Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 107 - 110)

7. Bố cục luận văn

3.3. Giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong phát triển du lịch

3.3.1. Các giải pháp chung

Từ góc nhìn du lịch và hướng tới xây dựng chiến lược phát triển du lịch vùng sông nước Cửu Long có sự tham dự của văn hoá ẩm thực, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút du khách như sau:

Quy hoạch và huy động vốn đầu tƣ cơ sở vật chất cho du lịch ẩm thực

Chú trọng điều tra, quy hoạch từng khu vực, từng địa bàn có khả năng khai thác văn hóa ẩm thực của vùng để phục vụ cho du lịch. Có kế hoạch đầu tư và phát triển các cơ sở vật chất như: hệ thống nhà hàng, khách sạn (có phục vụ món ăn) và các quán ăn phục vụ ẩm thực trong du lịch sao cho phù hợp với quy mô của từng điểm đến. Đẩy mạnh xây dựng các hệ thống giao thông liên tỉnh, liên tuyến có khả năng kết nối với nhiều nơi trong vùng và nhiều vùng trong nước.

Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ

Một trong những giải pháp thu hút khách đến với ĐBSCL thông qua văn hóa ẩm thực là phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nguyên liệu ngon nhưng người chế biến không giỏi thì cũng chỉ là một món ăn bình thường và không thể trở thành một sản phẩm ẩm thực đặc trưng cho vùng phục vụ du khách. Vì vậy, cần phải tập trung đầu tư, tăng cường năng lực tổ chức cho đội ngũ nhân viên tham gia các khoá học cách chế biến đặc sản của riêng từng nơi, phong cách phục vụ, các lớp học nghiệp vụ khác nâng cao trong nghề, các lớp học ngoại ngữ…

Đảm bảo chất lƣợng vệ sinh, an toàn thực phẩm

Như đã nêu trên, trong những vấn đề hạn chế của ẩm thực ĐBSCL, thì vấn đề mất vệ sinh ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, phần đông du khách nước ngoài lại thích được ăn uống tại các quán ăn vỉa hè hay nơi thoáng mát, gần gũi thiên nhiên, khi đến ĐBSCL, họ có phần e ngại vấn đề vệ sinh khi chọn địa điểm là những quán ăn nhỏ ở vỉa hè của đường phố, và họ càng cần hơn sự đảm bảo về vệ sinh thực phẩm tronh quá trình chế biến các món ăn. Các nhà hàng cũng như quán ăn cần phải đảm bảo cam kết sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, biết rõ xuất xứ và chế biến thực phẩm một cách hợp vệ sinh để bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ cho du khách, từ đó tạo nên thương hiệu có uy tín về chất lượng mọi mặt của mỗi nơi đến.

Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá về văn hóa ẩm thực ĐBSCL

Xây dựng những trang website riêng, chuyên mục trên báo và tạp chí viết về văn hóa ẩm thực của vùng ĐBSCL. Giới thiệu các món ăn, thức uống của ĐBSCL trong những quyển sách có tính chất cẩm nang bằng cả 2 loại ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh cho du khách. Tăng cường tổ chức hoặc tham gia các hội chợ ẩm thực, du lịch để các khách sạn, nhà hàng… có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình, đưa hình ảnh của văn hóa ẩm thực ĐBSCL đến với các du khách trong và ngoài nước.

Tổ chức tour xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù

Trong một số tour du lịch đặc trưng của vùng, cần kết hợp việc chế biến một số món ăn dân dã (cá lóc nướng trui, bánh xèo, bánh khọt…) ngay tại bàn, trước khi ăn. Điều này sẽ gây sự thích thú và tạo ấn tượng sâu đậm hơn cho du khách cũng như tạo điều kiện cho du khách am hiểu hơn về ẩm thực của vùng. Đây cũng là một hình thức quảng bá, tuyên truyền tốt cho ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long đến với khách nước ngoài. Kết hợp xây dựng những bài thuyết minh ngắn về các món ăn đặc sản của vùng hay tại các quán ăn cho nhân viên phục. Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch nên có điều kiện để giới thiệu về ẩm thực ĐBSCL, đồng thời có thể giải đáp những thắc mắc của khách về cách chế biến cũng như là cách thưởng thức các món ăn đó. Lúc đó, người nhân viên phục vụ này sẽ là “sứ giả” đưa văn ẩm thực của ĐBSCL đến với du khách. Đẩy mạnh và phát huy việc tổ chức tour du lịch ẩm thực học cách chế biến các món ăn dân dã ở địa phương. Tổ chức thi nấu ăn cho các du khách. Các nhóm du khách có thể trổ tài nấu nướng các món đặc sản ở địa phương mà mình vừa mới học cách chế biến để thi đấu với nhau, thông qua đó càng làm tăng sức hấp dẫn của các món ăn đối với các du khách phương xa. Kết hợp các tour du lịch nấu ăn với du lịch chữa bệnh, điều đó sẽ làm cho tour du lịch này càng bổ ích và hấp dẫn hơn nữa. Ngoài ra, trước khi bắt đầu mỗi tour du lịch ở ĐBSCL, các công ty du lịch cần tìm hiểu trước văn hoá ẩm thực và tính cách dân tộc của các loại nhóm khách nước ngoài khác nhau để có ứng xử phục vụ ẩm thực cho phù hợp và tương thích với họ. Sau mỗi chuyến đi, các công ty cũng nên tổ chức việc tham khảo lấy ý kiến của các du khách về mức độ hài lòng của chuyến đi, thái độ phục vụ của nhân viên và cảm nhận của mỗi thực khách sau mỗi bữa ăn tại các điểm đến.

Tóm lại, văn hoá ẩm thực thật sự là một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá của vùng ĐBSCL. Và trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Khám phá

Miền Tây như khám phá một miền đất hứa, một nơi đến không chỉ có những điểm du lịch hấp dẫn, mà còn có những món ăn đặc sản không cầu kỳ nhưng hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa của những người một thời đi mở cõi. Bên cạnh đó, du khách sẽ có dịp tìm hiểu rõ hơn về đời sống tinh thần của người dân nơi đây .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)