VẤN ĐỀ NGHĨA BIỂU TRƢNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. VẤN ĐỀ NGHĨA BIỂU TRƢNG

1.3.1. Khái niệm nghĩa biểu trƣng

Biểu trƣng (tiếng Pháp: symboyle, tiếng Anh: symbol) là một khái niệm rất quen thuộc và đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus) có nghĩa là dấu hiệu. Biểu trƣng có hai mặt, gồm cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng. Trong đó, cái biểu trƣng đƣợc biểu hiện ra bằng hình ảnh, âm thanh, hình khối, màu sắc,.. còn cái đƣợc biểu trƣng gợi lên một cái gì đó, nội dung ý nghĩa thông qua sự liên tƣởng.

F.de. Saussure trong “Ngôn ngữ học đại cương” viết: “Ngƣời ta dùng từ “biểu trƣng” (symbole) để chỉ tín hiệu ngôn ngữ, hay nói đúng hơn, để chỉ cái mà chúng ta gọi là cái biểu hiện. Nếu chấp nhận danh từ này thì có những chỗ bất tiện, mà nhƣ vậy, chính là nguyên lý thứ nhất (tính võ đoán của tín hiệu) đã nói. Biểu trƣng có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ đoán, nó không phải là trống rỗng, ở đây có một thành tố tƣơng quan thô sơ nào đấy giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện” [23].

Là một hệ thống ký hiệu nên ngôn ngữ cũng là những biểu trƣng. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về biểu trƣng. Wallace L. Chafe trong “Ý nghĩa và

cấu trúc ngôn ngữ” cho rằng: “Biểu trƣng là khi một cái gì đó trong thế giới tƣ

tƣởng và khái niệm biến thành một cái gì đó có khả năng trở thành cái cầu bắc qua cái vực ngăn cách vật phát và vật thu” [30].

Hà Công Tài trong “Từ kí hiệu học đến thi pháp học” quan niệm: Biểu trƣng là một sự vật mang tính chất thông điệp đƣợc dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ƣớc lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật trong thông điệp và bên ngoài” [26].

Nói đến khía cạnh sâu hơn về biểu trƣng, ở bình diện biểu trƣng nghệ thuật, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nguồn gốc của ngôn ngữ không có gì khác chính là sự sử dụng những thành tố, những chi tiết của đời sống hiện thực vào mục đích thẩm mỹ. Khi đi vào tác phẩm (câu nói) dƣới dạng ngôn từ những thành tố, những chi tiết ấy sẽ không còn là bản thân nó nhƣ trong thực tại, mà trở thành hình thức do một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vƣợt ra ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông dụng của những thành tố ngôn từ đƣợc sử dụng. Ta gọi đó là ý nghĩa biểu trƣng nghệ thuật” [1].

Bên trong thành ngữ bao gồm cả những “thành tố ngôn ngữ, những thánh

tố văn hóa, phong tục, tâm thức và hàng loạt những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo và sử dụng nó” [14]. Nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ thƣờng phản ánh quan niệm, tâm lý, cách tri nhận của mỗi dân tộc và liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, lịch sử văn hóa, phong tục tập quan của nhân dân. Vì vậy, nghĩa biểu trƣng mang vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ. Nghĩa biểu trƣng chính là nhân tố gợi mở cho chúng ta phát hiện và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới.

1.3.2. Nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ

Các nhà ngôn ngữ học quan niệm rằng thành ngữ, là những ngữ cố định và chúng là một loại đơn vị mà trong ngôn ngữ học thừa nhận là tƣơng đƣơng với từ trong chức năng biểu đạt và hoạt động ngôn từ. Thành ngữ là một đơn vị định danh bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không nhắc đến trong nghĩa đen của từ ngữ, mà gợi ý điều gì đó suy ra từ chúng.Các thành ngữ đều có nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) chứ không đơn thuần chỉ có nghĩa tƣờng minh, nghĩa định danh. Hay nói cách khác qua cách cấu tạo, cách dùng ngƣời ta đã thổi vào đó những giá trị biểu trƣng, những ý nghĩa trừu tƣợng dƣới hình thức những sự vật

cụ thể. Giá trị biểu trƣng trong thành ngữ chính là những giá trị ngữ nghĩa nhất định mà cộng đồng ngƣời bản ngữ gán cho một sự vật, một hiện tƣợng một thuộc tính thế nào đó theo cách cảm nhận và suy nghẫm của họ. Mỗi một thành ngữ đều ẩn có trong đó một đánh giá, một nhận định của con ngƣời thể hiện nhân sinh quan và văn hoá của dân tộc. Vì thế khi xét đến nghĩa của thành ngữ, ngƣời ta xét đến nghĩa biểu trƣng của nó.

