Khảo sát các tuyến du lịch ẩm thực ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 96 - 102)

7. Bố cục luận văn

2.4. Khảo sát các tuyến du lịch ẩm thực ĐBSCL

TUYẾN: TP. HCM – TIỀN GIANG – ĐỒNG THÁP – CẦN THƠ – VĨNH LONG – TP. HCM

Hiện nay đa phần lượng du khách về với vùng ĐBSCL đến từ TP. HCM là chủ yếu, đa phân lượng khách này tìm đến ĐBSCL chủ yếu là muốn trải nghiệm vùng sông nước miệt vườn, ẩm thực... Vì vậy tác giả đã chọn tuyến TP. HCM – Tiền Giang – Đồng Tháp – Cần Thơ là tuyến điểm khảo sát

Trong chương trình tham quan trên du khách có 3 ngày trải nghiệm mà các nơi đi qua là Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là chính.

Trong ngày đầu tiên này du khách khởi hành từ TP. HCM và các tỉnh miền Đông về ĐBSCL, điểm đến đầu tiên là tỉnh Tiền Giang. Đến đây du khách được trải nghiệm loại hình du lịch sông nước miệt vườn mà điểm chính là KDL Cồn Phụng, thưởng thức các đặc sản địa phương: hủ tiếu Mỹ Tho, dừa sáp, kẹo dừa Bến Tre...Hệ thống của nhà hàng chuyên phục vụ các món miền Tây mà chủ yếu là đặc sản vùng Tiền Giang và Bến Tre là chính:

Tiếp đến du khách sẽ được tận hưởng khung cảnh làng quê, bình yên bên những cánh đồng sen bát ngát xứ Đồng Tháp, mà điểm đến chính là KDL, Vườn Quốc Gia Tràm Chim, tại hệ thống nhà hàng VQG Tràm Chim du khách thoải mái thưởng thức: cá lóc nướng trui gói lá sen, chuột đồng quay lu, cá rô kho tộ, cơm huyết rồng gói lá sen, gỏi ngó sen, nghe đờn ca tài tử, hò Đồng Tháp.. Riêng một số món đặc trưng vùng Đồng Tháp mà phải theo mùa mới có được: lẩu mắm cá linh bông điên điển, cá linh chiên giòn...

Trong ngày 2 du khách được tận hưởng hương vị nem Lai Vung trên đường đến TP. Cần Thơ, đặc biệt hơn khi đến với nhà hàng KDL Mỹ Khánh du khách sẽ được thưởng thức đặc sản bánh xèo bà Mười Xiềm do tự tay bà Mười Xiềm chế biến, lẩu mắm bông thiên lý, cùng người dân gói và thưởng thức bánh tét lá cẩm, nhâm nhi tí hương vị rượu mận Sáu Tia, nghe đờn ca tài tử dạo thuyền trên sông Hậu ngắm cầu Cần Thơ... dạo đêm bến Ninh Kiều.

Trong ngày cuối của chương trình du khách được tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa sông nước miệt vườn, tham quan, thưởng thức, mua sắm các mặt hàng nông sản tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ, thưởng thức hương vị vịt nấu chao Cần Thơ... Trên đường vè lại TP. HCM du khách có thể mang về một ít quà, trái cây đặc sản Vĩnh Long về làm quà cho người thân và bạn bè.

=> Nhìn chung tuyến tham quan này là một trong những tuyến tham quan chủ yếu của du lịch vùng ĐBSCL, nên lượng khách tương đối nhiều và ổn định hơn so với các điểm đến khác trong vùng. Vì thế các đặc sản ẩm thực cũng tương đối ổn định, lượng thực phẩm cung cấp cho nhu cầu khách du lịch cũng ổn định hơn, nhân viên phục vụ trong hoạt động này tương đối chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng trong từng món ăn được nâng cao hơn so với các điểm đến khác trong vùng. Tuy nhiên nếu nói về mặt nhu cầu để đáp ứng trong phục vụ du lịch thì vẫn còn nhiều hạn chế: chưa có đủ khả năng phục vụ cho tất cả các du khách vào các mùa lễ hội và những ngày lễ tết.

TUYẾN: MIỀN BẮC, MIỀN TRUNG – CẦN THƠ – SÓC TRĂNG – BẠC LIÊU – CÀ MAU – CẦN THƠ - MIỀN BẮC, MIỀN TRUNG

Hiện nay vùng ĐBSCL đã có sân bay quốc tế Cần Thơ nên vấn đề đi lại cũng thuận tiện hơn, yếu tố này rất có lợi để phát triển du lịch vùng ĐBSCL, thị trường khách du lịch từ các tỉnh miền Bắc (tuyến Hà Nội – Cần Thơ – Hà Nội) và miền Trung (tuyến Đà Nẵng – Cần Thơ – Đà Nẵng) được tăng lên đáng kể. Vì thế tuyến khảo sát tiếp theo tác giả chọn là Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau.

