Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.3.Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

1.1. LÝ THUYẾT VỀ THÀNH NGỮ

1.1.3.Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tƣợng của thế giới khách quan, đều có đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Đồng thời thành ngữ và tục ngữ là hai thể loại có điểm tƣơng đồng nhau cả về hình thái cấu trúc lẫn khả năng thể hiện trong quá trình giao tiếp. Chúng đều là những đơn vị có sẵn, có tính cố định, bền vững về thành phần từ vựng và cấu trúc, giàu sắc thái biểu cảm khi đi vào hoạt động giao tiếp. Vì vậy để phân biệt thành ngữ và tục ngữ không phải điều đơn giản.

Trong bài “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”, Nguyễn Văn Mệnh cho rằng “giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn có thể tìm ra những điểm ku biệt rõ ràng ở cả phƣơng diện nội dung và hình thức”. Từ đó ông kết luận: “Nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tƣợng, còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về mặt nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói và sự khác nhau về số lƣợng tuyệt đối nữa. Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, không phải là câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” [15, tr.13].

Trong bài “Góp ý kiến về sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ”, Cù Đình Tú cho rằng: Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất hành động”vàTục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học, có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng nhƣ các sáng tạo khác của dân gian nhƣ ca dao, truyện cổ tích đều là những thông báo… Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phƣơng diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng” [27, tr.40-41].

Nguyễn Thiện Giáp đã khẳng định thành ngữ là “đơn vị trung gian giữa một bên là các quán ngữ và một bên là tục ngữ. Tính chất trung gian này thể hiện ở chỗ thành ngữ cũng là đơn vị định danh, cũng là tên gọi của một sự vật, hiện tƣợng, là sự thể hiện một khái niệm (có tính chất thống nhất về nghĩa). Đồng thời, cái nghĩa cộng lại của các thành tố theo quy luật ngữ pháp cũng cần đƣợc hiểu (tính tách rời về nghĩa). Chính sự tồn tại của hai cách hiểu nhƣ vậy mà nghĩa chung của thành ngữ bao giờ cũng là nghĩa hình tƣợng. Có thể nói, nghĩa đặc trƣng hình tƣợng là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ” [8, tr.75].

Còn trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam”, tác giả lại đƣa ra tiêu chí phân biệt mới: Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ sẽ đƣợc phát hiện nhƣ là sự khác nhau giữa hai hình thức tƣ duy khác nhau, là khái niệm và phán đoán” [5, tr. 27-28] và “sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật hiện tƣợng của thế giới khách quan, đều có đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi đƣợc rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi đƣợc trình bày, đƣợc diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ” [5, tr.73].

Dƣơng Quảng Hàm cho rằng : “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghóa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những

lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè” [9, tr.75].

Trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam”, Đinh Gia Khánh chủ biên lại phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt chức năng: Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ thƣờng là sự khác nhau về chức năng. Sự khác nhau ấy thể hiện ra cả nội dung và cấu tạo ngữ pháp của hai loại hình đó. Mỗi thành ngữ là một tổ hợp nằm trong một câu hoàn chỉnh, là một bộ phận cấu thành của câu. Bản thân thành ngữ không đƣa ra một kết luận gì, nó chỉ có nội dung trong khuôn khổ của câu mà nó là một bộ phận cấu thành, trong khi bản thân mỗi câu tục ngữ đã có một nội dung trọn vẹn đƣợc khuôn đúc lại trong một mệnh đề tuy rút ngắn nhƣng hoàn chỉnh” [12, tr.246].

Theo Giáo sƣ Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều ngƣời đã quen dùng, nhƣng tự riêng nó không diễn đƣợc một ý trọn vẹn [19].

Tuy nhiên, sƣ̣ phân biê ̣t thành ngƣ̃ và tu ̣c ngƣ̃ chỉ có tính chất tƣơng đối . Việc phân biệt ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt trong những trƣờng hợp làn ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ khá mong manh. Chu Xuân Diên đã từng nhận định: “Với tƣ cách là một hiện tƣợng ngôn ngữ, tục ngữ có nhiều đặc điểm rất gần gũi với thành ngữ. Điều đó khiến cho tục ngữ và thành ngữ nhiều khi xảy ra hiện tƣợng không có sự phân biệt, không những về cách dùng mà cả về quan niệm nữa” [4, tr.74].

Qua các nhận định của các tác giả, có thể rút ra một số đặc điểm để phân biệt thành ngữ và tục ngữ nhƣ sau:

- Xét về mặt ngữ pháp: Tục ngữ là một câu, là một phán đoán, còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu. Ví dụ:

Thành ngữ “Mẹ tròn con vuông

Vì vậy, tục ngữ thƣờng dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Ví dụ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Còn thành ngữ chƣa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên ngƣời ta thƣờng dùng chêm xen trong câu nói. Ví dụ: Chúng ta không nên “đâm bị thóc, chọc bị gạo”.

- Xét về mặt ý nghĩa: Tục ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn, là một phán đoán, còn thành ngữ diễn đạt một khái niệm - ngang một từ, một cụm từ.

Trong đó, nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội. Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”;

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”…

Còn thành ngữ là một hình ảnh sinh động, biểu cảm, giàu tính hình tƣợng. Thành ngữ thƣờng dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Ví dụ: “Chân cứng, đá mềm” (tu từ hoán dụ). Vì vậy, thành ngữ dễ gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ với ngƣời nghe, ngƣời đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thƣờng dùng xen vào lời ăn tiếng nói.

Tóm lại tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn. Tục ngữ thƣờng là những câu đúc rút kinh nghiệm về cuộc sống, về thiên nhiên - xã hội. Tục ngữ thƣờng đƣợc dùng độc lập, còn thành ngữ là một ngữ (cụm từ) cố định, là một thành phần câu, thƣờng đƣợc dùng chêm xen trong câu nói. Thành ngữ là một hình ảnh giàu tính hình tƣợng, giàu tính biểu cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 29 - 32)