Sản phẩm ẩm thực đặc trƣng phục vụ du lịch vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 69 - 96)

7. Bố cục luận văn

2.3. Sản phẩm ẩm thực đặc trƣng phục vụ du lịch vùng ĐBSCL

- Cần Thơ

+ Bánh tét lá cẩm

Trong các tour du lịch Cần Thơ, một trong những chương trình mang lại khá nhiều hứng thú cho du khách là được cùng người dân nấu bếp, gói bánh tét công phu và tỉ mỉ. Đặc biệt với món bánh tét lá cẩm – có thể được xem là đỉnh cao trong nghệ thuật làm bánh tét của người Cần Thơ. Loại nếp được dùng để làm bánh tét này phải là nếp đặc biệt, ngâm với nước lá cẩm để có màu tim hồng rất bắt mắt. Nếp sau khi ngâm được xào với nước cốt dừa rồi mới gói. Nhân của bánh tét lá cẩm cũng là đậu xanh, có thịt nhưng đặc biệt sẽ có thêm trứng vịt muối. Sau khi gói bánh khéo léo và luộc bánh chừng 4-5 tiếng đồng hồ, những lát bánh đã chín được cắt ra vừa thơm ngon vừa rất nghệ thuật. Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch có chút thịt chín trong và trứng muối vàng ươm… Để có những đòn bánh tét như ý, khâu nào cũng quan trọng. Đầu tiên là nếp. Để có những hột nếp ngon, phải là nếp không lộn gạo. Lá cẩm tươi, rửa sạch, nấu, lược lấy nước làm màu bánh. Đậu xanh ngâm, nấu nhừ. Nước cốt dừa nạo... Cho gạo trộn nước lá cẩm và nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường, xào trên bếp lửa, khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, vừa chín khoảng 30%. Xào là khâu quan trọng. Xào dư nước,

bánh nhão, bời rời, chèm nhẹp. Để có bánh ngon phải buộc bánh bằng dây nylon. Sự hài hòa màu sắc làm tăng độ hấp dẫn của bánh. Khi thưởng thức từng miếng nếp thơm và béo quyện trong miếng thịt mềm như có thể tan chảy cùng vị đậu xanh, trứng muối mặn mặn bùi bùi…khiến bất cứ ai thử qua cũng không thể cưỡng lại vị thơm ngon đậm đà của nó. Xưa kia, theo truyền thống, bánh tét phải cột bằng dây lát. So với dây lát, dây nylon có ưu điểm là chắc, buộc lẹ, năng suất cao.

Về đến Cần Thơ nếu du khách và thực khách muốn thưởng thức đặc sản bánh tét lá cẩm thì một trong những thương hiệu nổi tiếng đó là bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh.

+ Bánh xèo bà Mƣời Xiềm

Khi về đến miền sông nước Cần Thơ thì nhật định thực khách phải thưởng thức món đặc sản này, bánh xèo bà Mười Xiềm chủ yếu là bánh phải được làm bằng loại gạo dẻo, thơm. Bột gạo phải xay bằng cối đá và vừa xay xong thì đổ bánh liền, tuyệt đối không để bột xay quá lâu sẽ bị hôi gió, còn nhân thì phải là những con tép, con tôm còn tươi. Khi đổ bánh xèo phải dùng mỡ động vật, không dùng dầu ăn, vì theo bà Mười Xiềm, nó có mùi rất khó chịu, đổ bánh xèo phải dùng chảo gang sẽ giúp cho độ nóng của chảo không bị áp lửa. Và điều quan trọng nữa giúp cho người ăn cảm thấy ngon miệng là nước mắm phải làm vừa chua chua vừa ngọt ngọt; rau thì phải chọn loại rau mọc hoang dại ở miệt đồng, như rau húng lủi, rau diếp cá, đọt chùm ruột, lá lụa, cải trời... nhưng chủ đạo vẫn là các loại rau có vị chua chua, chát chát nhẹ nhàng như lá xoài non, lá lụa non, lá sộp, lá cây cơm nguội..

