Những điểm tƣơng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 84 - 91)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2.1.Những điểm tƣơng đồng

Khảo sát ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt có thành tố chỉ con số ta thấy có nhiều nét tƣơng đồng với thành ngữ có có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào.

Thứ nhất, các con số trong thành ngữ tiếng Việt cùng đều có một nghĩa

gốc ban đầu đó là chỉ số lƣợng, thứ tự nhƣ các con số trong thành ngữ tiếng Lào. Trong đó các con số trong thành ngữ tiếng Việt cũng đƣợc kết hợp với các danh từ chỉ thời gian, chỉ ngƣời, chỉ bộ phận cơ thể, chỉ động, thực vật và chỉ hiện tƣợng, sự vật. Xét về tỷ lệ, tƣơng tự nhƣ trong thành ngữ tiếng Lào, những con số trong thành ngữ tiếng Việt kết hợp với danh từ chỉ hiện tƣợng, sự vật chiếm tỷ lệ cao nhất, những con số kết hợp với danh từ chỉ thời gian, chỉ bộ phận cơ thể chiếm một tỷ lệ tƣơng đối, còn những con số kết hợp với danh từ chỉ động vật, thực vật chiếm tỷ lệ thấp nhất, gần nhƣ không đáng kể.

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ thời gian nhƣ:

“Kiếm củi ba năm thiêu một giờ” “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” “Cháu mƣời đời còn hơn ngƣời dƣng”

Trong đó có những thành ngữ giống với thành ngữ tiếng Lào nhƣ:

“Ngàn năm có một” (thành ngữ tiếng Việt) - “Phăn pi mì nừng khặng” (Ngàn năm có một lần) (thành ngữ tiếng Lào);

“Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm cƣỡi đƣợc” (Thành ngữ tiếng Việt) - “Cày xảm đƣờn phò khạ, mạ xảm pi phò khì” (Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm vừa cƣỡi) (thành ngữ tiếng Lào).

“Tháng năm chƣa nằm đã sáng, tháng mƣời chƣa cƣời đã tối” (thành ngữ tiếng Việt) - “Khƣn đƣờn hạ ta bò thăn xạ vàng cò chẹng lẹo” (Đêm tháng năm mắt chƣa kịp nhắm đã sáng rồi), “Đƣờn xíp ta bò thăn phít mựt lẹo” (Tháng mƣời mắt chƣa kịp nhắm đã tối rồi) (thành ngữ tiếng Lào).

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ ngƣời:

“Ba ngƣời dại họp lại thành ngƣời khôn” “Chín ngƣời mƣời ý”

“Có tiền chán vạn ngƣời hầu, có bấc có dầu chán vạn ngƣời khêu”

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ động vật:

“Một con rữa hôi thối cả giỏ”. Thành ngữ này có nghĩa tƣơng đồng với thành ngữ“Pa tồ điêu nàu mốt khoọng, khoọng nuồi đuôi đăng thùa mƣơng” (Một con cá ƣơn làm ƣơn cả giỏ, một cái chiêng vang vang cả làng) của Lào.

“Trăm đom đóm chẳng bằng một bó đuộc”. Thành ngữ này có nghĩa tƣơng đồng với thành ngữ “Xíp mạy mẹn bò thò mƣ thởng” (Mƣời que khrrù không bằng một tay với” trong thành ngữ Lào.

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ thực vật:

“Một cây có cành bổng cành la, một nhà có anh em giàu khó”. Thành ngữ này của tiếng Việt có nghĩa tƣơng đồng với thành ngữ “Nịu mƣ mì nịu nhào nịu sặn” (Bàn tay có ngón dài ngón ngắn) của Lào.

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ bộ phận cơ thể, trong đó có những thành ngữ có ngữ nghĩa cũng nhƣ cấu tạo âm tiết giống nhƣ trong thành ngữ tiếng Lào:

“Một dạ, một lòng” (thành ngữ tiếng Việt) - “Chít nừng chày điêu” (Một dạ một lòng) (thành ngữ tiếng Lào)

“Hai bàn tay trắng” (thành ngữ tiếng Việt) - “Xoỏng phả mƣ pàu” (Hai bàn tay rỗng) (thành ngữ tiếng Lào)

“Bắt cá hai tay” (thành ngữ tiếng Việt) - “Chắp pa xoỏng mƣ” (Bắt cá hai tay) (thành ngữ tiếng Lào)

