NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 66)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1.NGỮ NGHĨA CỦA CÁC THÀNH TỐ CHỈ CON SỐ TRONG THÀNH

NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG LÀO

3.1.1. Sự kết hợp của các con số với các từ loại trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Lào

Nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa gốc là nghĩa hiển nhiên mà xã hội quy ƣớc cho con số, là nghĩa đầu tiên mà mỗi con số đều mang trên mình trong bất kỳ ngữ cảnh nào mà nó xuất hiện. Bất kỳ con số nào đƣợc dùng trong thành ngữ trƣớc hết cũng có ý nghĩa đen, nghĩa trƣớc nhất. Trong 89 thành ngữ Lào có có thành tố chỉ con số có 134 lƣợt con số xuất hiện, trong đó con số nào cũng đƣợc dùng với ý nghĩa ban đầu của mình đó là chỉ số lƣợng, thứ tự. Đằng sau nghĩa gốc, khi xem xét từng ngữ cảnh mới thấy đƣợc những nghĩa biểu trƣng của số. Tuy nhiên, vẫn có những trƣờng hợp con số xuất hiện không mang nghĩa biểu trƣng.

Bảng 3.1. Bảng thống kê về sự kết hợp của con số với các danh từ trong thành ngữ, tục ngữ Lào

Các danh từ kết hợp Số lần xuất hiện Tỷ lệ (%)

Con số kết hợp với danh từ chỉ thời gian 23 17.2 Con số kết hợp với danh từ chỉ ngƣời 26 19.4 Con số kết hợp với danh từ chỉ động vật 1 0.7 Con số kết hợp với danh từ chỉ thực vật 4 3.0 Con số kết hợp với danh từ chỉ sự vật hiện

tƣợng 61 45.5

Con số kết hợp với danh từ chỉ bộ phận cơ thể 19 14.2

Mặc dù các con số đều có nghĩa ban đầu là chỉ số lƣợng, thứ tự nhƣng trong mỗi thành ngữ con số có sự kết hợp với các từ loại danh từ khác nhau. Trong đó, theo khảo sát thành ngữ tiếng Lào có có thành tố chỉ con số thì các con số có sự kết hợp với các danh từ chỉ: Thời gian, ngƣời, động vật, thực vật, sự vật hiện tƣợng, và bộ phận cơ thể ngƣời.

3.1.1.1. Con số kết hợp với danh từchỉ thời gian

Các thành tố chỉ con số kết hợp với danh từ chỉ thời gian chiếm một tỷ lệ tƣơng đối trong những thành ngữ có có thành tố chỉ con sổ của thành ngữ Lào. Theo thống kê 13 thành tố chỉ con số với 134 lần xuất hiện thì có 23/134 lần các con số kết hợp với danh từ chỉ thời gian. Những thành ngữ có có thành tố chỉ con số đi với danh từ chỉ thời gian nhƣ:

- “Kẹo bò phắt xảm pi pèn hè, Phì noọng bò vè xảm pi pền phần” (Ngọc không giũa ba năm thành sỏi,

Bà con không thăm ba năm hóa ngƣời dƣng)

- Xảm pi bò chừ thang bốc, hốc pi bò chừ thang nặm”

(Ba năm chẳng còn nhớ đƣờng bộ, sáu năm chẳng còn nhớ đƣờng thủy) - “Cày xảm đƣờn phò khạ, mạ xảm pi phò khì”

(Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm vừa cƣỡi) - Đƣờn hốc hạy vàn cạ, đƣờn hạ hạy tèng thảy” (Tháng sáu hãy gieo mạ, tháng năm hãy chữa cày) - “Khƣn đƣờn hạ ta bò thăn xạ vàng cò chẹng lẹo” (Đêm tháng năm mắt chƣa kịp nhắm đã sáng rồi) - “Đƣờn xíp ta bò thăn phít mựt lẹo”

(Tháng mƣời mắt chƣa kịp nhắm đã tối rồi) - “Phăn pi mì nừng khặng”

(Ngàn năm có một lần)

Những con số xuất hiện trong thành ngữ Lào đi với danh từ chỉ thời gian thƣờng liên quan đến những kinh nghiệm về thời tiết, xã hội.