Hiện nay muốn thưởng thức bánh xèo bà Mười Xiềm thực khách có thể đến tất cả những địa điểm chi nhánh trên toàn khu vực Nam Bộ của thương hiệu bánh xèo bà Mười Xiềm. Thế nhưng nếu thực khách muốn thưởng thức bánh xèo do chính tay bà Mười Xiềm chế biến thì phải về Cần Thơ để đến với nhà hàng khu du lịch Mỹ Khánh vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

+ Lẩu mắm dạ lý

Nhà văn Nam Sơn – người được coi là “ông già Nam Bộ” thì cho rằng lẩu mắm có gốc từ mắm Châu Đốc, là món ăn của những người dân Việt khai khẩn đất hoang ngày xưa. Mắm kho là một món ăn quen thuộc của các gia đình nông dân vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, để có được một lẩu mắm ngon, vừa lòng thực khách không phải là chuyện dễ, nhưng quán Dạ Lý đã thành công và thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày với đủ thành phần.

Lẩu mắm Dạ Lý được ưa chuộng bởi biết điều chỉnh mùi, vị theo khẩu vị từng loại khách. Khách nông dân, khách lao động thì cần phải mặn mà, đằm thắm; người thành thị, khách trí thức mắm pha phải nhạt hơn… Các loại thực phẩm, rau ăn theo cũng vậy, cũng cần có sự gia giảm cho phù hợp.

Trước đây, mắm của quán được mua từ nhiều nguồn như: Châu Đốc, Cà Mau… nhưng bây giờ để đảm bảo ngon và hợp vệ sinh thì nhà hàng tự làm lấy. Cá sặc – loại cá dùng để làm mắm được đặt mua từ Châu Đốc về, được đánh vảy làm sạch ướp với các loại gia vị như thính, đường thốt nốt… và mắt khóm (dứa), lá khế để mắm vừa thơm ngon, vừa có màu đỏ đẹp đặc trưng của Dạ Lý. Một lẩu mắm ngon, một phần phụ thuộc vào xuất xứ của mắm, cách pha, phần khác là nhờ vào sự đa dạng phong phú của các loại rau. Việc chọn loại mắm có chất lượng như thế nào đó sẽ quyết định chất lượng thành phẩm. Với mắm, không thể nào nói chính xác độ mặn ngọt, ngon dở mà tuỳ vật liệu sẵn có và khẩu vị nêm nếm của người nấu. Rau cũng vậy, hơn 35 loại rau có trong lẩu mắm Dạ Lý như: rau nhút, bông súng, cù nèo, so đũa, lục bình, bông bí, rau đắng, càng cua, ngó sen…

Lẩu mắm dạ lý (số 89 đường 3/2 thành phố Cần Thơ) đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của người từ nhiều nơi khi đến Cần Thơ. Nhiều người còn cho rằng: “Đến Cần Thơ mà chưa ăn lẩu mắm Dạ Lý coi như là chưa biết hết Cần Thơ, chưa

thưởng thức hết cái hương vị đất miền Tây, cũng như chưa biết hết sự khéo léo đảm đang của người phụ nữ Việt Nam.

+ Rƣợu mận (Sáu Tia)

Rượu mận là đặc sản khá nổi tiếng vùng đất Tây Đô, rượu được nấu từ trái mận (miền Bắc gọi là trái roi). Mận đượi hái lúc trái chín nên có mùi vị đặc trưng của vùng ĐBSCL mà chính xác hơn là vùng An Phước, nếu là mận khác thì mùi vị và chất lượng sẽ khác. Đây cũng là bí quyết của ông Nguyễn Phú Tia chủ thương hiệu rượu Sáu Tía Cần Thơ. Rượu mận được sản xuất trong quy trình thủ công điều chế qua phương pháp nấu chứ không ngâm, do quy trình sản xuất là hỗn hợp nguyên liệu lên men được chưng cất nấu để lấy rượu. Nồng độ là 33% ,thành phần hoàn toàn không sử dụng cồn và một loại hóa chất hay hương liệu nào. Loại rượu này để càng lâu càng tốt.