- Một số thành ngữ tiếng Việt có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ sự vật hiện tƣợng:

“Ba que xỏ lá”

“Hai sƣơng một nắng” “Một hội một thuyền”

“Một kho vàng không bằng một nang chữ” “Một lời nói một gói tội”

Thứ hai, về tính biểu trƣng của các con số trong thành ngữ Việt cũng có

nhiều nét tƣơng đồng với nghĩa biểu trƣng của các con số trong thành ngữ tiếng Lào. Theo kết quả thống kê, giống nhƣ thành ngữ tiếng Lào, trong thành ngữ tiếng Việt số lƣợng con số lẻ chiếm tỷ lệ lớn, với 127/216 lần xuất hiện, chiếm 58.8%. Nghĩa biểu trƣng của các con số lẻ trong thành ngữ tiếng Việt cũng nhƣ trong thành ngữ tiếng Lào rất phong phú với nhiều sắc thái biểu trƣng khác nhau. Ví dụ:

- Tính biểu trƣng của con số lẻ

+ Số một: Giống nhƣ trong thành ngữ Lào, con số một cũng là con số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt. Đồng thời, số một trong thành ngữ Việt cũng có những nghĩa biểu trƣng tƣơng tự trong thành ngữ Lào nhƣ:

Số một biểu trƣng cho hoàn cảnh lẻ loi, đơn độc: “Một mình một bóng”;

Một thân một mình”.

Số một biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng chỉ xuất hiện một lần, tồn tại một cá thể: “Ngàn năm có một”; “Một lần dại, rái đến già”; “Con một chớ đi

đò đầy”.

Số một biểu trƣng cho tính chất lần lƣợt của từng đơn vị trong một tổng thể. Ví dụ: “Một mất một còn”.

Số một biểu trƣng cho sự vật, hiện tƣợng đƣợc đánh giá là quan trọng:

Một vốn bốn lời”; “Một tiền gà bằng ba tiền thóc”; “Đốn củi ba năm thiêu một

giờ”.

Xảm - Số 3: Số ba cũng là con số xuất hiện nhiều thứ hai trong thành ngữ Việt, chỉ sau số một. Một số nghĩa biểu trƣng của số ba tƣơng tự nhƣ trong thành ngữ Lào:

Con số ba biểu trƣng cho số lƣợng nhiều, đầy đủ và có phần phức tạp: “Ba

bè bảy mối”; “Ba lần bảy lượt”.

Con số ba trong thành ngữ tiếng Việt cũng thƣờng xuất hiện cùng một con số khác để làm thành một cặp đối xứng: “Ba câu hai điều”; “Ba bảy hai mốt

ngày”; “Ba máu sáu cơn”.

Hạ - Số 5:

Con số năm biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng có số lƣợng lớn, phức tạp: Ví dụ: “Năm cơm bảy cháo”; “Năm chắp bảy nối”; “Năm cha ba mẹ”.

Con số năm trong thành ngữ tiếng Việt cũng nhƣ trong thành ngữ Lào đƣợc dùng với ý nghĩa chỉ thời gian, qua đó đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên nhƣ: “Tháng năm chưa nằm đã sáng, tháng mười chưa cười đã tối”.

Chết - Số 7: Số 7 trong thành ngữ tiếng Việt cũng nhƣ trong thành ngữ Lào xuất hiện rất ít.

Cạu - Số 9: Con số chín trong thành ngữ Việt cũng đƣợc sử dụng với ý nghĩa biểu đạt những cái là nhiều, là lớn: “Một sự nhịn là chín sự lành”.

- Tính biểu trƣng của các con số chẵn: Xoỏng - Số 2:

Con số hai biểu trƣng cho hai mặt trái ngƣợc, đối lập:Dao hai lưỡi”;

Đòn

xóc hai đầu”.

Con số hai còn biểu trƣng cho sự vật, hiện tƣợng mang tính tổng thể: “Hai

bàn tay trắng”; “Hai tay buông xuôi”.

Xì - Số 4:

Con số “bốn” trong thành ngữ Việt cũng có nghĩa biểu trƣng về sự đầy đủ, hoàn chỉnh: “Bốn biển một nhà”,

Xíp - Số mƣời:

Số “mƣời” trong thành ngữ tiếng Việt cũng mang nghĩa biểu trƣng cho số lƣợng là rất nhiều, rất lớn: “Một mất, mười ngờ”.

