Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 91 - 103)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2.2.Những điểm khác biệt

Thứ nhất, thống kê về ngữ nghĩa của con số và các thành ngữ chỉ con số

trong thành ngữ tiếng Lào và thành ngữ Việt ta thấy có những điểm khác nhau.

Bảng 3.2. So sánh về ngữ nghĩa của con số và các thành ngữ chỉ con số trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Lào và thành ngữ Việt

Ngữ nghĩa Thành ngữ Lào Thành ngữ Việt Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nghĩa đen của các con số 134 100.0 216 100.0

Con số kết hợp với danh từ chỉ

thời gian 23/134 17.2 48/216 22.2 Con số kết hợp với danh từ chỉ

ngƣời 26/134 19.4 4/216 1.9 Con số kết hợp với danh từ chỉ

động vật 1/134 0.7 2/216 0.9 Con số kết hợp với danh từ chỉ

thực vật 4/134 3.0 3/216 1.4 Con số kết hợp với danh từ chỉ

sự vật hiện tƣợng 61/134 45.5 116/216 53.7 Con số kết hợp với danh từ chỉ

bộ phận cơ thể 19/134 14.2 43/216 19.9

Nghĩa biểu trưng của các con số 134 100.0 216 100.0

Con số lẻ 84/134 62.7 127/216 58.8 Con số chẵn 46/134 34.3 60/216 27.8 Con số lớn 4/134 3.0 29/216 13.4

Biểu trưng văn hóa của thành

ngữ có thành tố chỉ con số 89 100.0 144 100.0

Nghĩa biểu trƣng về nhận thức tự

nhiên 9/89 10.1 5/144 3.5 Nghĩa biểu trƣng về nhận thức xã

Do sự chênh lệch trong số lƣợng thành tố chỉ con số cũng nhƣ số lƣợng thành ngữ có thành tố chỉ con số nên tỷ lệ số lần xuất hiện của các thành tố chỉ số cũng nhƣ thành ngữ trong mỗi nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ Lào và Việt có sự chênh lệch nhau. Ví dụ trong thành ngữ Lào những con số lớn chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đó tỷ lệ này trong thành ngữ Việt cao hơn nhiều so với thành ngữ Lào. Hay xét về tính biểu trƣng văn hóa trong thành ngữ có thành tố chỉ số của hai nƣớc thì tỷ lệ thành ngữ biểu trƣng về nhận thức tự nhiện trong thành ngữ Lào nhiều hơn so với thành ngữ Việt. Trong thành ngữ Việt những thành ngữ có có thành tố chỉ số biểu trƣng cho kinh nghiệm về tự nhiên cũng nhƣ chăn nuôi, lao động rất ít gặp.

Thứ hai, bên cạnh sự khác nhau về số lƣợng, tỷ lệ thì sự khác nhau trong

thành ngữ có thành tố chỉ số của thành ngữ Lào và Việt nằm ở tính biểu trƣng của thành tố chỉ số cũng nhƣ thành ngữ có thành tố chỉ số. Điều này ta có thể thấy rất rõ khi khảo sát tính biểu trƣng của các con số trong thành ngữ Lào và thành ngữ tiếng Việt. Một số con số có tính biểu trƣng khác nhau trong thành ngữ Lào và Việt:

Số một (nừng): Ngoài những nghĩa biểu trƣng nhƣ trong thành ngữ Lào, số một trong thành ngữ Việt đƣợc sử dụng trong nhiều ngữ cảnh với những sắc thái khác nhau. Trong đó con số một không chỉ biểu trƣng cho sự cô độc, lẻ loi, cho tính cá thể hay để khẳng định tính nhất thể, mà trong thành ngữ Việt số một còn biểu trƣng cho những hiện tƣợng mang tính toàn vẹn, thể hiện tính tổng thể, rộng lớn. Ví dụ nhƣ thành ngữ Việt có câu: “Một hội một thuyền”. Đó chính là những thành tố làm nên mối quan hệ toàn vẹn, không thể tách rời của mỗi cá nhân. Con số ở đây định lƣợng tuy chỉ là một nhƣng nó là nhiều, là tất cả.

