Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên (Trang 105 - 110)

3.2.1. Đẩy mạnh tính tích cực của hoạt động học tập và tự học

* Thay đổi phương pháp dạy và học

Phương pháp dạy học nêu vấn đề để đem ra nghiên cứu, thảo luận. Cách dạy này đưa đến phương pháp học tập là buộc người học phải tự đi sưu tầm tài liệu trong các thư viện, trong các trung tâm thông tin, tự thực hành. Tăng cường các buổi thảo luận, báo cáo sinh hoạt chuyên đề. Về phương diện tâm lý, người đọc phải vận dụng được khả năng phân tích, so sánh, phê bình, đánh giá các thông tin để đi đến tổng hợp cho mình một nhận định. Cách thức trình bày và diễn thuyết các vấn đề đều được sử dụng các phương pháp mới như thuyết trình, diễn thuyết với sự hỗ trợ của các phương tiện và trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, micro, bản in tài liệu. Cách thể hiện thông tin mang tính khách quan, khoa học và luôn hướng mở. Từ phương pháp học tập chủ động này sẽ đòi hỏi có phương pháp đánh giá phù hợp. Người giảng viên muốn kiểm soát, đánh giá được khả năng tìm tòi, suy nghĩ, nhận định của người học phải thông qua cách trình bày, suy luận, nghiên cứu qua các bài báo cáo nộp hàng tuần, tiểu luận, khóa luận, .... Kết quả là phương pháp dạy, học và kiểm tra này sẽ đem đến một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu,

phát minh và sáng tạo.

Hầu hết các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của ĐHTN đều đã từng học tập nghiên cứu tại các trường Đại học nổi tiếng như Đại học Macquarie - Australia, Đại học Auckland - New Zealand, Đại học Bắc Kinh -Trung Quốc, Liên Xô cũ,.... Họ được tiếp cận và tiếp thu các hình thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới. ĐHTN nên có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để những cán bộ nghiên cứu giảng dạy trong việc ứng dụng các phương pháp và hình thức giảng dạy nghiên cứu mới.

Để hỗ trợ cho công tác trên yêu cầu thiết yếu là phải được trang bị hệ thống các phòng học, các công cụ và trang thiết bị công nghệ phục vụ như: Máy tính, tai nghe, màn chiếu, máy chiếu, micro, phòng đa phương tiện, các giáo cụ mô phỏng,...

* Từng bước đổi mới tư duy học tập cho HVSV

Hiện nay, việc đào tạo các môn học theo tín chỉ đang là xu hướng chung của các trường Đại học trên cả nước và ĐHTN cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đại học nên mở rộng hơn nữa chương trình đào tạo giúp cho các đối tượng học tập được lựa chọn nhiều hơn các hình thức và thời gian học tập. Chính các phương pháp giảng dạy và học tập mới của thầy và trò trong ĐHTN đã thúc đẩy mạnh, phát triển NCT tại Trung tâm, tăng cường vai trò của Trung tâm trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Đại học, đó cũng chính là điều kiện để TTHL thực sự trở thành “Giảng đường thứ hai’’ của học viên và sinh viên.

3.2.2. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm phát triển nhu cầu tin triển nhu cầu tin

Hoạt động NCKH là hoạt động rất cần thiết và có tính hữu ích rất cao. Sản phẩm của hoạt động này mang tính sáng tạo và là “nguồn” để ứng dụng vào hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên, giảng viên và cán bộ trong trường. Nghiên cứu khoa học là hoạt động đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm tòi cái mới trong những cái đã có. Hoạt động NCKH góp phần

tích cực vào sự đổi mới đào tạo giáo dục của nhà trường.

Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ hợp lý; đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động NCKH để khuyến khích, động viên bộ, giảng viên và sinh viên tích cực tham gia hoạt động này. Kết quả NCKH cần được xem như một tiêu chuẩn để xếp loại thi đua hàng năm, đặc biệt là với những cán bộ, giáo viên khối đào tạo.