Đặc biệt nếu được ướp lạnh trước khi uống sẽ ngon hơn. Rượu mận không gây nhức đầu sau khi uống. Theo kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan chức năng thì nồng độ andehyde (chất gây nhức đầu) không đáng kể. Rượu mận tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu hóa, không làm người uống mệt mỏi, đau đầu.. Uống vào ợ, tiêu hóa nhanh, không chứa cồn hay hóa chất nào nên nam, nữ đều dùng được.

Về đến Cần Thơ nếu thực khách muốn thưởng thức rượu mận thì thương hiệu rươu mận Sáu Tia (An Phước – Cần Thơ) luôn là thương hiệu đáng tin cậy nhất.

- Đồng Tháp + Nem Lai Vung

Nem Lai Vung bắt nguồn từ những năm trước 1975. Đầu tiên phải kể đến nơi làm ra chiếc nem là do chính bà Tư Mặn thuộc ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đổng Tháp làm ra. Do khéo tay hay làm nên lúc đầu bà Tư chỉ làm nem trong các dịp đám tiệc ở địa phương dần dần bà con thấy món nem này ăn ngon và rất tiện lợi vì nó có thể trữ lại khoảng một tuần. Từ đó bà con trong làng lấy làm thích thú nên đã học nghề bà làm và đem ra chợ Lai Vung (nay là chợ Tân Thành) bán.

Khách hàng ăn thử thấy ngon, sau đó nem bán rất chạy. Kể từ đó nghề làm nem ở Lai Vung phát triển và nổi tiếng như ngày hôm nay

Cách làm và chế biến nem khá công phu, tùy bí quyết của từng gia đình. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối, thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo (bì), thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối. Mức độ lên men, chua mau hay chậm là do lớp lá bọc bên ngoài dày hay mỏng. Cột nem bằng dây nylon, kết 10 chiếc gọi là xâu nem.

Ngày nay, khách du lịch gần xa đến với miền Tây cũng không quên mua nem Lai vung để làm quà biếu, tặng người thân. Cho nên thương hiệu nem Giáo Thơ đang được khách hàng trên cả nước rất ưa chuộng và tin cậy.

+ Chuột quay lu – Cao Lãnh

Chuột đồng Cao Lãnh là một món ăn mang đậm chất miền Tây tại Việt Nam. Với hương vị độc đáo của thịt chuột và cách chế biến đơn giản đã biến nó trở thành đặc sản nổi bật của chỉ riêng miền sông nước mà đặc trưng chỉ có ở xứ sở Đất Sen Hồng.

Chuột bắt về khoảng 5 - 7 con/kg, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút với tỏi, hành tím băm nhỏ, đường, ớt, bột ngọt(mì chín), nước mắm, sau đó móc từng con cho vào Lò lửa.

Lò lửa là chiếc lu hay còn gọi là khạp da bò người dân quê thường sử dụng để đựng nước sinh hoạt (tùy cỡ lu mà mỗi mẻ quay được khoảng từ 8 – 30 con), Lò lửa đã được chuẩn bị từ trước để có đủ độ nóng, khi quay phải sử dụng lửa ngọn mới tạo được lớp da giòn đầy hấp dẫn. Chuột sẽ được quay trong lu, trở đều cho thịt chín. Khi chuột gần chín, người ta phết lên da chúng một lớp mật ong nguyên chất thắng vàng cho dậy hương và đẹp màu. Món chuột quay lu đạt chất lượng là da chúng phồng ửng đỏ, thịt chín đều... Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng

sau thì chuột chín vàng mùi thơm, rất hấp dẫn... Khi ăn thường được ăn kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo...

Nếu thực khách muốn thưởng thức món ngon này có thể đến với Khu Ẩm Thực sinh thái Đầm Sen nằm trên đường Điện Bên Phủ ngay trung tâm thành phố Cao Lãnh.