3.1.1.2. Con số kết hợp với danh từ chỉ người

Trong các thành ngữ Lào có thành tố chỉ con số kết hợp với danh từ chỉ ngƣời. Theo thống kê có 26/134 lần xuất hiện con số kết hợp với danh từ chỉ ngƣời. chiếm 19.4% trong tổng số lần xuất hiện của các thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào. Những thành ngữ có các con số kết hợp với danh từ chỉ ngƣời nhƣ:

- “Xíp khồn toọng mì phụ nừng pền chậu, Cạu khồn toọng mì phụ nừng pền nai” (Mƣời ngƣời phải có một ngƣời làm chủ, Chín ngƣời phải có một ngƣời đứng đầu). - “Na xoỏng mƣởng mƣơng xoỏng chậu” (Ruộng hai mƣơng mƣờng hai chủ)

3.1.1.3. Con số kết hợpi với danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

Bộ phận cơ thể ngƣời là một trong những từ loại xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ Lào. Theo khảo sát về thành ngữ có thành tố chỉ số trong thành ngữ Lào thì có 19/134 lần xuất hiện các con số kết hợp với danh từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, chiếm 14.2%. Một số Thành ngữ tiếng Lào có có các con số kết hợp với danh từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ:

- “Chắp pa xoỏng mƣ” (Bắt cá hai tay)

- “Xặt xì tin nhăng hụ phạ lạt, nặc pạt nhăng hụ lôổng khoam” (Thú bốn chân còn trƣợt chân, nhà bác học còn có khi nhầm) - “Xảm pạc đì kòa mò mo”

(Ba miệng nói tốt hơn thầy bói) - “Khẩu xảm xoọc oọc xảm va” (Vào ba khuỷu tay ra ba sải) - “Chít nừng chày điêu” (Một dạ một lòng)

3.1.1.4. Con số kết hợp với danh từ chỉ động vật

Với một đất nƣớc nông nghiệp nhƣ Lào cũng nhƣ Việt Nam thì con vật rất quen thuộc và gắn liền với đời sống lao đồng của ngƣời dân. Do đó danh từ chỉ động vật cũng là danh từ xuất hiện nhiều trong thành ngữ Lào. Tuy nhiên trong thành ngữ Lào, những thành ngữ có có con số kết hợp với danh từ chỉ động vật lại rất ít. Qua thống kê ngƣời viết chỉ thống kê đƣợc 1 thành ngữ tiếng Lào có có con số kết hợp với danh từ chỉ động vật, chiếm 0.7%. Đó là thành ngữ:

- “Pa tồ điêu nàu mốt khoọng, khoọng nuồi đuôi đăng thùa mƣơng”. (Một con cá ƣơn làm ƣơn cả giỏ, một cái chiêng vang vang cả làng)

3.1.1.5. Con số kết hợp với danh từ chỉ thực vật

Theo khảo sát thành ngữ Lào có có thành tố chỉ con số thì trong số tất cả 89 thành ngữ với 134 lần xuất hiện các thành tố chỉ con số thì ngƣời viết chỉ thống kê đƣợc 4 lần xuất hiện các thành tố chỉ con số kết hợp với danh từ chỉ thực vật, chiếm 3.0% trong tổng số những thành ngữ Lào có thành tố chỉ con số.

Một số thành ngữ có có thành tố chỉ con số kết hợp với danh từ chỉ thực vật nhƣ:

- “Mạy lăm điêu lọm hụa bò hòn khoày” (Một cây rào giậu không kín)

- “Mạy lăm điêu nhăng tàng poọng, Ại noọng điêu nhăng tàng hủa chày” (Cùng một cây còn khác gióng, Cùng anh em còn khác lòng khác dạ)

- “Len vay đạy xảm làu, tàu xạ đạy xảm noỏng” (Kỳ đà nhanh đƣợc ba cánh rừng,

Rùa chậm cũng đƣợc ba hồ).

