- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
3.6. Phê phán thói hƣ tật xấu trong xã hội
4.1.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết
Người Thăng Long – Hà Nội, bằng ý chí kiên cường và bàn tay lao động sáng tạo, thiên nhiên trở thành một tác phẩm nghệ thuật thẩm mỹ. Cái đẹp trong quan niệm của người Hà Nội nằm trong sự trang nhã, hài hòa.
Mọi sắc màu khí hậu, thời tiết, trừ những bất thường thì phần lớn mang tính chu kỳ. Chu kỳ ấy dựa theo bốn mùa trong năm và tiếp diễn hết ngày, hết tháng, hết năm, lâu dần tạo thành kinh nghiệm sống. Người Việt nói chung hay người Thăng Long – Hà Nội nói riêng đúc kết những kinh nghiệm ấy như “bảo bối” phục vụ đời sống của mình. Thiên nhiên rộng lớn được hợp thành bởi rất nhiều yếu tố: mặt trời, mặt trăng, các vì sao, nắng, mưa, động vật, cây cối … Hình ảnh của nó bao quanh đời sống con người. Con người quan sát tự nhiên để tích lũy trí tuệ.
Qua tục ngữ, chúng ta có thể phần nào hình dung được cách ứng xử của cha ông ta với thiên nhiên. Đối với người dân tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội, họ
cũng đúc kết được một số kinh nghiệm dự báo thời tiết vô cùng quý báu. Chẳng hạn như câu tục ngữ:
Con gái tháng hai, con trai tháng tám.
TNHN III tr.123
Tháng hai tiết trời ấm áp cũng là lúc chuẩn bị hội hè, con gái có dịp cầu duyên; tháng tám tiết trời mát mẻ thích hợp với các cuộc đua chơi của con trai.
Trong thực tế quan sát tự nhiên, nếu mưa thuận gió hòa thì lúa và hoa màu sẽ tốt, năng suất cây trồng cao. Trái lại, nếu năm nào “trái nắng trở trời” thì năng suất cây trồng thấp. Chính vì vậy, người nông dân đã nhận thức một cách sâu sắc cần phải đoán định thời tiết để mong có được sự thuận lợi trong trồng cấy mùa màng. Nhưng khi chưa có máy móc kĩ thuật đo nắng, tính mưa thì người nông dân quan sát cây cỏ thực vật để đoán định các hiện tượng thời tiết. Trong nhóm thực vật, người nông dân Hà Nội chủ yếu quan sát cây dâu hoặc cây xoan:
Dâu trơn vỏ, xoan tỏ lộc.
TNHN III tr.129
Câu tục ngữ trên cho biết, khi dâu trơn vỏ, xoan ra nhiều lộc là tiết trời ấm áp. Từ đó người nông dân có thể chủ động hơn với các kế hoạch nông nghiệp của mình. Hoặc họ có thể dựa vào khả năng quan sát mây và gió để xác định thời điểm thích hợp trong nông vụ:
Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc, động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi. TNHN II tr.175 TNHN III tr.136
Theo TNHN II, núi Độc Tôn ở cạnh núi Tam Đảo; núi Sóc còn gọi là núi Vệ Linh. Động mây ở mạn núi Độc Tôn là điềm trời sẽ có mưa to và kéo dài, người nông dân nên đổ thóc vào nồi rang cho khô. Động gió ở mạn núi Sóc là điềm trời sẽ nắng ráo, người nông dân có thể ung dung đổ thóc ra phơi.
Không chỉ căn cứ vào kinh nghiệm quan sát các hiện tượng mây và gió, mưa cũng là một trong những yếu tố thời tiết có ý nghĩa quyết định trong nông nghiệp. Có mưa mới có nước để cày, bừa, cấy, gặt. Người Hà Nội quan tâm tới mưa dưới nhiều góc độ. Chẳng hạn trong câu tục ngữ:
Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi.
TNHN III tr.155
Câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: buổi sáng có mưa cũng không kéo dài quá 2 – 3 giờ chiều (giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ; giờ Mùi từ 13 giờ đến 15 giờ).
Hay một kinh nghiệm khác dự báo thời tiết có mưa được đúc kết trong câu tục ngữ:
Đội mũ sớm mai, thắt đai chiều tối.
TNHN III tr.135
Theo kinh nghiệm dân gian, khi núi Ba Vì phủ mây trên đỉnh như đội mũ thì sớm mai sẽ mưa. Nếu mây ngang lưng núi như thắt đai thì mưa vào chiều tối.
Người nông dân Hà Nội không chỉ quan sát nắng, mưa, gió mà họ còn nghe sấm để đoán định mùa vụ của mình. Sấm và những trận mưa đầu mùa hạ đem lại cho lúa chiêm nhiều đạm và nước để lúa tốt lên, trổ bông đều.
Lúa chiêm nép ở đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. TNHN III tr.150
Bên cạnh đó, dựa vào thời gian lễ hội, dân gian cũng đúc rút được những tri thức về khí tượng, thời tiết. Nhân dân Hà Nội ghi nhớ rằng, tính theo âm lịch, cứ vào ngày mồng bảy tháng ba (ngày hội chùa Láng) thì trời nắng, vào ngày mồng chín tháng tư (ngày hội Gióng) thì thường có mưa đá. Do vậy mà dân gian có câu:
Nắng ông Từa, mưa ông Gióng.
TNHN II tr.174 TNHN III tr.157
Trong tháng tư Âm lịch, thời tiết cũng thay đổi từng ngày. Mồng bảy râm mát, mồng tám u ám, mồng chín thường có mưa đá. Hiện tượng này cũng được nhân dân Hà Nội phản ánh trong câu tục ngữ:
Râm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng.
TNHN II tr.174 TNHN III tr.166
Thăng Long – Hà Nội còn có khả năng nhìn nhận địa hình, các khu vực có đặc trưng thời tiết khác nhau. Chẳng hạn trong câu tục ngữ:
Rét xuống Sét mà ở, xuống Sở mà đi, xuống âm ti mà nằm.
TNHN II tr.173 TNHN III tr.167
Theo TNHN I, làng Sét (nay thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) có con sông Kim Ngưu ở phía Tây Bắc chảy qua. Mùa rét, gió bấc thổi lùa khắp các thôn xóm. Những người đi tới chợ Sét thường đi bằng đò trên sông này nên càng cảm thấy cái rét cắt da cắt thịt. Cả khu chợ Sét xưa kia ở trên bờ sông Kim Ngưu. Con sông này cũng chảy qua làng Sở tức Sở Thượng (nay thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai). Làng Sở xưa rất nghèo, phải đi đánh cá vào mùa rét, ngâm mình xuống nước giá ở cánh đồng trũng quanh vùng.
Có thể nói, cách diễn đạt tri thức trong tục ngữ thật phong phú, đa dạng. Kinh nghiệm dân gian nhìn mây, mưa, gió, sấm … có thể dự đoán gần đúng thời tiết ấm hay rét, rét ngắn hay rét dài. Qua những câu tục ngữ dự báo thời tiết trên, ta nhận thấy phần nào sự gắn bó của người dân đối với đồng ruộng. Từ đó họ có thể đúc kết những kinh nghiệm thực tế trong lao động, sản xuất nông nghiệp.