Ngoài ra, Đại học cũng cần có chính sách cụ thể nhằm động viên, khuyến khích không chỉ đội ngũ cán bộ giảng dạy, sinh viên làm công tác nghiên cứu khoa học, mà cả những cán bộ khác trong nhà trường như những cán bộ làm công tác thư viện để họ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức thường xuyên, bổ sung những kiến thức mới của nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời những đổi mới trong công tác nghiệp vụ, giúp họ hăng say hứng thú với công việc và yêu nghề hơn. Chính việc nghiên cứu khoa học, cùng với những sáng tạo trong nghề nghiệp sẽ giúp cho mọi hoạt động của Trung tâm ngày càng đạt hiệu quả cao và đáp ứng mọi NCT của NDT. Đó cũng là giải pháp để kích thích NCT cho mọi đối tượng NDT tại TTHL.

3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về Trung tâm, markettting sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện

Marketting trong hoạt động TT-TV là một dạng hoạt động xã hội thông qua đó cơ quan TT-TV đạt được mục đích của mình bằng cách cung cấp và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu thông tin của NDT.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, TTHL cũng đã tiến hành một số hoạt động về Marketting như: tổ chức các hội nghị giới thiệu về TTHL, phát tờ rơi..., tuy nhiên các hoạt động này vẫn chưa thực sự thu hút đông đảo số lượng NDT. Vì vậy, Trung tâm cần phải tăng cường thêm nữa hoạt động quảng bá, giới thiệu về NLTT, đặc biệt là quảng bá các SP&DVTTTV-TV của Trung tâm.

Trung tâm cần giới thiệu, quảng bá rộng rãi các SP&DVTTTV-TV hiện có tại Trung tâm đến với NDT thông qua nhiều hình thức như :

- Tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm giới thiệu các SP&DVTTTV-TV - Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng Trung tâm và giới thiệu các SP&DVTT-TV; phát hành các tờ rơi hay biên soạn cẩm nang giới thiệu về Trung tâm và các SP&DVTT-TV

- Quảng bá qua hệ thống truyền hình, báo chí trong tỉnh Thái Nguyên, qua hệ thống các bảng tin, và trên Website của Trung tâm và của các trường thành viên

- Xây dựng đoạn phim tư liệu giới thiệu về các SP&DVTTTV-TV của Trung tâm.

- Tổ chức câu lạc bộ bạn đọc giúp NDT và cán bộ thư viện có những hoạt động gắn kết nhau hơn và hiểu biết sâu rộng về Trung tâm hơn

Bên cạnh việc đưa ra các hình thức giới thiệu, quảng bá Trung tâm cũng cần phải phát triển nguồn nhân lực dành cho việc Marketting bằng cách cử cán bộ tham gia vào lớp học Marketting... để nắm bắt được nhu cầu của NDT, thu hút NDT đến với các SP&DVTTTV-TV và Trung tâm cũng cần dành ra một phần kinh phí cho vào hoạt động quảng bá, giới thiệu hay các buổi hướng dẫn cách sử dụng các nguồn tài nguyên của TTHL.

Ngoài ra, Trung tâm cũng cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với NDT, xử lý kịp thời các ý kiến phản hồi của NDT vì đây là cơ sở để Trung tâm nắm bắt được tình hình phục vụ và mức độ đáp ứng NCT cho NDT.

Như vậy, hoạt động Marketting có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác thông tin thư viện. Bất cứ thư viện nào muốn phát triển cũng đều phải quan tâm đến Marketting. Marketting giúp chúng ta hiểu, giao tiếp và đem lại các SP & DVTT-TV có giá trị cho NDT và góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các SP & DVTT- TV tại TTHL.

3.2.4. Thường xuyên đào tạo người dùng tin

NDT là một trong những bộ phận quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động khai thác TT-TV. Họ là khách hàng (người trực tiếp tiêu thụ

các sản phẩm của thư viện). NCT của họ là cơ sở để thư viện triển khai các SP&DVTTTV-TV, đồng thời cũng chính họ là người đánh giá chất lượng của SP&DVTT-TV do thư viện cung cấp. Trong bất kỳ một hệ thống TT-TV nào nếu NDT thiếu hiểu biết về kỹ năng sử dụng các SP&DVTT-TV thì việc khai thác thông tin sẽ không đạt hiệu quả.

