Định hƣớng chung về phát triển du lịc hở ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 102 - 105)

7. Bố cục luận văn

3.1. Định hƣớng chung về phát triển du lịc hở ĐBSCL

Quan điểm và mục tiêu phát triển

ĐBSCL là một nơi có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo, không chỉ là sự phối hợp hài hòa các món ăn của những dân tộc sống trong vùng mà nơi đây còn tiếp thu nhiều luồn văn hóa ẩm thực từ các nơi khác, trong nước cũng như ngoài nước. Hòa theo xu hướng phát triển du lịch của một nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ý… đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan và tìm hiểu về nền văn hóa ẩm thực phong phú của các nước đó. Hiện nay, nước ta cũng đang dần chuyển hướng mạnh mẽ sang các loại hình du lịch có liên quan đến văn hóa, đặc biệt văn hóa ẩm thực chính là một phần quan trọng của loại hình này. Với xu hướng đó, việc phát triển du lịch ẩm thực ĐBSCL phải theo những quan điểm và mục tiêu như sau: Phát triển du lịch ẩm thực nhằm góp phần đưa việc phát triển du lịch toàn vùng ĐBSCL đến một bước ngoặc mới, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới và tăng tính hấp dẫn đối với du khách, làm cho ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Phát triển du lịch ẩm thực phải dựa trên thế mạnh về văn hóa ẩm thực của từng vùng, từng địa phương, từ đó tạo ra những sản phẩm ẩm thực độc đáo và đặc trưng cho từng nơi đến du lịch. Mở ra khả năng kết nối các sản phẩm ẩm thực trong nội vùng, liên vùng, liên quốc gia trong những chương trình du lịch hấp dẫn.

Phát triển du lịch ẩm thực nhằm làm tăng thêm giá trị nền văn hóa dân tộc, đồng thời nâng cao dân trí, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng khả năng giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền trong nước và trên thế giới góp phần tạo nên các mối quan hệ hữu nghị hợp tác mới.

Việc phát triển du lịch ẩm thực phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên tại nơi đến du lịch cũng như việc bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật trong môi trường tự nhiên, góp phần cải thiện bộ mặt của đô thị, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Định hƣớng khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch

Từ những quan điểm và mục tiêu trên cho thấy, việc chú trọng khai thác nét văn hoá ẩm thực của vùng ĐBSCL là một nhu cầu cần thiết cho việc phát triển du lịch của vùng. Thông qua đó, ta có các định hướng phát triển du lịch ẩm thực cụ thể như sau: Tranh thủ sự đầu tư cho ẩm thực từ nhiều nguồn khác nhau như: nhà nước, các doanh nghiệp… Hợp tác phát triển với các đối tác cả trong và ngoài nước nhằm bổ sung những hạn chế cũng như phát huy những thế mạnh về văn hóa ẩm thực của từng địa phương để phát triển du lịch ẩm thực của vùng. Xây dựng quy mô cơ sở vật chất – kĩ thuật như: nhà hàng, quán ăn… đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu về ăn uống và thị hiếu đối với du khách. Đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng, mang phong cách của khu vực ĐBSCL. Việc này rất quan trọng đối với vấn đề giữ chân du khách và tạo cho du khách cảm giác lưu luyến về văn hóa ẩm thực của vùng sau những chuyến du lịch. Cần có sự chọn lọc lại những món ăn có triển vọng, phù hợp và đặc trưng cho từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ẩm thực của vùng chứ không mang tính đại trà như trước đây. Điều chỉnh lại khẩu vị và thay đổi một số món ăn của ĐBSCL sao cho phù hợp với nhu cầu ẩm thực của từng nhóm du khách. Ví dụ: những món ăn nặng mùi như: mắm, các món ăn được chế biến từ mắm, đa phần khách nước ngoài sẽ khó thích ứng được với khẩu vị đó; những món của người miền Nam thường có khẩu vị chính là vị ngọt, đa số các món ăn đều được nêm bằng gia vị “đường”, đặc biệt là món canh chua có để khá nhiều đường, trong khi khẩu vị của các nhóm khách nội địa tại miền Bắc, miền Trung lại ít ăn ngọt mà thay vào đó là các vị cay, vị mặn… Nắm bắt rõ các nhu cầu thị hiếu của khách du lịch bằng cách phân chia nhóm khách. Có 2 nhóm khách chính: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Khách du lịch nội địa

Đến vùng ĐBSCL từ khắp mọi miền đất nước. Chỉ tính riêng trong nội Vùng và số khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cũng rất lớn (chiếm tới 78,6% vào năm 2005). Đa phần mục đích chính của nhóm khách này là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch tham quan thắng cảnh sông nước, du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, du lịch văn hóa – lễ hội tín ngưỡng, du lịch miệt vườn sinh thái, du lịch công vụ kết hợp tham quan…

Khách du lịch quốc tế

Thị trường du khách chính đến ĐBSCL hiện nay chủ yếu là: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Bỉ…), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch trong thời gian tới, ngoài những thị trường truyền thống trên, các thị trường tiềm năng của vùng là sẽ là các nước ASEAN (chủ yếu là Campuchia, Thái Lan…), Đông Âu (khách Nga là chủ yếu). Mỗi thị trường đều có những nhu cầu riêng nhưng nhìn chung, mục đích chính của nhóm khách này là: tham quan nghiên cứu, sinh thái, miệt vườn làng quê, du lịch mua sắm… Tùy thuộc vào từng nhu cầu của từng đối tượng nhóm khách mà có các xu hướng ưu tiên đầu tư, khai thác du lịch theo du khách và đưa văn hóa ẩm thực của vùng kết hợp một cách hài hòa với tập quán ăn uống của khách, nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch trong các chuyến đi.

Đẩy mạnh thông tin quảng bá ẩm thực cho toàn vùng như: các lễ hội ẩm thực, hội chợ thương mại, các khu phố ẩm thực… với quy mô lớn, đồng bộ, tránh tình trạng rời rạc, lẻ tẻ và đơn điệu.

Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các giá trị về văn hóa, giá trị ẩm thực cho cộng đồng cư dân địa phương và du khách, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)