Văn hóa ứng xử của người Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 31 - 35)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử

1.3.3. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội

Văn hóa người Hà Nội là một phạm trù rộng, quan hệ chặt chẽ với đời sống tinh thần và vật chất của con người. Muốn xây dựng văn hóa người Hà Nội đòi hỏi phải đạt nhiều chuẩn mực trong một thời gian dài, trước hết là trong lời nói, việc làm và phong cách sống. Với phong cách giao tiếp phải thể hiện những nét phong nhã, lịch lãm, tinh tế hào hoa khác với tác phong xô bồ, tùy tiện, tự do … Còn ứng xử là cách phản ứng trong đối nhân xử thế: “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Thăng Long – Hà Nội xưa nay vẫn là nơi hội tụ anh tài của cả nước. Người kinh thành luôn được đồng bào cả nước xem trọng như một mẫu hình tiêu biểu, đại diện cho phẩm chất của con người Việt Nam: gắn bó sâu sắc với sự nghiệp xây dựng, phát triển thủ đô, có tác phong công nghiệp và tài hoa trong lao động, sáng tạo, lịch sự, văn minh trong lối sống.

Văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội không phải là nền văn hóa “bản địa khép kín” trong khuôn khổ một cộng đồng biệt lập, mà nơi đây là trung tâm hội tụ tài năng, ý chí, bản sắc và bản lĩnh của mọi miền đất nước quy nhập vào, trở thành biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc trong giao lưu khu vực và quốc tế. Sức mạnh tinh thần của người Hà Nội luôn luôn được bảo lưu, kế thừa và phát triển để đáp ứng với yêu cầu của dân tộc và thời đại.

Không chỉ là Thủ đô của cả nước – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, dấu ấn sâu đậm mà Hà Nội để lại chính là hình ảnh một thành phố với nét hào hoa, thanh lịch. Người Việt Nam, đặc biệt là người dân đồng bằng Bắc Bộ thường lấy Hà Nội làm quy chuẩn cho những

thói quen ứng xử, những cách ăn mặc, ẩm thực, vui chơi … Sự thanh lịch của người Thăng Long – Hà Nội được thể hiện trong từng lời nói. Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Cho đến những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa, nhiều làng ven ngoại thành sát nhập vào Hà Nội nên tiếng nói và cách phát âm ít nhiều cũng có sự thay đổi. Tuy vậy, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội còn căn cứ vào việc biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ trong giao tiếp xã hội.

“Thanh, lịch đã trở thành truyền thống của người Thăng Long – Hà Nội, một vầng sáng của tân thức Việt Nam. Nói đến “thanh” là nói đến sự thanh cao trong tư tưởng, đạo đức, tình cảm, tâm hồn; là nói đến thanh nhã trong nói năng, hành động; là nói đến thanh đạm trong cuộc sống đời thường và thanh liêm với của cải xã hội. Còn “lịch”, phải chăng là đề cập đến sự lịch lãm – xem nhiều, lịch duyệt – hiểu rộng, lịch thiệp trong giao tiếp và lịch sự trong ứng xử. Nếu như ở vế “thanh”, con người phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng mới có, thì ở vế “lịch” lại do sự từng trải và kinh nghiệm sống đúc kết nên. Phải có cả thanh và lịch mới đầy đủ trọn vẹn.

Thanh lịch không phải thứ trừu tượng, nó được thể hiện rõ rệt trên nhiều mặt của cuộc sống, trong nhiều lĩnh vực: ăn nói, ăn mặc, ăn học, ăn làm, ăn ở, ăn uống cho đến ăn chơi trong lối sống và trong các phong tục, tập quán khác. Nó cũng không phải là thứ bất biến mà có thay đổi điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung, tước bỏ qua từng thời đại lịch sử, qua mỗi chế độ xã hội, để thích ứng với cuộc sống và phần nào phù hợp với luật pháp đương thời.” [46, tr.15]