- Tính biểu trƣng của các con số lớn

Trong thành ngữ tiếng Việt, những con số lớn cũng biểu trƣng cho những gì rất lớn lao, tràn đầy nhất:“Ngàn năm có một”; “Đánh trăm trận trăm thắng”;

Nhƣ vậy qua khảo sát nghĩa biểu trƣng của các con số lẻ, số chẵn, số lớn trong thành ngữ tiếng Việt ta thấy các nghĩa biểu trƣng của các con số có nhiều nét tƣơng đồng nhƣ trong thành ngữ tiếng Lào. Qua đó cho thấy đƣợc những nét tƣơng đồng, sự gần gũi về tƣ duy, suy nghĩ giữa ngƣời dân Lào cũng nhƣ Việt Nam.

Thứ ba, sự tƣơng đồng trong thành ngữ có thành tố chỉ con số giữa Lào và

Việt Nam còn đƣợc thể hiện qua nghĩa biểu trƣng của những thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ hai nƣớc.

Nghĩa biểu trƣng của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ tiếng Việt cũng mang hai ý nghĩa biểu trƣng nhƣ thành ngữ Lào đó là: Biểu trƣng về nhận thức tự nhiên và biểu trƣng về nhận thức xã hội. Tƣơng tự nhƣ thành ngữ tiếng Việt, số Thành ngữ mang nghĩa biểu trƣng về nhận thức xã hội chiếm tỷ lệ lớn, gần nhƣ tuyệt đối trong thành ngữ tiếng Việt. Trong đó có nhiều thành ngữ Việt có ngữ nghĩa gần giống hoặc giống hoàn toàn với thành ngữ tiếng Lào. Ví dụ:

- Thành ngữ có tính biểu trƣng về nhận thức tự nhiên: Thành ngữ Việt có câu tƣơng tự nhƣ thành ngữ tiếng Lào đó là “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

ngày tháng mười chưa cười đã tối” (thành ngữ tiếng Việt) - “Khưn đườn hạ ta

bò thăn xạ vàng cò chẹng lẹo” (Đêm tháng năm mắt chƣa kịp nhắm đã sáng rồi),

Đườn xíp ta bò thăn phít mựt lẹo” (Tháng mƣời mắt chƣa kịp nhắm đã tối rồi)

(thành ngữ Lào). Thành ngữ trên đã phản ánh kinh nghiệm của ngƣời dân về đặc điểm ngày và đêm trong tháng năm và tháng mƣời. Trong thực tế hiện tƣợng “ngày dài, đêm ngắn"” (tháng 5) và “ngày ngắn đêm dài” (tháng 10). Từ đó ngƣời dân đã đúc kết thành kinh nghiệm về thời tiết trong năm.

Hay thành Việt cũng có câu “Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm cưỡi được” (thành ngữ Việt) - “Cày xảm đườn phò khạ, mạ xảm pi phò khì” (Gà ba

tháng vừa ăn, ngựa ba năm vừa cƣỡi) (thành ngữ Lào). Thành ngữ đúc kết kinh nghiệm chọn gà, chọn ngựa của ngƣời dân, đây là một kinh nghiệm về chăn nuôi, lao động.

- Thành ngữ có tính biểu trƣng về nhận thức xã hội:

Dân tộc Lào cũng nhƣ dân tộc Việt đều có truyền thống trọng lễ nghĩa, coi trọng cách ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Đặc biệt cả hai nƣớc đều chịu ảnh hƣởngcủa tƣ tƣởng Phật giáo vì thế đa số những Thành ngữ đƣợc đúc kết từ những trải nghiệm, những bài học trong cuộc sống của con ngƣời, mang đậm tính chất nhân văn, nhằm chỉ dạy cho con ngƣời về cách sống, cách ứng xử trong xã hội. Vì thế số lƣợng thành ngữ có thành tố chỉ con số của cả Lào và Việt nói về những nhận thức trong xã hội đều chiếm số lƣợng lớn hơn rất nhiều so với những câu phản ánh về kinh nghiệm trong tự nhiên.

