Trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 25 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. LÝ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ

1.1.2.2. Trong tiếng Việt

Đặc trƣng của thành ngữ đƣợc thể hiện qua hai đặc trƣng cơ bản đó là đặc trƣng về cấu tạo và đặc trƣng về ý nghĩa:

Đặc trưng về cấu tạo

Về đặc trƣng cấu tạo, thì thành ngữ trong tiếng Việt đƣợc coi là một loại cụm từ cố định, có hình thái – cấu trúc bền vững.

Theo Nguyễn Công Đức (1995) tập trung nghiên cứu thành ngữ ở hai bình diện cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Về cấu trúc hình thái, ông cho rằng có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thƣờng [7].

Hoàng Văn Hành dựa vào cấu trúc đã chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hoá. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng lại đƣợc chia thành hai kiểu là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng. Mỗi loại lại có đặc điểm ngữ nghĩa tƣơng ứng [11].

Lƣơng Văn Đang - Nguyễn Lực xác định ba đặc tính cơ bản của thành ngữ tiếng Việt [14]:

a. Về mặt kết cấu hình thái, thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định, cũng có thể có thành ngữ tính cố định cao, kết cấu vững chắc, đạt mức một ngữ cú cố định.

b. Ngoài kết cấu hình thái, còn cần phải xem về mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ. Mặt này rất phức tạp. (…) Có ngƣời xem nghĩa của thành ngữ có tính chất biểu trƣng.

c. Xem xét quá trình vận động và sử dụng của thành ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề phức tạp.

Xét về mặt cấu tạo, có thể chia thành ngữ tiếng Việt thành 3 loại:

- Thành ngữ đƣợc cấu tạo theo quy tắc đối: Loại này phổ biến nhất, chiếm 56% tổng số, có tính chất đối ứng giữa các bộ phận và các thành tố tạo nên thành ngữ [17]. Hầu hết là gồm 4 thành tố lập thành hai vế đối ứng nhau, quan hệ giữa hai vế đƣợc thiết lập nhờ tính tƣơng đồng về ngữ nghĩa, ngữ pháp. Phép đối ứng đƣợc xây dựng qua hai bậc: đối ý và đối lời:

Ví dụ: “Đầu voi đuôi chuột”; “Đầu xuôi đuôi lọt”; “Trên đe dưới búa”;

Mẹ tròn con vuông”…

- Thành ngữ đƣợc cấu tạo theo quy tắc so sánh: Trong đó thành ngữ so sánh là một loại thành ngữ quan trọng trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt. Theo thống kê của chúng tôi, loại thành ngữ này có khoảng hơn 600 đơn vị [17]. Thành ngữ so sánh là một cụm từ bền vững, đƣợc hình thành từ phép so sánh và thƣờng có nghĩa biểu trƣng.

Ví dụ: “Ăn ở như bát nước đầy”; “Chắc như cua gạch”; “Dai như đỉa

đói; “Gắt như mắm tôm”; “Len lét như rắn mồng năm”…

- Thành ngữ cấu tạo bằng ghép từ: Loại này không sử dụng phép đối, phép so sánh mà là cố định hóa, thành ngữ hóa một đoạn tác ngôn vốn đƣợc cấu tạo trên cơ sở luật kết hợp bình thƣờng trong tiếng Việt:

Ví dụ: “Theo voi hít bã mía”; “Gió chiều nào xoay chiều ấy”; “Trăm voi

không được bát nước xáo”; “Vạch áo cho người xem lưng”…

Thành ngữ đƣợc xem là một tổ hợp có nghĩa khi phát ngôn và chúng thƣờng không thể tách thành các thành tố nhỏ hơn hay có thể tổng hợp thành những đơn vị lớn hơn. Do vậy, thành ngữ đƣợc xem nhƣ là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt. Nhìn chung về hình thức cấu tạo, thành ngữ trong tiếng Việt là những nhóm từ cố định, quen đi với nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống. Tuy nhiên chữ cố định ở đây cũng có nghĩa tƣơng đối. Ví dụ chúng ta có câu “dày gió dạn sương”, nhƣng cũng có thể nói “gió sương dày

dạn”; chúng ta nói “dễ như trở bàn tay”, nhƣng cũng có thể nói “dễ như lật bàn tay”. Trật tự của các từ trong nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, nhƣng vẫn đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa.

Đặc trưng về ngữ nghĩa:

Phần lớn các tác giả trong những công trình nghiên cứu về từ vựng – ngữ nghĩa nói chung đều ghi nhận nghĩa của thành ngữ là một chỉnh thể đƣợc khái quát từ nghĩa của các thành tố cấu tạo. Nghĩa khái quát đƣợc tạo lập không phải bằng phép cộng giản đơn nghĩa của các thành tố trong thành ngữ. Nghĩa của các thành ngữ là một chỉnh thể hoàn chỉnh, không phải do nghĩa các thành tố tạo nên nó cộng lại, nó biểu thị phản ánh khái niệm và có tính bóng bẩy, gợi cảm.

