Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 110 - 128)

7. Bố cục luận văn

3.3. Giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong phát triển du lịch

3.3.2. Các giải pháp cụ thể

- Kết hợp văn hóa ẩm thực với văn hóa sông nƣớc mệt vƣờn

Để khai thác được hết khả năng của văn hóa ẩm thực nhằm phục vụ, phát triển du lịch Vùng ĐBSCL thì bên cạnh việc chú trọng, đẩy mạnh hoàn thiện các yếu tố đã nêu trên, còn phải biết kết hợp văn hóa ẩm thực với văn hóa sông nước mệt vườn để loại hình văn hóa được phong phú hơn, thu hút tính khám phá của du khách, bên cạnh đó còn làm phong phú, đa dạng thêm các loại hình du lịch. Tạo điều kiện tuận lợi đối với các đơn vị lữ hành trong việc marketing chào bán sản phẩm đa dạng và tăng tính thiết phục đối với khách hàng:

- Kết hợp phục vụ các món ăn đặc sản ở địa phương với các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch.

- Thực hiện nhiều tour tham quan du lịch sinh thái nhằm mục đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực vùng đến.

- Tạo nét riêng của từng món ăn ở những nơi khác nhau.

- Phục vụ các món ăn đặc sản tại nhà dân, hướng đến không gian gần gủi với cuộc sống hằng ngày thay vì phục vụ các món đấy ở nhà hàng.

- Phát triển du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên: Thu hút khách tham quan mùa nước nỗi, bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa mùa nước nổi kết hợp phục vụ ẩm thực đặc trưng các sản phẩm theo mùa (lẩu mắm cá linh, bông súng + cá kho)....

- Kết hợp văn hóa ẩm thực với văn hóa sinh hoạt cộng đồng

Cần kết hợp văn hóa ẩm thực với các tiềm năng du lịch mà địa phương sản có, làm tăng tính hấp dẫn cho khách, tạo ấn tượng để khách quay lại vào lần sau:

- Kết hợp văn hóa ẩm thực với loại hình du lịch nhà dân (home stay), tham quan các khu làng nghề, kết hợp các khu làng nghề về ẩm thực (làng làm bánh tét Vĩnh Long), các làng nghề làm hủ tiếu Sa Đéc...

- Tổ chức hội chợ ẩm thực hàng tuần đối với các khu du lịch có lượng khách ổn định.

- Kết hợp văn hóa ẩm thực với văn hóa đờn ca tài tử Nam Bộ,.

TIỂU KẾT

Tuy đến hiện nay vẫn chưa khai thác, phát triển du lịch ĐBSCL nhiều so với tiềm năng, điều kiện của vùng: điều kiện tự nhiên, sự hấp dẫn về yếu tố sinh thái, sông nước mệt vườn, văn hóa con người, văn hóa đời sống tin thần, văn hóa sinh hoạt hàng ngày, văn hóa ẩm thực.... Trong đó vai trò quan trọng nhất vẫn là vấn đề về văn hóa ẩm thực. Với những giải pháp đã nêu trên sẽ giúp du lịch vùng ĐBSCL xác định được hướng phát triển, khắc phục những yếu tố bất lợi, bên cạnh đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu xã hội và phù hợp với điều kiên tự nhiên sẵn có, mang lại lợi ích cho Vùng trong đó bao gồm: chính quyền địa phương, doanh nghiệp lữ hành, người hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, người dân địa phương.

Bên cạnh đó tác giả cũng xây dựng một số chương trình tham quan du lịch dựa trên cơ sở văn hóa ẩm thực làm đối tượng chính để tăng sức hấp dẫn, đang dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch giúp hoạt động du lịch vùng ĐBSCL ngày một phát triển hơn, nâng giá trị văn hóa ẩm thực ngày một cao hơn, đưa hình ảnh văn hóa ẩm thực và du lịch vùng ĐBSCL ngày một xa hơn và nhiều người biết đến kể cả trong nước và bạn bè quốc tế.

KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt đƣợc

Bước đầu tác giả đã hệ thống lại các cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa ẩm thực, khái niệm về du lịch và vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch vùng ĐBSCL nói riêng … Thông qua các món ăn tiêu biểu của các dân tộc anh em: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm sống tại vùng ĐBSCL, tác giả đã khái quát được các đặc trưng văn hóa ẩm thực của ĐBSCL đó là: tính sáng tạo, tính hoang dã, tính biện chứng và tính giao thoa trong các món ăn trong vùng, đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm du lịch của từng tỉnh, từng địa phương thông qua giá trị ẩm thực của từng tỉnh, từng địa phương đó. Từ đó góp phần làm nổi bật giá trị của văn hóa ẩm thực đối với việc phát triển du lịch của vùng.

Bên cạnh đó để đánh giá đúng thực tế thực trạng của sản phẩm du lịch dựa vào văn hóa ẩm thực vùng ĐBSCL tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến từ ba miền: Bắc – Trung - Nam, chủ các nhà hàng, DNTN, công ty lữ hành.. ở nhiều KDL lớn trong vùng từ đó đưa ra những đánh giá tích cực và những hạn chế trong vấn đề khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ khách du lịch.