Tóm lại, văn hóa ứng xử của người Thăng Long – Hà Nội chính là nét thanh lịch từ trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, đến cách cư xử khéo léo với mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Người Hà Nội có điều kiện tiếp xúc nhiều với các nền văn hóa và phong tục tập quán ở nhiều miền đất nước nên họ có sự hiểu biết và thẩm thấu văn hóa rất phong phú, tế nhị. Điều đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp tinh tế của con người Tràng An.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi hướng tới giải quyết một số nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về tục ngữ và văn hóa ứng xử của người Việt Nam nói chung và con người ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội nói riêng; đồng thời nghiên cứu một số vấn đề về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Hà Nội. Đây là những điều kiện quan trọng hình thành nên vẻ đẹp con người cũng như những giá trị văn hóa có giá trị ở vùng đất Hà thành.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đi sâu tìm hiểu những nét chung của văn học dân gian lưu hành ở Hà Nội. Văn học dân gian Hà Nội, trong đó tục ngữ là một trong những hình thức thể hiện cô đọng nhất những tri thức, kinh nghiệm và cách ứng xử, giao tiếp xã hội của người dân Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thông qua hệ thống các câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, chúng ta có thể hình dung cuộc sống của người Hà Nội xưa và suy ngẫm cho một Hà Nội nay với các phong cách sống đã có ít nhiều thay đổi.

Tóm lại, việc tìm hiểu những vấn đề tổng quan về lý luận và thực tiễn của Hà Nội trong chương 1 là việc làm cần thiết giúp chúng tôi có cơ sở đi sâu nghiên cứu những vấn đề trong văn hóa giao tiếp, ứng xử gia đình và xã hội của người Hà Nội thông qua hệ thống các câu tục ngữ một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

TỤC NGỮ TIỂU VÙNG THĂNG LONG – HÀ NỘI PHẢN ÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ

TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Nói đến Văn hóa người Hà Nội là đề cập đến tổng hòa các mối quan hệ

giao tiếp – ứng xử trên mọi mặt của đời sống xã hội, của những con người thanh lịch – văn minh, xứng đáng với Thủ đô nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, phạm vi xây dựng Văn hóa người Hà Nội phải vun đắp từ gốc, từ văn hóa gia đình – cái nôi hình thành và hoàn thiện nhân cách con người.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, tình nghĩa được đặt lên hàng đầu trong ứng xử văn hóa gia đình và lan tỏa từ gia đình ra xã hội. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ đặc thù của gia đình đối với mỗi thành viên và nhắc nhở về các mối quan hệ đó. Dù muốn hay không, mỗi gia đình đều phải chịu trách nhiệm đối với xã hội về “sản phẩm con người” của mình, cả đặc điểm sinh học cũng như hành vi, nếp sống. Tục ngữ phản ánh điều đó trong sự diễn đạt giản dị mà mang ý nghĩa triết học cao.

Toan Ánh đã viết: “Gia đình là một tổ hợp nhỏ gồm tất cả mọi người quyến thuộc trong nhà. Gia đình còn được gọi là nhà, và gia tộc là họ. Gia đình gồm vợ chồng, trên có cha mẹ, dưới có con cái; gia tộc gồm tất cả đàn ông, đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống”. [4, tr.10]

Có thể nói, gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội, nhưng gia đình phải bắt đầu từ cá nhân. Nếu ví gia đình là một tế bào thì những thành viên trong gia đình là những phần tử của tế bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Cơ sở của thế ứng xử người Việt là gia đình, rồi từ gia đình truyền thống, sẽ lan truyền ra xã hội Việt Nam. Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam nói chung và

trong hệ thống tục ngữ về Hà Nội nói riêng, ta thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này.

Khảo sát trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội” của Ths. Nguyễn

Thúy Loan, chúng tôi thống kê được 14câu tục ngữ phản ánh văn hóa ứng xử trong gia đình ra đời và lưu hành ở Thăng Long – Hà Nội.[Bảng 2.1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)