NHÓM THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG LÀO VÀ TIẾNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.NHÓM THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG LÀO VÀ TIẾNG

VIỆT

1.2.1. Khái niệm con số

Con số là một hiện tƣợng mang tính phổ quát của nhân loại; nó đã đƣợc bàn đến từ lâu dƣới nhiều góc độ: triết học, văn hoá học, ngôn ngữ học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên. Trong mọi lĩnh vực, con số vừa là đối tƣợng vừa là phƣơng tiện đƣợc xem xét, lý giải nhằm rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu của từng chuyên ngành. Chỉ riêng trong lĩnh vực “con số” đã thấy nó hội tụ (và cũng là sự quy chiếu) nhiều vấn đề liên quan đến tƣ duy, văn hoá tinh thần và tổ chức giao tiếp của xã hội

Trong chiều dài lịch sử của nhân loại, các phát minh khoa học vĩ đại lần lƣợt ra đời. Trong đó có sự hình thành của những con số. Theo các nhà nghiên cứu, từ năm nghìn năm về trƣớc, con số đã ra đời. Ban đầu nó đơn thuần chỉ là những khắc vạch, những nút thắt trên dây với mục đích ghi nhớ, định lƣợng các đồ vật, các sản phẩm săn bắn, trồng trọt hoặc để trao đổi, phân chia sản phẩm.v.v... Đến đời Ân Thƣơng (Trung Quốc) thì con số đã hoàn chỉnh từ 0 đến 9 và dần dần tạo nên hình hài vóc dáng ổn định nhƣ ngày nay. Mặc dù chúng ta vẫn quen gọi các con số 1, 2, 3, ..., 9 là chữ số Ả Rập nhƣng kì thực là do ngƣời Ấn Độ sáng tạo và sử dụng đầu tiên trên thế giới. Vào thế kỉ thứ VII (TCN) những ngƣời Hồi giáo Ả Rập đã chinh phục Ấn Độ và đặt nền thống trị tại nƣớc này. Sau năm 750 (TCN) ngƣời Ả Rập đã tiếp thu và truyền bá rộng rãi cách viết các chữ số của ngƣời Ấn Độ sang các nƣớc châu Âu. Chính vì thế mà ngƣời ta gọi là chữ số Ả Rập.

Bên cạnh đó, còn có hệ thống chữ số La Mã do ngƣời La Mã sáng tạo. Nó gồm bảy chữ số: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000. Từ bảy con số này, ngƣời ta tạo nên những con số khác nhau. Chữ số La Mã không có số 0. Đến thế kỉ thứ V (TCN) con số 0 mới từ phƣơng Đông du nhập vào. Dù ra đời ở phƣơng Đông hay phƣơng Tây, các con số không chỉ độc lập thực hiện các chức năng đơn giản là cân, đo, đong, đếm sự vật, hiện tƣợng mà nó gắn liền với đời sống văn hoá của từng dân tộc. Theo thời gian, bên cạnh việc sùng bái linh vật ở ngôn ngữ ngƣời ta cũng đã sùng bái những con số và gắn cho nó cách nhìn may rủi của cuộc sống. Qua đó, nó biểu thị đƣợc chiều sâu văn hoá trong tâm thức nhân loại.

Con số trở thành đối tƣợng đƣợc sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ toán học, thiên văn học, công nghệ thông tin, văn hóa học, văn học dân gian, thi pháp học, ngôn ngữ học.v.v…

Về tên gọi, con số đƣợc xác định bằng những tên gọi khác nhau, và kèm theo đó là cách nhìn nhận xếp loại con số cũng không giống nhau. Nguyễn Lân gọi con số là tính từ: “Những tính từ này dùng với danh từ để chỉ số lƣợng và thứ tự những ngƣời hoặc sự vật mà danh từ biểu thị” [6].

Xu hƣớng thứ hai, gọi con số là lƣợng số: “Lƣợng số chỉ định tự gồm có: những số đếm, những tiếng chỉ lƣợng nhiều hay ít, những tiếng chỉ phân số hay bội số. Lƣợng số chỉ định tự nói về các số đếm, có thứ là tiếng đơn, có thứ là tiếng ghép. Lƣợng số chỉ định tự là tiếng ngƣời ta đặt ở trƣớc tiếng danh - tự để chỉ số nhiều hay số đếm nhất định. 1. Lƣợng số chỉ định tự nói về số đếm là những tiếng đếm từ số một trở lên. 2. Lƣợng số chỉ định tự nói về số nhiều hay ít” [6].