+ Bánh phồng tôm Sa Giang - Sa Đéc

Bánh phồng tôm Sa Giang của Sa Đéc - Đồng Tháp là một đặc sản nổi tiếng cả trong nước lẫn quốc tế. Qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã mang lại hương vị đặc trưng của bánh phồng tôm Sa Giang được chế biến từ các loại tôm, tép nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng, bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, bánh được cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Lúc ăn, nướng chín, bánh có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà hương vị ẩm thực Nam Bộ.

+ Rƣợu sen Tháp Mƣời

Rượu Sen được nấu một cách truyền thống bởi hạt sen, tim sen, củ sen , nếp và men bột sen vừa đủ. Rượu được nấu, ủ với công nghệ gia truyền một thời gian, ngắn nhất 06 tháng. Sau đó để vào nhụy sen được thu hoạch từ buổi sáng sớm. Do đó, nhụy sen sẽ không bị tác động của các tia hồng ngoại càng làm tăng thêm mùi và vị của hương sen tự nhiên.

Về đến Đồng Tháp nếu thực khách muốn thưởng thức đặc sản Hồng Sen Tửu thì thương hiệu đáng tin cậy nhất là thương hiệu Hồng Sen Tửu của CTY CP ĐT DL Đồng Tháp Mười – Tháp Mười – Đồng Tháp.

+ Lẩu cá linh bông điên điển

Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, thời điểm này có rất nhiều cá linh, đặc biệt, thời gian đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm. Bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất

béo. Loại cá này được xem là đặc sản mùa nước nổi và thời gian này cũng là mùa hoa điên điển. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại mang màu sắc “hương đồng cỏ nội”. Nhắc đến cá linh thì sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển.

Nấu món này cũng cực dễ, nấu một nồi nước dùng bằng nước dừa tươi, vài trái me chua còn sống để nước hơi chua, nêm nếm vừa ăn. Bắc lên bếp nước sôi bỏ bông điên điển tươi, vài cọng thân hoa súng hay kèo nèo là cực đúng điệu những thứ dễ tìm và chỉ xuất hiện mùa nước nổi. Cá linh rất mềm và mau chín nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá vào nồi. Vừa ăn vừa nhúng hoa điên điển, để giữ độ giòn và ngọt từ hoa. Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển, có thể ăn kèm với món có thể là bún tươi hoặc cơm nóng, không thể thiếu một ít nước mắm ngon và ớt để chấm cá. Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây. Món lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước lẩu, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

Về đến Đồng Tháp thực khách dễ dàng tìm thấy đặc sản này vì hầu như nhà hàng nào cũng có món này trong thực đơn. Tuy nhiên để thưởng thức đúng hương vị của lẩu mắm cá linh thì thực khách có thể đến với nhà hàng Ba Tâm – Phạm Hữu Lầu – TP. Cao Lãnh – Đồng Tháp.

+ Hủ tiếu Sa Đéc

Sợi hủ tiếu phải mềm, không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa cẩn thận, hớt bọt thật kĩ thì nước lèo mới trong và thơm. Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo… được làm cẩn thận, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy

cọng ngò xanh non. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và rau xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, thực khách trộn tất cả lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của hủ tiếu Sa Đéc.

Địa chỉ đáng tin cậy khi thực khách muốn thưởng thức món hủ tiếu Sa Đéc là thương hiệu hủ tiếu Bà Sẩm mà nhắc tới ai cũng biết. Hủ tiếu Bà Sẩm – 188 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – TP. Sa Đéc – Đồng Tháp.

+ Ếch đồng

Đến mùa mưa dầm người dân Đồng Tháp thường đi soi ếch, thịt ếch thơm ngon, dai và giàu dinh dưỡng. Nếu mưa càng lớn càng dai dẳng thì sẽ càng bắt được nhiều ếch. Có rất nhiều cách chế biến món ếch, như: Ếch chiên bơ vừa thơm vừa béo và giòn, ếch xào lăn nước cốt dừa, ếch nướng sả ớt hay nấu cháo ếch bốc khói thơm phức đều ngon tuyệt.

+ Bông súng mắm kho

Ở vùng quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có được. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ, ăn mới mềm, ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 69 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)