Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 105 - 107)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch ĐBSCL

ĐBSCL

Từ những thông tin cơ sở, thông tin tiếp nhận từ thực tế, thông tin phản hồi từ khách du lịch, công ty dịch vụ lữ hành đã nêu lên được những thuận lợi và hạn chế trong thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch vùng ĐBSCL.

3.2.1. Các yếu tố thuận lợi

 Do được được nhiều lợi thế từ vị trí địa lí, sự đa dạng về địa hình, đa dạng về sinh học từ đó làm nền tảng để phát triển được các loại hình du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, sông nước…

 Vùng ĐBSCL nằm ở hạ nguồn sông Meekong nên có nguồn tài nguyên thực phẩm (tôm, cá..) phong phú và đa dạng.

 Trong vùng có 4 dân tộc anh em sống chủ yếu: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Nên có sự giao thoa, kết hợp về văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng từ đó tạo nên được sự đa dạng, độc đáo trong các món ăn, làm tăng sức thu hút không chỉ đối với người dân địa phương mà còn đối với khách du lịch… Tạo nên tính sáng tạo trong cách bày trí, tăng sự phong phú về khẩu vị…

 Có nhiều món ăn ngon, đặc sản và đặc trưng cho vùng đã được khai thác và đưa vào trong một số chương trình du lịch như: canh chua, cá kho tộ, hủ tiếu Mỹ Tho, bánh canh Bến Có, nem Lai Vung, bánh pía Sóc Trăng…

 Từng địa phương hiện nay đều đã được trang bị các hệ thống nhà hàng, quán ăn đa dạng, phong phú để phục vụ cho nhu cầu về ăn uống của khách du lịch.

 Trong một số các hội chợ du lịch được tổ chức tại ĐBSCL, có quan tâm đến việc giới thiệu các món ăn đặc sản của vùng.

 Hiện nay trên địa bàn một số tỉnh: Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp đã có sự kết hợp giữa văn hóa ẩm thực và văn hóa sông nước mệt vườn vào trong du lịch. Tiêu biểu là một số chương trình tham quan về miền Tây thưởng thức đặc sản bánh xèo Bà Mười Xiềm, chương trình tát mương bắt cá, tự tay chế biến cá lóc nướng trui, chương trình một ngày làm nông dân, làng ẩm thực Nam Bộ (KDL Mỹ Khánh)..

3.2.2. Các yếu tố khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn nhiều khó khăn để phát triển du lịch ĐBSCL dựa trên sự thu hút của nét riêng ẩm thực:

 Đến nay vùng vẫn chưa có cách đột phá phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực riêng của từng địa phương nói riêng và của cả vùng nói chung.

 Các món ăn đơn thuần chỉ là sự bắt chước lẫn nhau giữa các địa phương dẫn đến sự trùng lắp về sản phẩm du lịch ẩm thực.

 Có nhiều món ăn ngon, đặc sản nhưng đa phần đều chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chưa được khai thác đúng nghĩa, các món ăn chỉ được dọn lên và ăn, không được thuyết minh nhiều về giá trị ẩm thực của từng món ăn.

 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chưa được đầu tư đúng mức.

 Trong một số nhà hàng phục vụ các món ăn đồng quê vẫn chưa chú trọng đến trang phục thể hiện của nhân viên.

 Đội ngũ nhân viên phục vụ chưa được đào tạo chuyên nghiệp, không qua các trường lớp chuyên môn, chỉ được huấn luyện tại chỗ làm khi được tuyển dụng.

 Chưa đáp ứng được nhu cầu, khả năng chế biến được các món ăn hợp khẩu vị của từng vùng, miền.

 Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm và quan tâm đúng mức.

 Việc quảng bá hình ảnh về văn hóa ẩm thực của vùng chưa được chú trọng đầu tư.

 Hiện tại, vùng ĐBSCL vẫn chưa có những khu quy hoạch cụ thể để phát triển riêng loại hình du lịch ẩm thực đặc trưng của vùng.

Tóm lại, tình hình phát triển du lịch ẩm thực của vùng ĐBSCL tuy có nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng đến nay vẫn chưa được chú trọng phát triển một cách rõ nét, hầu hết ẩm thực chỉ là một phần nhỏ trong các loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng… Quả thật, đây là một tình trạng rất đáng lo ngại và cần được các cơ quan có chức năng xem xét kịp lúc để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp và khắc phục những hạn chế trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)