3.1.1.6. Con số kết hợp với danh từ chỉ sự vật, hiện tượng

Trong số những sát thành ngữ Lào có thành tố chỉ con số thì những thành ngữ có con số kết hợp với danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng chiếm một tỷ lệ rất cao. Theo thống kê trong 134 lần xuất hiện các thành tố chỉ con số thì có 61/134 lần

xuất hiện của các con số kết hợp với danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng, chiếm 45.5%. Một số thành ngữ có có thành tố chỉ con số kết hợp với danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng nhƣ:

- “Mít xoỏng khôm” (Dao hai lƣỡi)

- “Mè hạng xảm phủa xiểng hủa khạm xảm lẳng hƣờn” (Gái bị ba đời chồng bỏ, tiếng cƣời vƣợt qua ba ngôi nhà) - “Lông hƣa lăm điêu”

(Xuống cùng một thuyền)

-“Pa tồ điêu nàu mốt khoọng, khoọng nuồi đuôi đăng thùa mƣơng” (Một con cá ƣơn làm ƣơn cả giỏ, một cái chiêng vang vang cả làng).

3.1.2. Nghĩa biểu trƣng của các con số trong thành ngữ, tục ngữ Lào

3.1.2.1. Nghĩa biểu trưng của các con số lẻ

Theo thống kê trong 13 thành tố chỉ con số xuất hiện trong tiếng Lào thì có 6/13 là số lẻ, với tần số xuất hiện là 84/134 lần xuất hiện trong thành ngữ của Lào, trong đó bao gồm các con số: Nừng, Điêu (một); Xảm (ba); Hạ (năm); Chết (bảy); Cạu (chín). Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc rằng con số lẻ xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ Lào và có đựng nhiều ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc mà nhân dân Lào đã thể hiện qua các số lẻ.

Nừng, Điêu - Số một: Con số “một” là con số đầu tiên trong dãy số tự nhiên, cũng là con số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ Lào, nó biểu trƣng cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Một số nghĩa biểu trƣng của số “một” trong thành ngữ Lào:

Số một biểu trƣng cho hoàn cảnh lẻ loi, đơn độc. Ví dụ: “Chăn xảy chẹng

đao điêu bò mì hùng” (Trăng sáng sao một mình chẳng tỏ); “Mạy lăm điêu lọm

hụa bò hòn khoày” (Một cây rào giậu không kín). Đồng thời với ý nghĩa biểu

trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng nhỏ bé, ít ỏi, con số một thƣờng đƣợc sử dụng độc lập hoặc kết hợp với con số lớn trong thế tƣơng phản: “Ốt thừa nừng

lần chín thành vàng đỏ; “Pa tồ điêu nàu mốt khoọng, khoọng nuồi điêu đăng

thùa mương” (Một con cá ƣơn làm ƣơn cả giỏ, một cái chiêng vang vang cả

làng); “Lúc xai điêu kin keng bò mốt, lúc chết xai kin heng bò ìm” (Chỉ một con trai ăn canh sẽ không hết, bảy con trai ăn khỏe sẽ không no).

Số một đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng chỉ xuất hiện một lần, tồn tại một cá thể. Sự vật, hiện tƣợng đó là duy nhất, độc nhất, không có sự vật thứ hai, không xảy ra tƣơng tự lần thứ hai. Ví dụ: “Phăn pi mì

nừng khặng” (Ngàn năm có một lần); “Chếp lẹo thưa, bò xừa lẹo tai” (Đau một

lần không tin rồi chết).

Con số một biểu trƣng cho sự vật, hiện tƣợng đƣợc đánh giá là quan trọng.

Với ý nghĩa này, thành ngữ Lào thƣờng vận dụng lối so sánh, đặt con số một trong sự đối ứng với những con số khác lớn hơn. Ví dụ: “Xíp khồn toọng mì phụ

nừng pền chậu, Cạu khồn toọng mì phụ nừng pền nai” (Mƣời ngƣời phải có một

ngƣời làm chủ, Chín ngƣời phải có một ngƣời đứng đầu). Xảm - Số 3:

Số “ba” cũng là con số xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ Lào (chỉ đứng sau số một). Trong thành ngữ tiếng Lào, số “ba” mang nghĩa biểu trƣng sau:

Con số ba không xác định nhƣng biểu trƣng cho số lƣợng nhiều, đầy đủ và có phần phức tạp. Đây là ý nghĩa chiếm số lƣợng lớn trong thành ngữ Lào. Con số ba ở đây không chỉ là nhiều mà nó nhƣ một cái ngƣỡng, một mốc để hạn định và phải đạt đến đó mới có thể gọi là đủ. Ví dụ: “Kẹo bò phắt xảm pi pèn hè, phì

noọng bò vè xảm pi pền phần” (Ngọc không giũa ba năm thành sỏi, Bà con

không thăm ba năm hóa ngƣời dƣng). Thời gian “ba năm” ở đây tƣợng trƣng cho một khoảng thời gian đủ để ngọc “thành sỏi”, và bà con “thành ngƣời dƣng”. Tƣơng tự nhƣ: “Xảm pi bò chừ thang bốc, hốc pi bò chừ thang nặm” (Ba năm chẳng còn nhớ đƣờng bộ, sáu năm chẳng còn nhớ đƣờng thủy); “Cày xảm đườn

phò khạ, mạ xảm pi phò khì” (Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm vừa cƣỡi); Mè

cƣời vƣợt qua ba ngôi nhà); “Len vay đạy xảm làu, tàu xạ đạy xảm noỏng” (Kỳ đà nhanh đƣợc ba cánh rừng, rùa chậm cũng đƣợc ba hồ).

Có thể thấy con số ba thƣờng không xuất hiện đơn lẻ mà thƣờng làm thành một cặp đối xứng với chính nó hoặc các con số khác tạo nên sự đối sánh cân đối.

Hạ - Số 5:

So với con số một và ba, con số năm có tần số sử dụng thấp hơn trong thành ngữ Lào. Chủ yếu con số năm đƣợc sử dụng với những ý nghĩa biểu trƣng sau:

Con số năm đƣợc coi là một con số lớn, biểu trƣng cho những sự vật, hiện tƣợng có số lƣợng lớn, phức tạp: Ví dụ: “Khoam lắp bò hạy thởng xảm,

khoam ngam bò hạy thởng xì, khoam mít nì mì bò hạy thởng hạ thởng hốc” (Sự

bí mật không cho tới ngƣời thứ ba biết, vẻ đẹp không cho ngƣời thứ ba ngắm, sự im lặng không đến ngƣời thứ năm, thứ sáu). Nhƣ vậy số “năm” trong thành ngữ này có nghĩa biểu trƣng cho nhiều ngƣời.

Con số năm trong thành ngữ Lào còn gắn với một khoảng thời gian trong năm, gắn với một kinh nghiệm về tự nhiên hay trong lao động sản xuất của ngƣời dân. Ví dụ: “Đườn hốc hạy vàn cạ, đườn hạ hạy tèng thảy” (Tháng sáu hãy gieo mạ, tháng năm hãy chữa cày); “Khưn đườn hạ ta bò thăn xạ vàng cò

chẹng lẹo” (Đêm tháng năm mắt chƣa kịp nhắm đã sáng rồi).

Chết - Số 7: Số 7 trong thành ngữ Lào xuất hiện rất ít. Nghĩa biểu trƣng của số 7 trong thành ngữ Lào chủ yếu biểu thị cho số lƣợng lớn, số lƣợng nhiều. Để biểu thị số lƣợng lớn, số 7 thƣờng đƣợc kết hợp với một con số nhỏ hơn. Ví dụ:

Lúc xai điêu kin keng bò mốt, lúc chết xai kin heng bò ìm” (Chỉ một con trai ăn

canh sẽ không hết, bảy con trai ăn khỏe sẽ không no). Cạu - Số 9:

Trong thành ngữ Lào, số 9 xuất hiện cũng rất ít. Về nghĩa biểu trƣng, con số chín trong thành ngữ Lào đƣợc sử dụng với ý nghĩa biểu đạt những cái rất

nhiều, song con số này thƣờng đƣợc dùng trong sự kết hợp với con số nhỏ để đối lập giữa cái rất nhiều, rất lớn và cái rất ít, rất bé. Ví dụ: “Xíp khồn toọng mì phụ

nừng pền chậu, cạu khồn toọng mì phụ nừng pền nai” (Mƣời ngƣời phải có một

ngƣời làm chủ, chín ngƣời phải có một ngƣời đứng đầu); “Ốt thừa nừng pền

chậu, ốt thừa cạu chạ pền khăm đeng” (Nhịn lần đầu thành ngƣời sang, nhịn lần

chín thành vàng đỏ).

3.1.2.2. Nghĩa biểu trưng của các con số chẵn

Theo thống kê có 4 thành tố là con số chẵn (không tính số lớn), với 46/134 lần xuất hiện trong các thành ngữ Lào, bao gồm các số: Xoỏng (hai); Xì (bốn); Hốc (sáu);Xíp (mƣời).