Trong chương trình tham quan này du khách đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung là chủ yếu. Du khách có 3 ngày để tìm hiểu, trải nghiệm, thưởng thức đặc sản của các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Trong ngày đầu tiên sau khi khởi hành đến TP. Cần Thơ du khách được tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa sông nước miệt vườn, đặc biệt hơn khi đến với KDL Mỹ Khánh du khách sẽ được thưởng thức đặc sản bánh xèo bà Mười Xiềm do tự tay bà Mười Xiềm chế biến, lẩu mắm bông thiên lý, cùng người dân gói và thưởng thức bánh tét lá cẩm, nhâm nhi tí hương vị rượu mận Sáu Tia... trên hành trình đến Bạc Liêu (cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ), du khách có dịp thưởng thức bún nước lèo và bánh pía, đặc sản của Sóc Trăng.

Vùng đất ngư dân ven biển sẽ là nơi du khách trong ngày thứ 2, khám phá và thưởng thức các đặc sản của vùng này tại nhà hàng Đất Mũi: Lẩu mắm U Minh, ba khía Rạch Góc, gỏi bồn bồn...Tuy là có nhiều đặc sản nhưng do bị bất lợi về vị trí địa lí nên hệ thống nhà hàng Đất Mũi chưa được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn thực phẩm không ổn định, đa phần khách đoàn phải liên hệ trước, nhân viên số lượng quá ít để phục vụ các đoàn lớn...

Về lại vùng đất Tây Đô vào buổi tối du khách có dịp nghe đờn ca tài tử dạo thuyền trên sông Hậu, thưởng thức đặc sản Cần Thơ trên du thuyền 5 sao, ngắm cầu Cần Thơ. Hệ thống nhà hàng trên du thuyền khá rộng lớn, có cả các loại hình văn nghệ, tập kỷ trong thời gian du khách thưởng thức ẩm thực, đặc biệt là hệ thống nhà hàng Du Thuyền Cần Thơ phục vụ hầu như các đặc sản của vùng ĐBSCL...

Trong ngày cuối của chương trình du khách được tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa sông nước miệt vườn, tham quan, thưởng thức, mua sắm các mặt hàng nông sản tại chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ, thưởng thức hương vị vịt nấu chao Cần Thơ tại một số con đường ẩm thực tại Cần Thơ (hẻm 1, Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, Cần Thơ, đường Đề Thám..).

=> Các tuyến du lịch ẩm thực về ĐBSCL, đa phần phải kết hợp với các điểm du lịch lớn như Tiền Giang hay Cần Thơ để có đủ có sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, phần khác do đặc điểm giao thông nên đa phần muốn đến các điểm du lịch ở các tỉnh cuối vùng tổ quốc phải qua Tiền Giang và Cần Thơ theo tuyến đường quốc lộ 1A. Vì vậy, du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng ở các vùng này phát triển tương đối thụ động, không có sức hấp dẫn nhiều để giữ chân du khách, mà chỉ dựa vào những thành phố lớn như Cần Thơ, Mỹ Tho... là điểm chính. Vì thế du lịch và du lịch ẩm thực vùng này phát triển chưa đồng điều ở nhiều mặt (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng..).

TIỂU KẾT

Trong chương này, tác giả đã tìm hiểu nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực, nêu lên một số món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương, cũng như những nét riêng của từng món ăn, trong từng phương pháp chế biến, cách ăn, thời gian – địa điểm ăn, nêu lên được giá trị của từng món ăn từ đó thấy được tiềm năng phát du lịch của văn hóa ẩm thực là rất lớn, từ những tìm hiểu trên đã hệ thống cơ bản được những sản phẩm du lịch đã khai thác và chưa được được khai thác dựa vào văn hóa ẩm thực vùng ĐBSCL. Thông qua khảo sát, phỏng vấn đã đánh giá được thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch, đánh giá sức thu hút và khả năng đáp ứng nhu của sản phẩm du lịch ẩm thực đối với du khách ba miền, đánh giá được nhu cầu ẩm thực của khách du lịch đến ĐBSCL từ đó tìm ra được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của ẩm thực vùng ĐBSCL trên nhiều khía cạnh (cơ sở hạ tầng, khẩu vị vùng miền,

nguồn nhân lực, sản lượng thực phẩm...) trong vấn đề đáp ứng cho nhu cầu của khách di lịch.

Thông qua quá trình khảo sát một số tuyến điểm tham quan chính trong vùng ĐBSCL (Ở một số khu du lịch, điểm du lịch ở các thành phố lớn: Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau..) đã tìm hiểu thực trạng vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Từ đó làm thông tin, cơ sở dữ liệu để đánh giá, nêu lên những mặt tích cực và những yếu tố bát lợi đến phát triển du lịch ĐBSCL, làm cơ sở cho những giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL dựa vào ẩm thực được nghiên cứu ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)