- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
4.2. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội tôn vinh con ngƣời
4.2.3. Tôn vinh công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Trải qua nhiều thời đại, ca dao, tục ngữ đã trở thành tiếng nói của dân gian Việt Nam. Không nằm ngoài quỹ đạo đó, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội cũng phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô. Các biến cố lịch sử ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân chúng, nhất là loạn lạc. Chiến tranh gây cảnh điêu tàn, chết chóc, nhà tan cửa nát. Nhân dân chỉ biết kêu trời, bày tỏ nỗi oán thán.
Có thể nói, giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu và đậm nét nhất của người Hà Nội là truyền thống yêu nước chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ thủ đô. Từ huyền thoại Thánh Gióng vào đời vua Hùng thứ 6, đến thời vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở Đông Anh với chuyện tình Mị Châu – Trọng Thủy để lại bài học vô giá về tinh thần cảnh giác với họa xâm lăng; từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng lôi kéo được nhiều tướng và quân sĩ, đến Triệu Việt Vương đánh du kích ở đầm Dạ Trạch … Tất cả đều để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước của người Hà Nội.
Năm 1010 mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử Thăng Long nói riêng và lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung khi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô về Thăng Long. Nơi đây trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu chống xâm lược và bảo vệ đất nước.
Lòng tự trọng bắt nguồn từ ý thức dân tộc, trân trọng và tự hào về truyền thống vẻ vang của tổ tiên, ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trong quá trình cách mạng và kháng chiến.
Những câu ca dao – ngạn ngữ nói về cổ tích, truyền thuyết Hà Nội nếu không dựng lại hình tượng của những nhân vật anh hùng chống giặc cứu dân thì cũng là phản ánh công cuộc xây dựng đất nước, thể hiện ý chí bất khuất, lòng yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa của nhân dân ta:
Chỉ núi, núi tan; chỉ ngàn, ngàn cháy.
Tương truyền, Sơn Tinh được Thái Bạch Kim Tinh cho cây gậy thần, có đầu sinh và đầu tử. Đầu sinh chỉ vào người chết, người chết sống lại; chỉ vào cây khô héo lại hóa xanh tươi. Đầu tử chỉ vào thành, thành tan; chỉ vào núi, núi lở. Sơn Tinh đã dùng gậy thần để chiến thắng Thủy Tinh và cứu dân độ thế. Thực và ảo đan xen, tạo màn sương bao phủ lên cảnh vật, làm cho không gian Thăng Long – Hà Nội thêm huyền diệu, đậm đà chất tâm linh cổ kính.
Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này khi là thủ đô của cả nước, từng bị ngoại xâm chiếm đóng, nhưng rồi lại trở về với nhân dân:
Cơm nắm chợ Săn, phá tan quân Bún Thượng.
TNHN III tr.127
Sử sách ghi lại rằng, vua Lê Trung Tôn bị nhà Mạc cướp ngôi, phải chạy vào Thanh Hóa, sau lại ra khôi phục đất Thăng Long. Quân Mạc bấy giờ phải lui về Bún Thượng (xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ). Quân Lê tiến đến chợ Săn (xã Liên Quan, huyện Thạch Thất), nhân đêm tối truyền quân lính giở cơm nắm ra ăn, rồi kéo đến phá tan được quân Mạc ở Bún Thượng.
Trong thời kỳ Trần, Hồ, Mạc, sự phân định quyền hạn giữa vua Lê và Chúa Trịnh trở thành một đặc điểm quan trọng và chi phối tất cả các đặc điểm khác. Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có vua Lê mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên toàn cõi Đại Việt và chỉ có vua Lê mới có niên hiệu, còn Trịnh vương chỉ là bầy tôi. Đến đầu thời Lê – Trịnh, chúa Trịnh lại nắm hầu hết binh quyền trong tay. Vì vậy, giữa hai dòng họ này luôn có những mâu thuẫn về mặt quyền lợi gia tộc. Sự tồn tại của vua Lê chính là tấm bình phong tốt nhất cho sự tồn tại của chúa Trịnh. Và ngược lại, vua Lê phải dựa vào thực quyền của chúa Trịnh để điều hành đất nước. Chính vì lẽ đó, dân gian có câu tục ngữ:
Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong.
TNHN III tr.147
Có thể nói, mặc dù với số lượng không nhiều, nhưng tục ngữ Hà Nội phản ánh lịch sử đã tạo nên những dấu ấn quan trọng, đặc biệt là tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, tinh thần đoàn kết dân tộc theo ngọn cờ chính nghĩa của các
anh hùng. Từ đó góp phần vào nội dung phản ánh những mốc son lịch sử, đồng thời tạo nên cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.