Cùng với việc thực hiện phỏng vấn tác giả cũng khảo sát các sản phẩm du lịch ẩm thực của nhiều nơi trong vùng ĐBSCL (mà điểm chính là các KDL lớn: KDL Mỹ Khánh, KDL Cồn Phụng, KDL VQG Tràm Chim, KDL Đất Mũi....) nhằm kết hợp với những thông tin thu thập được từ khách du lịch để đưa ra nhũng kết luận chính xác nhất về sản phẩm du lịch ẩm thực và thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực vào trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Phân tích được thực trạng phát triển du lịch của vùng ĐBSCL trong những năm gần đây về: lượng khách du lịch, tình hình phát triển các loại hình du lịch của vùng, điều kiện và khả năng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ trong du lịch, tình hình doanh thu qua các năm phát triển du lịch cùng với nhiều vấn đề còn tồn tại song song như: sản phẩm du lịch còn yếu kém, khả năng khai thác du lịch chưa cao, vấn đề vệ sinh môi trường… Từ đó, đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng phát triển văn hóa ẩm thực

ĐBSCL trong du lịch. Bên cạnh những ưu điểm về các sản phẩm du lịch ẩm thực đã được khai thác, hiện nay vấn đề khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch còn khá nhiều hạn chế như: cơ sở vật chất tuy có sẵn nhưng chưa hoàn thiện, đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chỉ phát triển những sản phẩm đã có, chưa chú trọng khai thác những sản phẩm còn trong khả năng tiềm ẩn, công tác quảng bá còn yếu, vấn đề vệ sinh thực phẩm chưa được bảo đảm... Từ những thực trạng trên, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số định hướng và giải pháp cần thiết cho việc khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong du lịch.

Về định hướng tác giả nêu lên những quan điểm phát triển và mục tiêu: Phát triển du lịch ẩm thực nhằm góp phần đưa việc phát triển du lịch toàn vùng ĐBSCL đến một bước ngoặc mới, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới và tăng tính hấp dẫn đối với du khách, làm cho ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, nhằm phát triển du lịch ẩm thực trong tương lai theo hướng bền vững, làm tăng thêm giá trị nền văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương...Bên cạnh đó nêu ra một số giải pháp thúc đẩy ngành du lịch vùng ĐBSCL phát triển dựa vào văn hóa ẩm thực, có kết hợp với các loại hình du lịch khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị văn hóa ẩm thực, mang lại phúc lợi, lợi ích cho người dân địa phương, góp phần tạo điều kiện để du lịch vùng ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững.

2. Ý kiến đề xuất

Văn hóa ẩm thực là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất có tiềm năng, vì vậy, các chính quyền và Sở du lịch địa phương cần quan tâm hơn nữa về thực trạng phát triển văn hóa ẩm thực của địa phương mình, trong đó chú trọng khả năng khai thác trong du lịch để từ đó có thể khai thác vào du lịch của ĐBSCL. Định hướng phát triển văn hóa ẩm thực vùng ĐBSCL theo hướng bền vũng. Giữa các đơn vị của Nhà nước (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân…) và các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch trong vùng. Nâng cao năng lực quản lý trong công tác

quy hoạch phát triển du lịch ẩm thực vùng ĐBSCL. Có kế hoạch xây dựng những không gian riêng dành cho văn hóa ẩm thực tại các khu du lịch, điểm du lịch địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhân viên trong ngành có thể được đào tạo chuyên nghiệp hơn bằng cách mở các lớp đào tạo chuyên biệt cho các nhân viên phục vụ tại nhà hàng, các lớp tiếng Anh chuyên dụng trong ngành… Hiệp hội du lịch ĐBSCL cần quan tâm đẩy mạnh các công tác quảng bá văn hóa ẩm thực của vùng thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội chợ, lễ hội… nhằm phát triển thêm thế mạnh về sản phẩm du lịch của vùng. Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra một số quy định chung thống nhất giữa các địa phương trong vùng về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm… Các công ty du lịch cần quan tâm hơn trong việc thiết kế các chương trình tour du lịch tại ĐBSCL, khai thác tối đa khả năng thu hút khách du lịch của các món ăn đặc sản của các địa phương. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực của vùng.

3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Bài nghiên cứu luận văn này của tôi đến bây giờ đã có thể xem như hoàn chỉnh, đã đạt được những mục tiêu mà tôi đề ra, đó là tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của vùng ĐBSCL và khả năng khai thác vào hoạt động du lịch. Đây chính là bước đầu tạo nền móng cơ sở, làm tiền đề cho những công trình nghiên cứu tiếp theo của tôi. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp theo như: làm luận văn thạc sĩ hay các bài nghiên cứu khoa học khác… Tôi sẽ đi sâu hơn vào việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng dân tộc sống tại ĐBSCL và khả năng khai thác vào du lịch đối với từng mảng văn hóa ẩm thực của riêng các dân tộc đó. Nếu có khả năng hơn nữa, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các dự án đầu tư, tổ chức những lễ hội văn hóa ẩm thực cho vùng ĐBSCL nhằm phát huy hơn nữa những ưu thế về văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du lịch của vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Bằng (chủ biên), Băng Sơn, Mai Khôi, Thượng Hồng (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Nam, NXB Thanh niên. Hà Nội.