Số hai (xoỏng): Khác với thành ngữ tiếng Lào, số hai có ý nghĩa rất lớn, thƣờng gắn với những gì tốt đẹp, và thƣờng dùng để biểu trƣng cho cặp, đôi. Vì vậy trong thành ngữ tiếng Việt, ngoài từ “hai” còn dùng từ “đôi” thay cho từ “hai”. Cặp và đôi là những danh từ đơn vị chỉ hai sự vật gắn bó, không tách rời. Cách tƣ duy của ngƣời Việt trong cặp - đôi cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao ngƣời Việt ƣa dùng con số hai, nhƣ biểu tƣợng của lứa đôi,

của hạnh phúc, của những sự cân đối, đẹp đẽ.

Số ba (xảm): Trong thành ngữ Lào con số ba chủ yếu xuất hiện với ý nghĩa thể hiện biểu trƣng cho cái nhiều, cái phức tạp. Còn trong thành ngữ Việt, con số ba còn biểu trƣng cho cái ít, cái không đáng kể. Số ba trong quan niệm của ngƣời Việt thƣờng gắn với ấn tƣợng không tốt lành, nhiều hiện tƣợng trong cuộc sống khi tồn tại con số ba đã ẩn có những rủi ro, nên số ba thƣờng xuất hiện để nói về những việc không tốt, những ngừoi không tốt. Ví dụ: “Một lần dỡ nhà

bằng ba lần nhà cháy”. Điều này thể hiện tín ngƣỡng của ngƣời dân mỗi nƣớc.

Số năm (hạ): Trong thành ngữ Lào số năm thƣờng biểu trƣng cho số lƣợng lớn, nhƣng trong thành ngữ Việt, số năm còn biểu trƣng cho những hiện tƣợng ít xảy ra trong cuộc sống, ví dụ: “Năm thì mười hoạ”; “Năm thỉnh mười

thoảng”, đều chỉ ý thỉnh thoảng, rất hiếm hoi. Đặc biệt khác với ngƣời Lào,

trong văn hóa Việt thì con số năm còn đƣợc ghi dấu nhƣ một ấn tƣợng kiêng kỵ: Mồng năm, mƣời bốn, hai ba, là ngày nguyệt kỵ chớ ra xuất hành.

Số sáu (húc) và số tám (pẹt): Đây là hai con số chẵn xuất hiện rất ít trong thành ngữ Lào cũng nhƣ thành ngữ Việt. Trong tài liệu nghiên cứu mà luận văn lựa chọn thì chỉ thống kê đƣợc số sáu trong thành ngữ Lào mà không có trong thành ngữ Việt, còn số tám chỉ thống kê đƣợc trong thành ngữ Việt mà không xuất hiện trong thành ngữ Lào (dựa vào tài liệu khảo sát).

Trong thành ngữ Lào, con số sáu thƣờng đi kèm với một số khác, thƣờng là số ba và số năm để nêu lên một quy luật về thời gian hoặc đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên. Còn trong thành ngữ Việt con số tám thƣờng kết hợp với con số bốn để tạo nên ý nghĩa biểu trƣng về sự toàn vẹn. Ví dụ: thành ngữ “bốn

phương tám hướng” (thành ngữ Việt) chỉ tất cả không gian rộng lớn xung quanh

một sự vật.

Số bảy (chết): Trong thành ngữ Lào, số bảy biểu trƣng cho sự số lƣợng nhiều, còn trong thành ngữ Việt số bảy lại thƣờng gắn với những biểu trƣng cho khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Ví dụ: “Lo bảy lo ba”. Ngoài ra con số bảy đƣợc sử dụng để biểu trƣng cho những hiện tƣợng mang tính phức tạp, ví dụ:

Ba bè bảy mối”. Một điều có thể thấy trong thành ngữ Lào, số bảy đƣợc đi liền với số một: “Lúc xai điêu kin keng bò mốt, lúc chết xai kin heng bò ìm” (Chỉ một con trai ăn canh sẽ không hết, bảy con trai ăn khỏe sẽ không no) để làm tăng sự đối lập giữa cái ít và cái nhiều thì trong thành ngữ Việt, số bảy thƣờng đƣợc gắn với con số ba.