Trong thành ngữ tiếng Việt cũng có những thành ngữ có thành tố chỉ số biểu trƣng cho nhận thức về gia đình: “Cháu mười đời còn hơn người dưng” hay

Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Hai thàn ngữ với hai lối so sánh khác nhau,

nhƣng cùng chung một ý nghĩa biểu trƣng đó là: Những ngƣời có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn ngƣời xa lạ. Qua đó Thành ngữ đƣa ra một nhận thức hết sức sâu sắc đó là phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

Thành ngữ tiếng Việt phản ánh nhận thức về kinh nghiệm xã hội chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trong đó có nhiều thành ngữ có nghĩa biểu trƣng tƣơng tự nhƣ thành ngữ Lào.

+ Những thành ngữ phản ánh những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống: Nếu trong thành ngữ Lào có câu “Xíp pạc vạu bò thò tà hển, xíp tà hển bò

thò mư căm” (Mƣời nói chẳng tầy mắt thấy, mƣời mắt thấy chẳng bằng tay cầm)

thì thành ngữ Việt có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không

bằng một sờ”, với nghĩa biểu trƣng đó là không phải những gì nghe đƣợc, nhìn

thấy đƣợc cũng đúng, mà phải mọi việc cần đƣợc kiểm chứng cẩn thận bằng thực tế. Hay thành ngữ Việt có câu “Con sâu làm rầu nồi canh”, có nghĩa biểu

trƣng tƣơng tự nhƣ thành ngữ của Lào “Pa tồ điêu nàu mốt khoọng, khoọng nuồi

điêu đăng thùa mương”(Một con cá ƣơn làm ƣơn cả giỏ, một cái chiêng vang

vang cả làng). Thành ngữ muốn nói rằng nếu cá nhân nào làm điều gì xấu ắt sẽ gây ảnh hƣởng đến tập thể, đến gia đình. Đây là lời nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể.

+ Thành ngữ có thành tố chỉ con số phản ánh về hoàn cảnh sống của con ngƣời: Ví dụ thành ngữ tiếng Việt có câu “Hai bàn tay trắng”, tƣơng tự nhƣ thành ngữ Lào có câu “Xoỏng phả mư pàu” (Hai bàn tay rỗng), qua đó nói về hoàn cảnh khó khăn, không có của cải, tài sản gì của con ngƣời.

+ Thành ngữ thể hiện cái nhìn về tính cách, ngoại hình của con ngƣời. Giống nhƣ thành ngữ Lào có câu “Chít nừng chày điêu” (Một dạ một lòng), thành ngữ Việt cũng có câu “Một dạ một lòng” để nói về sự chung thủy, nhƣ nhất của con ngƣời. Đồng thời cũng giống nhƣ thành ngữ Lào, thành ngữ Việt có có thành tố chỉ số cũng có nhiều câu với ý nghĩa biểu trƣng cho tính cách xấu của con ngƣời. Ví dụ: “Bảo một đằng làm một nẻo” (thành ngữ Việt) - “Bọc neo

nừng hết neo nừng” (Bảo một đàng, làm một nẻo) (thành ngữ Lào), qua đó phê

phán những ngƣời mà lời nói và việc làm không thống nhất.

Ngƣời Việt cũng có câu “Bắt cá hai tay” giống thành ngữ Lào “Chắp pa

xoỏng mư” (Bắt cá hai tay) để nói về những ngƣời tham lam, nƣớc đôi, cái gì

cũng muốn có lấy.

Nếu thành ngữ Lào có câu “Nốc xoỏng hủa” (Chim hai đầu); “Mít xoỏng khôm” (Dao hai lƣỡi) thì thành ngữ Việt cũng có câu “Dao hai lưỡi”, “Đòn xóc

hai đầu” để cùng nói về những con ngƣời xảo trá, hai mặt.

Qua khảo sát tính biểu trƣng về thành ngữ có thành tố chỉ số trong thành ngữ Lào cũng nhƣ tiếng Việt, có thể thấy rằng thông qua thành ngữ, ngƣời dân hai nƣớc đã đƣa vào đó những đúc kết về kinh nghiệm sống trong tự nhiên, xã hội, những kinh nghiệm đó đƣợc truyền lại từ đời này sang đời khác, giúp cho con cháu qua đó có thể tự rút ra bài học, biết cách sống, cách cƣ xử ở đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 84 - 91)