2. Vũ Bằng (1989), Món lạ Miền Nam, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. 3. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, (2010), “Đề án phát triển du lịch đồng bằng

sông Cửu Long đến năm 2020”, Số: 803/QĐ-BVHTTDL, Hà Nội.

4. Nguyễn Nguyệt Cầm (2008), Giáo trình Văn hóa ẩm thực – NXB Hà Nội.

5. Phan Văn Hoàng (2003), Văn hóa ẩm thực Việt Nam: các món ăn và xung quanh hai chữ ngon lành của người Việt, Tạp chí VHDG, số 1, Tr.85.

6. Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu) (2004), Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam,

Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

7. Lê Phú Khải (2005), Đồng Tháp Mười hôm nay, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

8. Đinh Gia Khánh (1989), Phong vị Việt Nam, Nxb Đối ngoại, Hà Nội.

9. Vũ Ngọc Khánh và các cộng sự (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.

10. Nguyễn Loan, Nguyễn Hoài (1996), Từ điển món ăn Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, TP. Hồ Chí Minh.

11. Huỳnh Phượng Loan (2009), Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực các dân tộc ĐBSCL, Luận văn tốt nghiệp du lịch, Đại học Cần Thơ.

12. Mạc Thị Mận ( 2012), Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch, luận văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

13. Lê Ngọc Quỳnh Mai ( 2014), Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, luận văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

14. Sơn Nam, Phong vị thời khẩn hoang trong món ăn miền Nam, Sài Gòn tiếp thị, Xuân 1996.

15. Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực Việt Nam. Nxb. Thông tấn. Hà Nội.

16. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.31-32. 17. Lê Tân (2003), Văn hóa ẩm thực Trà Vinh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 18. Nguyễn Diệu Thảo (2007), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm.

Hà Nội.

19. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

20. Lê Anh Tuấn, Phạm Mạnh Cường (2014), Khai thác giá trị của ẩm thực để thu hút khách du lịch quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 6.

21. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, tr.90 – 91.

22. Tổng cục du lịch (3/2010), Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020.

23. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) – NXB Từ điển bách khoa Hà Nội, tập 4 tr. 798.

24. Trần Quốc Vượng (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các trang web: 25. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Cửu_Long 26. http://livecantho.com/am-thuc-can-tho/dac-san-mien-tay 27. ttp://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=1278 &LOAIID=16&TGID=320 28. http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/vanhoa/7540/ 29. http://cuocsongquanhta.com/forum/printer_friendly_posts.asp?TID=444 30. http://vemientay.vn/showthread.php?t=2433 31. http://www.vjol.info/index.php/sphcm/article/viewFile/18224/16127 32. http://mdta.com.vn/news/Hiep-Hoi/Du-lich-Cum-duyen-hai-phia-Dong-Dong- bang-song-Cuu-Long-883/

PHỤ LỤC

Địa chỉ nhà hàng, địa điểm các đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bánh tét lá cẩm –Bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh - Lò bánh Tài Hoa (con nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng), 54 Thái Thị Nhạn, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ – ĐT: 0710.3889039

Bánh xèo bà Mƣời Xiềm – Quán ăn nhà bà Mười Xiềm - 13/3 Đường 917, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

Lẩu mắm dạ lý – Quán lẩu mắm dạ lý - số 89 đường 3/2 thành phố Cần Thơ

Rƣợu mận (Sáu Tia)– Nhà ông Sáu Tia - Cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ

Nem Lai Vung - Lò sản xuất Nem Giáo Thơ - Cầu Lai Vung, Tân Thành, Lai

Vung, Đồng Tháp Điện thoại: 067 3649 340

Chuột quay lu – Khu nhà hàng ẩm thực sinh thái Đầm Sen - 193-195 Điện Biên Phủ, P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh - Tel: 673 948 888

 Bánh phồng tôm Sa Giang - Sa Đéc

 Rượu sen Tháp Mười – Cửa hàng đặc sản Đồng Tháp - 30 Lý Thường Kiệt, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 067. 3878 111

Lẩu cá linh bông điên điển – Khu nhà hàng ẩm thực sinh thái Đầm Sen – Số 193-195 Điện Biên Phủ, P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh - Tel: 673 948 888

Hủ tiếu Sa Đéc – Quán Hủ Tiếu Bà Sẩm – Số 188 Trần Hưng Đạo, 1, Sa Đéc,

Lẩu riêu cua đồng - nhà hàng Ba Tâm – 188 Phạm Hữu Lầu – TP. Cao Lãnh – Đồng Tháp.

Cơm gói lá sen - Khu nhà hàng ẩm thực sinh thái Đầm Sen– Số 193-195 Điện Biên Phủ, P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh P.Mỹ Phú, TP Cao Lãnh - Tel: 673 948 888

Bánh xèo ốc gạo – Chợ Lách – Bến Tre

Bánh tráng Mỹ Lồng - xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 110 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)