Với dịch vụ mượn tài liệu về nhà có đến 58,8% NDT đánh giá mức độ đáp ứng tốt, 17% NDT đánh giá chất lượng ở mức tương đối tốt và có 3,6% NDT không hài lòng với chất lượng của dịch vụ này.
Qua phỏng vấn trực tiếp, khi được hỏi “Khi mượn tài liệu tại Trung tâm Anh (chị) đã bị từ chối lần nào chưa?”, NDT tại Trung tâm cho biết: tài liệu được mượn chiếm 53,4% và từng bị từ chối là 26% vì nhiều lý do. Lý do được NDT phản ánh nhiều nhất là tài liệu họ cần đã có người mượn chiếm 12,6% và lý do tài liệu để không đúng vị trí chiếm 6,3%. Điều này cho thấy việc đáp ứng nhu cầu cho NDT về dịch vụ mượn tài liệu còn nhiều vấn đề đòi hỏi Trung tâm quan tâm đáp ứng.
Lý do Số lƣợng Tỉ lệ (%)
Chưa bị từ chối 254 53,4%
Bị từ chối 124 26%
Lý do bị từ chối
Không có tài liệu 21 4,4%
Tài liệu đang có người mượn 60 12,6%
Tài liệu để không đúng vị trí 30 6,3%
Lỗi phần mềm 13 2,7%
Bảng 2.3.7: Lý do NDT bị từ chối khi mượn tài liệu tại Trung tâm Học liệu
Hiện nay, tài liệu của Trung tâm đều được dán mã vạch (bacode) và quản lý bằng phần mềm. Việc cho mượn tài liệu rất nhanh chóng và tiện lợi. Dịch vụ cho mượn về nhà được phân thành hai mảng cho hai loại tài liệu là sách chuyên khảo và giáo trình. Chính sách cho mượn hiện nay của Trung tâm là: Bạn đọc được mượn 3 cuốn/14 ngày và được phép gia hạn thêm 1 lần khi chưa đọc xong. Đa phần NDT cho rằng mượn tài liệu với số lượng và thời lượng như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có không ít NDT cho rằng thời gian mượn tài liệu còn ngắn, số lượng tài liệu còn ít. NDT muốn kéo dài thời gian mượn tài liệu về nhà vì có những tài liệu đòi hỏi thời gian nghiên cứu nhiều, tập trung vào các loại tài liệu chuyên ngành mà NDT đang theo học. Một số NDT thì nhận xét rằng việc quản lý và cho mượn, trả tài liệu bằng phần mềm nhanh, tiện dụng, tuy nhiên lại bị phụ thuộc vào máy móc thiết bị, phần mềm và đặc biệt gây khó khăn khi xảy ra sự cố mất điện.
- Tra cứu tài liệu trên MLTNCCTT
Tại MLTNCCTT các CSDL thư mục do Trung tâm xây dựng được hiển thị rất rõ ràng. Bạn đọc có thể tra tìm tài liệu theo nhiều hướng khác nhau như: loại hình tài liệu, tên tài liệu, tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, chủ đề, ký hiệu phân loại, số đăng ký cá biệt... Bên cạnh đó, bạn đọc có thể nắm được mình đang mượn những tài liệu nào, thời hạn nào phải trả những tài liệu đó, có cuốn nào quá hạn hay không... Chính vì vậy, hình thức tra cứu này được nhiều
người sử dụng nhất (73,5%) và nhận được 42,6% ý kiến đánh giá chất lượng tốt, 28% cho rằng chất lượng là tương đối tốt. Bên cạnh đó, còn có 2.9% NDT không hài lòng với việc tra cứu qua MLTNCCTT, họ không tìm được tài liệu với lý do đường truyền Internet của Trung tâm không ổn định và những công cụ hỗ trợ tìm kiếm như từ khóa, chủ đề chưa được đưa vào, do vậy gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm tài liệu.