Xu hƣớng thứ ba, coi con số là một tiểu loại của danh từ - gọi là danh từ số lƣợng: “Danh từ chỉ số lƣợng sự vật (nói gọn là “danh từ số lƣợng”). Khái niệm sự vật thƣờng đi với khái niệm số lƣợng, cho nên trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, dùng danh từ đơn thể hay tổng thể là thƣờng có bao hàm nghĩa số lƣợng. Nghĩa là đƣợc biểu thị bằng những từ nhƣ: một, hai, ba, mƣời, một trăm... những, các, vài, mấy, tất cả, v.v... Những từ này cũng có thể coi là danh từ, đó là danh từ số lƣợng … Đáng chú ý là danh từ số lƣợng, trừ trƣờng hợp đặc biệt, không dùng làm chính tố trong ngữ mà chỉ làm thành tố phụ” [6].

1.2.2. Đặc trƣng của con số

Thứ nhất, đặc trưng về tính bản thể: Con số là những hình thức ký hiệu

hóa phản ánh tƣ duy, nhận thức về một thuộc tính quan trọng của các thực thể trong hiện thực (chủ quan hoặc khách quan). Thuộc tính định lƣợng này biểu hiện mối quan hệ giữa các thực thế có những đặc điểm đồng nhất nào đó có thể liên kết với nhau thành một tập hợp. Con số là hình thức ký hiệu biểu thị số lƣợng của các phần tử, thực thể có các thuộc tính chung nào đó. Vì vậy con số phản ánh mối liên hệ giữa các thực thể trong một phạm vi nhất định. Từ những con số - ký hiệu trong toán học chuyển sang những ký hiệu bằng ngôn ngữ mà xét trên phƣơng diện kết học nó đƣợc mã hóa bằng các từ, biểu tƣợng chỉ số lƣợng hoặc chỉ thứ tự, vị trí trong ngôn ngữ. Khi nó là những ký hiệu toán học thì nó là định lƣợng chính xác, khi là ký hiệu trong ngôn ngữ văn học thì chức năng định lƣợng và thứ tự của nó chỉ mang tính tƣơng đối.

trƣng trong khoa học, ứng dụng trong hoạt động đời sống đến tôn giáo - tín ngƣỡng rồi đi vào văn học, văn hóa. Điều đó lý giải vì sao mỗi sự vật gắn với một con số nhƣ là đánh dấu sự tồn tại của nó, dấu hiệu của nó, ảnh hƣởng của nó. Con số tồn tại xung quanh chúng ta nhƣ mật mã, mật khẩu mở cách cửa vào thế giới của những bí ẩn, bí mật. Từ xa các số dùng để đếm, đã cung cấp một cơ sở, để lựa chọn cho việc xây dựng các biểu tƣợng. Chúng không chỉ biểu thị cho các đại lƣợng mà cả các ý tƣởng, các lực lƣợng. Bởi theo tâm tính truyền thống không có gì là ngẫu nhiên, nên số sự vật và sự kiện có một tầm quan trọng và đôi khi chỉ riêng nó đã cho phép đạt đến một sự hiểu biết đích thực về những con ngƣời và những biến cố. Mỗi con số có bản sắc riêng. Bản thân con số tự nhiên gắn liền với đời sống, với tƣ duy của con ngƣời. Không chỉ đơn giản là đo đếm, chỉ lƣợng hay số thứ tự, các con số còn có khả năng gợi trong ta những hình ảnh, những quan niệm, những ý nghĩ khác nhau.

