoT –

Vai trò của thông tin KH&CN là rất lớn. Do vậy, Học viện KH&CN cần định hướng rõ hoạt động thông tin. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa với mục tiêu xây dựng Hệ tri thức việt số hóa thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa, số hóa, lưu trữ...và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực. Đây là vấn đề lớn, chắc chắn cần tích cực chủ động tham gia vào phát triển Hệ tri thức việt số hóa

Hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học, bên cạnh rất nhiều các nhiệm vụ phải thực hiện, nhiệm vụ là đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cốt yếu Trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ nêu trên, các cơ sở giáo dục đại học đã và đang quản lý một lượng thông tin KH&CN lớn, đa dạng, phong phú tùy theo từng chuyên ngành đào tạo. Nếu nguồn tin KH&CN này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nguồn tin KH&CN Quốc gia nói riêng và cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta nói chung. Tuy nghiên, việc quản lý và triển khai các nguồn tin này vẫn đang còn gặp phải nhiều vấn đề tồn tại như khó khăn trong việc xử lý, quản lý và phân loại thông tin KH&CN. Hàng năm tại Học viện KH&CN có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện với nhiều cấp độ khác nhau. Do vậy, nguồn tin KH&CN chứa đựng trong các công trình nghiên cứu này là hết sức phong phú và đa dạng về chất lượng cũng như số lượng. Ta có thể kể đến nguồn thông tin KH&CN được sinh ra tại Học viện KH&CN liên quan đến lĩnh vực KH&CN như các đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên, luận văn của học viên cao học, luận án của Nghiên cứu sinh và các thông tin về Hội thảo khoa học, Diễn đàn, Hội nghị … đây là những nguồn thông tin KH&CN có giá trị cần được quản lý bài bản và có tổ chức. Thực tế tại Học viện KH&CN các nguồn thông tin KH&CN này lại chưa được lưu trữ một cách có tổ chức, có hệ thống làm sao có thể phục vụ cho việc tìm kiếm và khai thác một cách tốt nhất. Do vậy khiến cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đề tài gặp khó khăn hoặc không thể tìm được công trình, đề tài khoa học mà mình cần. Ngoài ra, công tác tuyên truyền quảng bá thông tin về các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học

còn chưa được chú trọng, công tác này hiện tại Học viện chưa được triển khai. Điều này dẫn đến một thực tế, đó là các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng và những tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng không tìm đến được với nhau. Sự kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp để ứng dụng các đề tài nghiên cứu vào thực tế rất khó khăn.

Hiện tại Học viện chưa tổ chức nhiều lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên và nhân lực thông tin; tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển giao công nghệ và những vấn đề thiết thực phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện rào cản về nguồn lực Khoa học và Công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu Khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học (Trang 70 - 72)