Điều này có thể thấy qua quan niệm, ý kiến của các tác giả về đặc trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ Việt.

Xét về đặc trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Đức Dân (1986) cho rằng “Nghĩa của thành ngữ đƣợc hình thành qua sự biểu trƣng nghĩa của cụm từ”. Sau khi phân tích một loạt các ví dụ, ông đã khái quát đƣợc một số phƣơng thức biểu trƣng nghĩa của thành ngữ. Từ các phƣơng thức biểu trƣng ngữ nghĩa đó có thể dễ dàng tìm đƣợc các biến thể của thành ngữ [3].

Phan Xuân Thành (1990) cũng nhấn mạnh tính biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ khi ông cho rằng ý nghĩa của thành ngữ là sự hoà hợp, chung đúc nghĩa của từng thành tố tạo nên nó. Ở mỗi thành ngữ, các thành tố có tính biểu trƣng khác nhau. Có thành tốmang tính biểu trƣng cao, nhƣ chìa khoá của thành ngữ. Cũng có những thành tố có tính biểu trƣng đơn giản, những thành tố này thƣờng gặp ở thành ngữ so sánh. Đặc biệt, có những thành tố mang tính biểu trƣng phức tạp mà ở đó thƣờng tàng ẩn những tri thức dân gian sâu sắc [24].

Qua đó cho thấy tính biểu trƣng có ý nghĩa rất lớn đối với thành ngữ. Tính biểu trƣng của thành ngữ liên quan mật thiết đến đời sống xã hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng của nhân dân. Các thành tố trong thành ngữ có mức độ biểu trƣng khác nhau và một thành tố có thể mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng khác nhau.

Do tính chất đặc thù về cấu tạo hình thức và về nội dung ý nghĩa nên thành ngữ thƣờng lƣu giữ rất nhiều những đặc trƣng phản ánh rõ cách tƣ duy, đặc điểm lịch sử văn hoá cũng nhƣ không gian, môi trƣờng tự nhiên và xã hội của con ngƣời là chủ nhân của kho tàng thành ngữ đó. Thành ngữ tiếng Việt thƣờng thể hiện một trong những ngữ nghĩa sau:

- Thành ngữ Việt còn đúc kết về những kinh nghiệm tự nhiên, kinh nghiệm trong lao động sản xuất: “Gần sông quen tiếng cá, gần rừng không lạ tiếng chim”; “Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to”; “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”…

- Thành ngữ đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống, nhân sinh: “Biết

mèo nào cắn mèo nào”; “Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời”;Chim khôn

ai nỡ bắn, người khôn ai nỡ nói nặng”; “Đường dài hay sức ngựa, nước loạn

biết tôi ngay”

- Thành ngữ thể hiện tình cảm về gia đình, làng xóm, cộng đồng, quê hƣơng, đất nƣớc: Anh em hạt máu sẻ đôi”; “Con chẳng chê cha mẹ khó,

chó chẳng chê chủ nghèo”; Có vợ có chồng như đũa có đôi”; Bán anh em xa

mua láng giềng gần”...

- Thành ngữ phản ánh những tiêu cực của xã hội: “Mua quan bán tước”; “Con ông cháu cha”; “Chân ngoài dài hơn chân trong”….

- Thành ngữ phản ánh về hoàn cảnh sống của con ngƣời: “Chim trời cá nước”; “Cơm gà cá gỏi”; “Lên voi xuống chó”; “Cá chậu chim lồng”...

- Thành ngữ phản ánh về tâm trạng, cảm xúc của con ngƣời: “Mát mày mát mặt”, “Mặt như gà cắt tiết”, “Lòng như lửa đốt”...

- Thành ngữ miêu tả đặc điểm thể chất, ngoại hình, tính cách của con ngƣời nhƣ: “Thắt đáy lưng ong”;Mày ngài, mắt phượng”; “Chim sa cá

lặn”,“Dữ như cọp”; “Miệng hùm gan sứa”; “Dạ cá long chim”; “Cáo giả oai

hùm”...

Thành ngữ tiếng Việt có thể đƣợc xem là một mảng hiện thực, là một sự thể hiện nào đó của tƣ duy, đánh giá, suy nghĩ của ngƣời Việt đối với hiện thực

khách quan. Bên trong thành ngữ bao gồm cả những thành tố ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, tâm thức và những quan niệm nhân sinh của những ngƣời đã sáng tạo ra thành ngữ. Chính vì vậy những giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ đã phản ánh đƣợc chiều sâu văn hóa của dân tộc. Từ các nghiên cứu trên, ta rút ra hai đặc trƣng cơ bản trong thành ngữ tiếng Việt đó là:

- Đặc trƣng thứ nhất là tính cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc (thể hiện ở sự ổn định về số lƣợng và về trật tự của các thành tố tạo nên thành ngữ trong sử dụng).

- Đặc trƣng thứ hai là tính hoàn chỉnh và bóng bảy về nghĩa (thể hiện ở tính trọn vẹn trong cách biểu thị những khái niệm, các sự vật, các thuộc tính, quá trình hay biểu tƣợng).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 25 - 29)