Trong thành ngữ, giá trị biểu trƣng chính là những giá trị ngữ nghĩa nhất định mà cộng đồng ngƣời bản ngữ gán cho một sự vật, một hiện tƣợng, một thuộc tính, mộ tình thế nào đó theo cách cảm nhận và suy ngẫm của họ [13]. Nghĩa biểu trƣng là phần nội dung có đƣợc do hình dung, tƣởng tƣợng của con ngƣời. Mà trí tƣởng tƣợng thì vô cùng phong phú và kỳ lạ, không theo một quy tắc nào cả. Do đó, nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, cảm nhận hay hiểu biết của con ngƣời.

Theo Trịnh Cẩm Lan, thành ngữ tiếng Việt có thể đƣợc xem là “một mảng hiện thực, là một sự thể hiện nào đó của tƣ duy, cảm nghĩ, cách đánh giá của ngƣời Việt đối với hiện thực khách quan. Bên trong thành ngữ bao gồm cả những thành tố ngôn ngữ, những yếu tố văn hóa, phong tục, tâm thức và hàng loạt những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo và sử dụng nó” [13].

Bùi Khắc Việt (1978) quan niệm tính biểu trƣng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu là có nguyên do. Cụ thể: hình ảnh hoặc sự vật, sự việc cụ thể miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá. Nghĩa của thành ngữ đƣợc hình thành từ các phƣơng thức tạo nghĩa nhƣ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Tính biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ còn liên quan đến các hiện tƣợng trong đời sống xã hội, trong lịch sử, phong tục tập quán, tín ngƣỡng của nhân dân [29]. Nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ đƣợc hình thành nhờ quá trình biểu trƣng hóa. Trong đó có hai loại biểu trƣng hóa là:

- Biểu trƣng hóa dựa vào quan hệ tƣơng thích giữa âm và nghĩa, gọi là giá trị biểu trƣng hóa ngữ âm.

liên hội ngữ nghĩa, gọi là biểu trƣng hóa ngữ nghĩa. Hình thái liên hội ngữ nghĩa theo quan hệ tƣơng đồng là so sánh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu tác giả rút ra một số kết luận sau:

- Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ của dân tộc Lào cũng nhƣ Việt Nam. Trong tiếng Lào, các nhà folklore Lào không phân chia thành ngữ, tục ngữ riêng biệt mà gọi chung là xú pha xít.

- Xú pha xít của Lào và thành ngữ tiếng Việt có nhiều nét tƣơng đồng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa. Tuy nhiên so với thành ngữ Việt thì thành ngữ Lào có kết cấu đơn giản hơn . Qua thành ngữ, ngƣời dân Lào cũng nhƣ ngƣời Việt đã khắc họa những nét đặc trƣng trong đời sống lao động, sản xuất cũng nhƣ đời sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần của ngƣời dân lao động, đồng thời qua đó để gửi gắm những bài học quý bàu, những giá trị nhân sinh sâu sắc trong cuộc sống.

- Thành ngữ, tục ngữ, mặc dù có nhiều điểm khác nhau, song nhìn chung cả hai đều là lời ăn tiếng nói của nhân dân, là di sản ngôn ngữ, tri thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, mỗi thể loại có những đặc điểm riêng,đặc trƣng riêng của mình.

- Nét nổi bật của thành ngữ là tính biểu trƣng. Khả năng biểu trƣng của hình ảnh trong thành ngữ rất phong phú đa dạng. Mặt khác, qua cách cách dùng hình ảnh biểu trƣng, đặc điểm về tƣ duy, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc cũng đã đƣợc phản ánh khá rõ.

- Từ chỉ con số thuộc lớp từ cơ bản của ngôn ngữ. Trong thành ngữ, các từ chỉ con số có tính biểu trƣng cao, thể hiện đƣợc sự linh hoạt và phong phú trong cách tƣ duy của chủ thể sáng tạo.

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ,TỤC NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG TIẾNG LÀO (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 37 - 41)