Lễ hội tôn vinh các di tích lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 54 - 56)

- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

3.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣờ

3.1.3. Lễ hội tôn vinh các di tích lịch sử

Chúng ta tự hào về đất nước Việt Nam – một đất nước có đến 54 dân tộc anh em, với những vùng đất có lịch sử mấy ngàn năm; một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông; một đất nước với ba miền Bắc – Trung – Nam – cũng là ba vùng văn hóa khác nhau nhưng lại hòa quyện vào nhau, vừa riêng biệt, vừa mang những nét chung, tạo thành thể thống nhất. Càng tự hào hơn khi chúng ta là những người con sinh ra và lớn lên trên vùng đất Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Trong các di tích cổ xưa của Hà Nội, chùa Thầy là một quần thể kiến trúc rộng lớn, đa dạng. Các công trình kiến trúc này tọa lạc trên thế đất thiêng, dân gian gọi là khu đất "hàm rồng". Năm xưa, chúa Trịnh Căn đã phác họa trong bài ký ghi trên vách núi, rằng chùa Thầy "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa". Chùa không có nghi môn, tam quan, lại vừa thờ Phật theo Mật Tông, vừa thờ Thánh. Đức Thánh được thờ ở chùa Thầy là Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một vị cao tăng thời Lý (thế kỷ XI).

Chẳng vui cũng thể hội Thầy, chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài. TNHN III tr.117

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu

của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 này.Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm với những nghi thức tôn giáo và trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước.

Mồng bảy hội Thầy, mồng mười hội Xếp nhớ ngày mà đi.

TNHN III tr.152 Mồng bốn tháng ba, trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy.

TNHN III tr.153

Bên cạnh đó, khu vực ba làng Láng (Láng Thượng, Láng Trung và Láng Hạ) có mật độ di tích khá dày đặc. Nổi tiếng nhất phải kể đến chùa Láng nơi có hội lớn trùng ngày với hội đình Ứng Thiên (xưa thuộc trại An Lăng, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, bên cạnh thành Thăng Long).

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, trở về hội Láng trở ra hội Thầy. TNHN III tr.162

Tài liệu cũ ghi chép rằng: Hội Láng không phải được tổ chức hàng năm mà cứ phải mươi, mười lăm năm, nhất là vào những lúc mưa thuận gió hòa, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm, hội mới được mở. Hội được mở cùng với hội chùa Thầy, nơi tu hành của đức thiền sư. Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch trước kia. Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám rước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ trưa) đám rước thật nhanh đi về chùa Cả. Đêm đó có hát chèo vãn hội.

Hình thức hội Láng nằm trong hệ thống các phong tục hội hè miền phụ cận kinh thành Thăng Long. Trải qua nhiều đời, nó đã đóng góp vào quá trình sinh hoạt văn hoá dân gian chốn đế đô một tổng thể lễ tiết phong phú và độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng thăng long hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)