Lễ hội đề cao sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 53 - 54)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣờ

3.1.2. Lễ hội đề cao sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công

Cư dân Hà Nội là một cộng đồng người vừa ổn định, vừa biến động; vừa thống nhất, vừa đa dạng. Do đó, lễ hội Hà Nội rất phong phú và giàu truyền thống, do chủ thể sáng tạo văn hóa dân gian Hà Nội không chỉ có thợ thủ công mà còn có cả nông dân sống với nghề trồng lúa nước.

Có thể nói, căn cốt của các lễ hội dân gian Hà Nội là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Cổ xưa hơn cả trong các lễ hội Hà Nội có lẽ là tín ngưỡng phồn thực. Và một trong những trò diễn tiêu biểu cho đến nay vẫn được dân gian lưu truyền là tục tắt đèn trong đêm hội giã La:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, vui thì vui vậy, chẳng tầy giã La.

TNHN III tr.111

Làng La đêm giã đám, đêm cuối cùng lễ hội, đèn đuốc tắt hết, cả sàn đình cũng thành nơi tháo khoán … Trong đình đám có phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ tiến hành trong đình long trọng, lung linh, thành kính. Còn phần Hội diễn ra ngoài sân với các hoạt động chọi gà, cờ người, thổi cơm thi, đấu vật …

Trong dịp đầu xuân và trong các lễ hội lớn, ngoài những trò vui, trò diễn, tục ngữ ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội còn trân trọng ghi lại những sinh hoạt mang tính cộng đồng, những trò chơi dân gian độc đáo như: trò đuổi lợn, kéo co, thi chạy ở lễ hội làng Cầu, làng Cự, làng Ngò (thuộc xã Thạch Bàn, Gia Lâm):

Làng Cầu chém lợn, làng Cự kéo co, làng Ngò chạy ngựa.

TNHN II tr.174 TNHN III tr.144

Theo Nguyễn Vinh Phúc, phường nghề ở Hà Nội có hai dạng: dạng biệt lập (ví dụ vùng Bưởi có năm phường, trong đó Bái Ân, Trích Sài là hai phường dệt lụa, gấm; Yên Thái, Hồ Khẩu là hai phường làm giấy; Võng Thị là phường nấu rượu, trồng hoa) và dạng xen ghép với các phường buôn (ví dụ như phố Hàng Tiện bao gồm cư dân làng Nhị Khê – Hà Tây cũ, Trâu Khê – Hà Đông làm nghề kim hoàn, thợ bạc; Đồng Sầm – Thái Bình …). Do hình thái cư trú như vậy nên một mặt

những người thợ thủ công này quy tụ thành cụm cư dân, phối hợp sản xuất kinh doanh, cùng sinh hoạt xã hội và văn hóa, trong đó có việc thờ tổ nghề. Mặt khác, họ vẫn giữ liên hệ mật thiết với làng gốc, thông qua các quan hệ thân tộc và thờ cúng. Các phường, phố nghề như vậy cũng hình thành nên các đình, đền, chùa, quán, nơi sinh hoạt tâm linh của đồng bào.

Lễ hội ở Hà Nội nói riêng và các lễ hội khác trên cả nước nói chung đều xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp. Do bề dày lịch sử văn hóa, trải qua nhiều thế hệ, lớp văn hóa sau lại bồi đắp, chồng phủ lên lớp văn hóa trước nên lễ hội ở Hà Nội có sự pha trộn giữa các nhóm lễ hội với nhau, tạo nên một không gian văn hóa lễ hội độc đáo, đa dạng, nhiều màu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)