Xoỏng - Số 2:

Con số hai trong thành ngữ Lào trƣớc hết biểu thị hai mặt trái ngƣợc, đối lập. Ví dụ thành ngữ Lào dùng để chỉ những ngƣời, vật, hiện tƣợng có tính cách hai mặt nhƣ: “Mít xoỏng khôm” (Dao hai lƣỡi); “Nốc xoỏng hủa” (Chim hai đầu).

Con số hai còn biểu trƣng cho sự vật, hiện tƣợng mang tính tổng thể. Ví dụ: “Xoỏng phả mư pàu” (Hai bàn tay rỗng), Thành ngữ miêu tả hoàn cảnh sống của con ngƣời trong tình trạng không có gì trong tay; “Na xoỏng mưởng mương

xoỏng chậu, dạo xoỏng khởi bò đi” (Ruộng hai mƣơng, mƣờng hai chủ, nhà hai

rể không tốt), Thành ngữ với ba lần xuất hiện của thành tố chỉ con số hai (xoỏng) ở ba vế nhằm đƣa ra một quan điểm trong cuộc sống đó là: Có những cái mà nhiều quá cũng không tốt, giống nhƣ trong gia đình nếu có hai chàng rể thƣờng sẽ xảy ra bất đồng, mâu thuẫn.

Trong sự đối ứng với con số một, khi số hai đứng sau một, nó thƣờng mang ý nghĩa là nhiều, là lớn, là phức tạp, có khi là nhiều gấp đôi so với một:

Phạp điêu đạy àu xoỏng giàng” (Một cảnh mà lấy đƣợc hai loại).

Xì - Số bốn:

Trong thành ngữ tiếng Lào, con số “bốn” xuất hiện cũng rất ít. Thông thƣờng trong cuộc sống, khi xuất hiện một tập hợp có bốn sự vật thì đó là một chỉnh thể đƣợc sắp đặt cân đối, bởi rất dễ dàng ngƣời ta có thể chia ra thành bốn

điểm tạo thành hình vuông... Nghĩa biểu trƣng của số “bốn” trong thành ngữ Lào chủ yếu là mang lại cho thành ngữ ý nghĩa hoàn chỉnh, đầy đủ của một cái gì đó. Ví dụ: “Xặt xì tin nhăng hụ phạ lạt, nặc pạt nhăng hụ lôổng khoam” (Thú bốn chân còn trƣợt chân, nhà bác học còn có khi nhầm). Trong thành ngữ trên hình ảnh “thú bốn chân” gợi sự chắc chắn, vững chắc, nó đƣợc đặt đối lập với vế sau để nói về kinh nghiệm trong cuộc sống đó là không có gì chắc chắn, ai cũng có lúc mắc lỗi. Hay Thành ngữ “Khồn hản man xì thít” (Anh hùng có kẻ ác bốn phía). Con số “bốn” trong thành ngữ này thể hiện sự bao quanh khắp cả “bốn phía”, biểu thị cho những nguy hiểm luôn vây quanh những anh hùng.

Hốc - Số sáu:

Trong thành ngữ Lào, con số sáu thƣờng gắn với con số ba nhằm nêu lên một quy luật về thời gian. Ví dụ: “Xảm pi bò chừ thang bốc, hốc pi bò chừ thang nặm” (Ba năm chẳng còn nhớ đƣờng bộ, sáu năm chẳng còn nhớ đƣờng thủy). Thời gian “ba năm” và “sáu năm” trong thành ngữ dùng để biểu trƣng cho sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế. Trong thực tế, thành ngữ tiếng Lào thƣờng đƣợc dùng trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng chung thủy.

Bên cạnh đó, con số sáu còn gắn với con số năm khi nói tới thời gian, thƣờng để chỉ về kinh nghiệm trong sản xuất. Ví dụ nhƣ: “Đườn hốc hạy vàn cạ,

đườn hạ hạy tèng thảy” (Tháng sáu hãy gieo mạ, tháng năm hãy chữa cày).

Xíp - Số mƣời:

Số “mƣời” trong thành ngữ Lào thƣờng đƣợc sử dụng để mang đến cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 66)