Con số là những ký hiệu đầu tiên mang ý nghĩa biểu trƣng cơ bản, đơn giản nhất. Giải thích các số là một trong những khoa học lâu đời nhất trong các khoa học về biểu tƣợng. Mỗi con số đều có đựng những ý nghĩa riêng. Mọi sự vật đều đƣợc đánh dấu bằng những con số, ví dụ nhƣ số giày, số nhà, số điện thoại, số quẻ... Xuất phát từ con số tự nhiên, các con số không chỉ có ý nghĩa chỉ số thứ tự hay chỉ số lƣợng, mà nó còn định tính, định chất và dần dần nó gắn với ý nghĩa biểu trƣng, những quan niệm đặc biệt. Với đặc trƣng là tính biểu tƣợng với hệ thống ý nghĩa biểu trƣng phong phú và nhất quán.

Ngoài những đặc trƣng chung, con số còn có những đặc trƣng riêng nhƣ [6]: - Xuất phát từ những con số tự nhiên, là những ký hiệu có tính chất siêu ngôn ngữ

- Xuất phát từ chức năng đùng dể đo đếm sự vật, tỉ lệ của các vật trở thành dấu hiệu biểu hiện tính chất và giá trị của sự vật đó.

- Biểu tƣợng con số gắn với nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống nên đƣợc nhiều quan tâm và nghiên cứu

mẽ trở nên phổ biến rộng rãi, thành tính cộng đồng, tính phổ thông đối với cả ngƣời sử dụng và ngƣời tiếp nhận.

- Hình thức biểu hiện của nó luôn cố định, ít biến thể linh hoạt nhƣ các biểu tƣợng khác.

1.2.3. Ý nghĩa của con số trong vốn từ cơ bản

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, mọi ngôn ngữ tự nhiên đều tồn tại một lớp từ vựng cơ bản. Lớp từ cơ bản này thƣờng gồm các nhóm sau:

- Từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời: Tay, chân, đầu, mình, mắt, mũi, mồm, lòng, dạ....

- Từ chỉ hoạt động: Đi, ăn, uống, mặc, chạy, khóc, đá, đứng lên, ngồi xuống, đánh, đấm, bò, ...

- Từ chỉ tính chất đặc điểm: Màu tím, xanh, đỏ, vàng, nhanh nhẹn, xinh đẹp, trắng trẻo, năng động...

- Từ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên: Nắng, mƣa, gió, lốc, bão, sấm, chớp, giông...

- Từ chỉ con vật: Chó, mèo, lợn, gà, voi, bò....

- Từ chỉ sự vật: Cái quạt, đôi dép, quần áo, máy tính, điện thoại, cái giƣờng, cái bát...

- Từ chỉ ngƣời: Ông, bà, cha mẹ, anh, chị, thầy giáo, bác sĩ, giáo viên... - Từ chỉ sản phẩm do con ngƣời tạo ra: Cơm, canh, thóc, lúa, hoa quả... - Từ chỉ số đếm: một, hai, ba, năm, sáu...

Con số là một hiện tƣợng mang tính phổ dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Trong thực tế, không một lĩnh vực giao tiếp nào, không một sản phẩm ngôn ngữ nào lại không có mặt của các từ ngữ chỉ lƣợng - các con số - và sự có mặt ấy với một tần số không phải nhỏ. Cuộc sống là phải tính đếm, đo lƣờng, phân chia, xếp loại,... các hành động này xuất phát từ con số, liên quan đến con số. Điều đó đã nói lên vai trò của con số trong đời sống xã hội. Chắc chắn những dấu tích trí tuệ, ý thức, tình cảm của cộng đồng dân tộc hiển nhiên là in dấu trong hệ thống từ ngữ về con số cũng rất sâu sắc và đậm nét.

Trong vốn từ cơ bản về con số, có thể thấy lối tƣ duy của nhân dân rất linh hoạt, phong phú. Con số trở thành những hình ảnh điển hình có sức khái quát cao, tạo nên liên tƣởng rộng rãi, đƣợc con ngƣời sử dụng trong các thành ngữ. Cũng là một con số song đi vào đời sống, số không còn là số nữa mà trở thành những ý nghĩa biểu trƣng, góp phần tạo nên những “giá trị truyền thống” của văn hoá dân tộc. Nhƣ vậy lớp từ vựng chỉ số là một trong những lớp từ vựng cơ bản, nó có từ xa xƣa, gắn liền với cuộc sống của mỗi con ngƣời, cũng nhƣ trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 32 - 37)