TTHL - ĐHTN với sự đa dạng của NLTT đòi hỏi việc đào tạo, hướng dẫn NDT càng trở nên cấp thiết. Mục đích của việc đào tạo NDT là cung cấp cho họ những thông tin về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Trung tâm và cung cấp cho họ những thông tin về cách tiếp cận và khai thác các SP&DVTTTV-TV một cách có hiệu quả.

Qua điều tra việc sử dụng các SP & DVTT-TV tại TTHL cho thấy, đa số NDT vẫn còn thói quen sử dụng các SP&DVTTTV-TV như đọc tại chỗ, mượn về nhà, tra cứu qua hệ thống MLTTCCTT, danh mục tài liệu, các thư mục thông báo sách mới. Còn các sản phẩm như CSDL (nhất là CSDL tiếng Anh), CD-ROM, tìm tin trên mạng còn nhiều NDT chưa sử dụng.

Cho đến nay, việc đào tạo và hướng dẫn NDT tại TTHL đã được triển khai bằng cách mở các lớp tại Trung tâm hoặc trực tiếp đến các trường thành viên trong ĐHTN. Dịch vụ này cũng đã thu hút được nhiều đối tượng NDT. Tuy nhiên, để đào tạo, hướng dẫn NDT đạt hiệu quả cao hơn nữa, Trung tâm cần biên soạn một nội dung chương trình bồi dưỡng cụ thể, nên tập trung đi sâu vào những vấn đề cần thiết, có cập nhật và bổ sung thường xuyên những thông tin mới cho phù hợp với sự phát triển của Trung tâm như biên soạn các hướng dẫn kỹ năng thực hành tìm kiếm, xác định phạm vi thông tin, cách đánh giá nguồn tin trên mạng, cách sao chép lưu trữ dữ liệu, cẩm nang giới thiệu về thư viện...

Việc đào tạo NDT có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như:

- Sử dụng các bảng hướng dẫn đặt ngay ở khu vực các tầng của Trung tâm để NDT tiếp cận trước khi tìm kiếm thông tin

- Tổ chức các lớp hướng dẫn, đào tạo cơ bản qua dịch vụ hỏi - đáp, hướng dẫn trực tiếp hoặc qua trang Web của Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung

tâm cần mở các lớp hướng dẫn chuyên sâu từng vấn đề cụ thể. Nội dung các khóa học cần thiết kế linh hoạt để phù hợp với đặc điểm, trình độ và nhu cầu của từng nhóm NDT.

- Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tọa đàm nhằm giúp cho NDT có những kiến thức cơ bản về hoạt động thông tin - thư viện, cách sử dụng và khai thác các SP&DVTTTV-TV

- Tổ chức cho NDT xem những thước phim giới thiệu về Trung tâm, về các SP&DVTTTV-TV của Trung tâm

Riêng đối với các sinh viên mới nhập học năm thứ nhất, Trung tâm cần xây dựng chiến lược cụ thể hơn nữa cho việc đào tạo, hướng dẫn các tân sinh viên mới. Sau khi có các lớp hướng dẫn tại Trung tâm và đến tận các trường hướng dẫn, Trung tâm cần phát kèm theo thêm các tài liệu, tờ rơi và tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu của những tân sinh viên mới qua những câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp cho họ sau khi học hướng dẫn có thể sử dụng được Trung tâm và khai thác các nguồn tin để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.

Bên cạnh những nội dung hướng dẫn cụ thể và các hình thức đào tạo NDT, Trung tâm cũng cần phải duy trì việc tổ chức các lớp hướng dẫn này thường xuyên, liên tục và có kế hoạch cụ thể nhằm giúp NDT sử dụng, khai thác tốt các SP&DVTTTV-TV hiện có của TTHL nhằm thúc đẩy hoạt động TT-TV của Trung tâm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thu hút nhiều đối tượng NDT đến với Trung tâm hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)