Từ những đánh giá về nét tƣơng đồng cũng nhƣ sự khác biệt trong biểu trƣng ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ tiếng Lào và thành ngữ tiếng Việt cho ta thấy đƣợc những nét đặc trƣng văn hóa trong đời sống của nhân dân hai nƣớc. Thành ngữ “tuyệt đại đa số là của ngƣời nông dân lao động, phản ánh lối sống, in dấu lối nghĩ, tiêu biểu cho lối nói của ngƣời lao động” [9, tr. 27- 28]. Những nét tƣơng đồng trong thành ngữ có thành tố chỉ con số của hai nƣớc thể hiện sự tƣơng đồng, gần gũi trong lối suy nghĩ, tƣ duy cũng nhƣ lối sống của nhân dân hai nƣớc. Lào và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, có chung nguồn gốc là nền văn minh lúa nƣớc, đặc biệt mối quan hệ đặc biệt hữu nghị truyền thống lâu đời của hai nƣớc với sự giao lƣu, tiếp xúc của nhân dân hai nƣớc đã tạo nên những nét tƣơng đồng trong cuộc sống cũng nhƣ văn hóa giữa hai nƣớc. Tuy nhiên bên cạnh những nét tƣơng đồng ta vẫn thấy những nét khác biệt trong biểu trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào và thành ngữ Việt. Dù có sự giao lƣu tiếp biến, nhƣng mỗi quốc gia đều có những nét đặc trƣng riêng. Chính lịch sử hình thành, phát triển đất nƣớc, cũng nhƣ sự khác biệt trong điều kiện sống, cách suy nghĩ, cảm nhận của ngƣời dân mỗi nƣớc đã tạo nên sự tính cách, giá trị tƣ tƣởng đặc trƣng của mỗi nƣớc. Đây chính là cơ sở tạo nên nét đặc trƣng trong văn hóa của mỗi nƣớc nói chung và trong thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ mỗi nƣớc nói riêng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua khảo sát ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào và so sánh với thành ngữ Việt, có thể rút ra một số nhận xét sau:

ban đầu của nó là dùng để chỉ số lƣợng, thứ tự. Trong thành ngữ Lào, các con số thƣờng kết hợp đi liền với các danh từ chỉ thời gian, chỉ ngƣời, chỉ bộ phận cơ thể, chỉ động vật, thực vật và các danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng.Khảo sát nghĩa biểu trƣng của con số trong thành ngữ Lào thì cho thấy con số lẻ xuất hiện nhiều hơn và có đựng nhiều ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc. Con số chẵn và số lớn xuất hiện ít hơn nhƣng vẫn thể hiện những nghĩa biểu trƣng góp phần làm phong phú hơn về biểu trƣng văn hóa của Lào.

Khảo sát thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về biểu trƣng văn hóa của dân tộc Lào. Trong thành ngữ có thành tố chỉ con số của thành ngữ Lào bao gồm những thành ngữ thể hiện nhận thức về tự nhiên tuy nhiên số lƣợng không nhiều. Chủ yếu đa số là những thành ngữ thể hiện nhận thức về gia đình, xã hội, đúc kết những kinh nghiệm xã hội của nhân dân Lào.

So sánh với thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ tiếng Việt cho thấy có những nét tƣơng đồng, đồng thời cũng có những nét khác biệt về mặt ngữ nghĩa của các thành ngữ có thành tố chỉ con số. Từ đó giúp chúng ta thấy đƣợc sự gẫn gùi về văn hóa giữa hai nƣớc Lào và Việt Nam, cũng nhƣ thấy đƣợc nét đặc trƣng văn hóa riêng của mỗi nƣớc.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài “Khảo sát thành ngữ có thành tố chỉ con số trong

tiếng Lào có so sánh với tiếng Việt”, ngƣời viết rút ra một số kết luận sau:

1. Trong tiếng Lào, không phân biệt thành ngữ và tục ngữ mà đều đƣợc gọi chung là “xú pha xít”, còn trong tiếng Việt, thành ngữ và tục ngữ cũng nhƣ ca dao đƣợc phân biệt khá rõ nét. Cả xú pha xít của Lào và thành ngữ tiếng Việt đều là kết quả của sự sáng tạo trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân hai nƣớc, vì vậy có đựng những giá trị tinh thần của đời sống nhân dân mỗi nƣớc.

Từ chỉ con số thuộc lớp từ cơ bản của ngôn ngữ. Trong thành ngữ tiếng Lào và thành ngữ tiếng Việt có sự xuất hiện của các từ chỉ con số. Mỗi con số đều có tính biểu trƣng cao, qua đó thể hiện đƣợc lối tƣ duy của chủ thể sáng tạo rất linh hoạt và phong phú của ngƣời Lào cũng nhƣ ngƣời Việt .

2. Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào và thành ngữ Việt, ngƣời viết thống kê đƣợc: Trong thành ngữ Lào có 89 Thành ngữ có thành tố chỉ con số, với 13 thành tố chỉ con số và 134 lần xuất hiện. Trong thành ngữ Việt thống kê đƣợc 144 Thành ngữ có có thành tố chỉ con số, với 20 thành tố chỉ con số và 216 lần xuất hiện. Trong đó có 11 thành tố chỉ số xuất hiện cả trong thành ngữ tiếng Lào và thành ngữ tiếng Việt, có 1 thành tố chỉ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Lào và có 9 thành tố chỉ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt. Những thành tố chỉ con số hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Lào và thành ngữ tiếng Việt là: Nừng (một); Xảm (ba); Xíp (mƣời); Xoỏng (hai).

Về số lƣợng thành tố chỉ con số xuất hiện trong một Thành ngữ thì cả thành ngữ tiếng Lào và tiếng Lào đều có số lƣợng thành ngữ có 1, và 2 thành tố chiếm tỷ lệ rất cao, còn thành ngữ có 3, 4 thành tố rất ít, không đáng kể. Xét về cấu tạo, thành ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào và tiếng Việt Nam đều đƣợc cấu tạo từ 4, 5, 6 và nhiều hơn 6 âm tiết. Trong đó những câu có cấu trúc dài nhiều từ 6 âm tiết trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất.

3. Khảo sát về ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào và so sánh với thành ngữ Việt ta thấy:

Xét về nghĩa đen của các con số trong thành ngữ Lào thì các con số trong thành ngữ Lào cũng nhƣ thành ngữ Việt đều mang nghĩa ban đầu, nghĩa gốc là chỉ số lƣợng, thứ tự. Thành tố chỉ con số trong tiếng Lào và tiếng Việt đều có thể đi với các danh từ chỉ thời gian, con ngƣời, bộ phận cơ thể, động vật, thực vật và các sự vật, hiện tƣợng. đi với các danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng chiếm tỷ lệ cao nhất, còn các con số đi với danh từ chỉ động vật, thực vật chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, không đáng kể.

Xét về nghĩa biểu trƣng của con số trong thành ngữ Lào thì con số lẻ xuất hiện nhiều hơn và mang đến cho thanh ngữ nhiều ý nghĩa biểu trƣng sâu sắc. Trong 13 thành tố chỉ con số xuất hiện trong tiếng Lào thì có 6/13 là số lẻ, với tần số xuất hiện là 84/134 lần xuất hiện; có 4/12 thành tố là con số chẵn (không tính số lớn), với 46/134 lần xuất hiện trong các thành ngữ Lào, và có 3/12 thành tố là con số lớn, với 4/134 lần xuất hiện. Mỗi con số đều mang đến cho thành ngữ những nghĩa biểu trƣng khác nhau và rất đa dạng.

Xét về biểu trƣng văn hóa của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ Lào cho thấy trong tổng số 89 Thành ngữ của Lào có có thành tố chỉ con số thì có 9/89 Thành ngữ thể hiện nhận thức về tự nhiên, chiếm 10.1%; có 80/89 Thành ngữ thể hiện nhận thức về gia đình, xã hội, chiếm 89.9%.

So sánh về ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố chỉ con số trong thành ngữ tiếng Lào và tiếng Việt, có thể thấy có rất nhiều nét tƣơng đồng, nhƣng đồng thời cũng có những nét riêng biệt . Những nét khác biệt đó đã tạo nên nét văn hoá cũng nhƣ những nét riêng trong thành ngữ của mỗi nƣớc, góp phần làm phong phú, đa dạng hơn kho tàng thành ngữ của mỗi dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Anh Đào (1969), “Một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lời ăn tiếng nói”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số (2), tr.69-70.

2.Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trƣng của thành ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số (1).

3. Cù Đình Tú (1973), “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ”, Tạp

chíNgôn ngữ, số (1), tr. 40-41.

4. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - mấy vấn đề về phương pháp

luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, tr.74.

5. Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam,

Nxb KHXH Hà Nội, tr.27-28.

6. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, tr. 212.

7. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.246.

8. Đinh Việt Anh (1989), Văn học Lào, Nxb Giáo dục.

9. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10.Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt , Nxb Đa ̣i học Sƣ Phạm.

11.Dƣơng Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn, tr. 75.

12.Dƣơng Quốc Cƣờng (2009), “Vấn đề giao văn hóa trong dạy - học thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Lào, có so sánh với tiếng Việt Luận văn ThS. Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài 602202 (Trang 91 - 103)