Khái lược về cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG 2 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU

2.1.1.Khái lược về cốt truyện

2.1. Cốt truyện

2.1.1.Khái lược về cốt truyện

Vấn đề cốt truyện trong tiểu thuyết từ lâu đã đƣợc ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Cốt truyện nghệ thuật sẽ giúp chúng ta tiếp cận với mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn. Trong xu thế liên ngành sự nghiên cứu cốt truyện không chỉ gắn bó chặt chẽ với các yếu tố của quá trình tự sự mà còn chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ các yếu tố của tổng thể văn hóa và văn minh nhân loại. Chỉ trong sự liên kết chúng ta mới có thể lý giải đƣợc sự phát triển của tính cách cũng nhƣ tìm ra tính nội dung trong những hình thức mà nhà văn sáng tạo ra.

Theo cách hiểu truyền thống thì cốt truyện “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối

quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm" [7,

tr.137]. Bên cạnh đó, Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa cốt truyện là

hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất

định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của

tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [12, tr.88]. Cũng với quan niệm

nhƣ vậy, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng “cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình sự việc, các biến cố trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [2, tr. 133]

Bƣớc sang thời kỳ hiện đại, với quan niệm hiểu cốt truyện là hành trình nhân vật chính di chuyển qua các không gian khác nhau đã cho phép xây dựng những mô hình cốt truyện theo trình tự các sự kiện của cấu trúc nội tại văn bản tác phẩm; sự kiện của cấu trúc đƣợc tạo nên "biến cố" vƣợt qua ranh giới của nhân vật hành động. Do đó, cốt truyện ít tuân theo quy tắc truyền thống mà có

sự cách tân đa dạng, xuất hiện nhiều hình thức tổ chức cốt truyện mới góp phần đổi mới khả năng biểu đạt, thể hiện chủ đề tƣ tƣởng và tính cách nhân vật.

Để hiểu hơn về cốt truyện cần phân biệt khái niệm: cốt truyện với sƣờn truyện và câu chuyện.

Thuật ngữ sƣờn truyện dùng để chỉ những nét bao quát nhất của một câu chuyện, bao gồm những sự kiện chính, những biến cố chủ yếu cắm mốc cho sự phát triển của cốt truyện. Nếu sƣờn truyện chỉ là cái khung thì cốt truyện đã là một hệ thống biến cố, sự kiện cụ thể để diễn đạt cái khung ấy. Cốt truyện là sƣờn truyện đã đƣợc chi tiết hóa, hình tƣợng hóa một cách cụ thể, sinh động qua một chủ thể sáng tạo. Có thể kể lại sƣờn truyện một cách dễ dàng nhƣng khó có thể kể lại đầy đủ cốt truyện của một tác phẩm, nhất là một tác phẩm lớn.

Trong khi đó, câu chuyện là chuỗi những sự kiện về một vấn đề hoặc nhiều vấn đề nào đó diễn ra theo trật tự tự nhiên, nƣơng theo sự chảy trôi của cuộc sống theo quan hệ nhân quả mà không có sự đảo lộn sắp đặt của ngƣời kể. Còn cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm nhặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của ngƣời kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó nhằm mục đích nêu bật đƣợc tƣ tƣởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa cho ngƣời đọc.

Tóm lại, cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình thức vận động của tác phẩm tự sự. Khi nhà văn cầm bút viết cũng có nghĩa anh ta đang thực hiện một dụng ý nào đó. Vì thế, với mục đích tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện chúng tôi quan niệm khái niệm cốt truyện phải đƣợc hiểu nhƣ một khái niệm dung chứa những yếu tố, những khả năng để có thể tạo ra tính nghệ thuật cho một tác phẩm văn học, làm lộ diện dụng ý của nhà văn. Nhƣ thế, một bản tóm tắt các sự kiện và biến cố theo trật tự biên niên hay nhân quả và một bản tóm tắt các sự kiện và biến cố theo trình tự mà nhà văn cung cấp trong tác phẩm chỉ là những cấp độ khác nhau trong tác phẩm mà nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách hiểu chúng. Một mô hình cốt truyện nhƣ vậy sẽ cho phép

chúng ta đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tác phẩm văn xuôi, chỉ ra sự khác biệt lớn lao về giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn dày công xây dựng.

Cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết

Cốt truyện không chỉ có chức năng thể hiện các xung đột xã hội mà còn có chức năng thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện tâm trạng của con ngƣời trƣớc cuộc sống. Nếu nhƣ trƣớc 1975, con ngƣời đƣợc nhìn nhƣ một thực thể xã hội, là phƣơng tiện để thông qua đó phản ánh một cơ cấu xã hội lịch sử, nên cốt truyện nhất định phải chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử - xã hội. Đến thời mở cửa với sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về con ngƣời và sự khám phá cuộc sống trên nhiều bình diện, đa chiều hơn nên cốt truyện trong thời kỳ này có nhiều thay đổi rõ rệt. Quan sát văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc cách tân mạnh mẽ của thơ và truyện ngắn, thể loại tiểu thuyết cũng đang có sự chuyển mình và tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới. Với các nhà văn, tiểu thuyết rốt cục vẫn là vấn đề lối viết, là vấn đề chơi kết cấu. Bên cạnh những tìm tòi, cách tân về nhân vật, về ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật…, tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại đã thực sự có những cách tân đáng kể về mặt cốt truyện.

Hiện tượng phân rã cốt truyện

Các nhà văn thƣờng có xu hƣớng nới lỏng cốt truyện, vai trò của cốt truyện bị hạn chế đến mức tối đa, do nhà văn có xu hƣớng hạn chế hoạt động của nhân vật. Nếu nhƣ trƣớc đây, tiểu thuyết chủ yếu xây dựng nhân vật thông qua các hành động, các sự kiện thì giờ đây nhân vật lại “nghĩ” nhiều hơn là hành động. Chính vì thế, cốt truyện có sự phân rã, dễ rơi vào lỏng lẻo, khó tóm tắt, cấu trúc định hình bị phá vỡ thay vào đó là một cấu trúc lắp ghép rời rạc, lộn xộn.

Hiện tƣợng phân rã cốt truyện hoàn toàn không giống nhƣ sự không có cốt truyện. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã xuất hiện những tác phẩm không có cốt truyện. Đấy là một dạng thức khác, còn sự tan vỡ và phân rã cốt truyện trong tự sự đƣơng đại gắn liền với quá trình yếu dần đi vai trò cốt truyện truyền thống. Nếu nhƣ trong văn học giai đoạn 1945-1975, với lối kết cấu

sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng - tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ thì cùng với xu hƣớng kết cấu tâm lý trong văn xuôi sau 1986, cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhƣờng chỗ cho những dòng chảy bất định của tâm trạng con ngƣời. Cốt truyện vẫn tồn tại song bắt đầu bị biến dạng và phân rã - tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các "mảnh vỡ" của cuộc đời nhân vật chính...", thay vì triển khai tự sự bám vào "cuộc phiêu lƣu của nhân vật", nhà văn lại biến tự sự trở thành một "cuộc phiêu lƣu của cái viết" nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc.

Hệ quả của sự phân rã trong cốt truyện là sự dồn nén, chồng chéo các vấn đề của hiện thực trong thế giới nội tâm nhân vật vào một đơn vị thời gian trần thuật nhất định, tất cả là sự phản chiếu tính phức tạp của cuộc sống xã hội vào sự đa chiều của đời sống tâm hồn, tình cảm của con ngƣời. Gs.Phùng Văn Tửu nhận xét: "Trên con đường diễn biến của tiểu thuyết càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm, và trong một tiểu thuyết, cốt truyện càng đơn giản bao nhiêu, ít các sự kiện các biến cố bao nhiêu, hầu như chưa kể lại đã hết, thì chính là ở đấy, nội dung nghệ thuật càng nổi lên bấy nhiêu với những vấn đề của tiểu thuyết bản thân nó và mọi ngóc ngách trong công việc bếp núc của nhà văn gắn với tác

phẩm ấy"[42, tr.162]

Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đang trong quá trình vận động nên chƣa thể kết luận rõ ràng về điểm tới của xu hƣớng phát triển theo chủ nghĩa hậu hiện đại. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là tự sự đƣơng đại đang nỗ lực vƣợt thoát khỏi những dạng thức truyền thống.

Từ sự phá vỡ tính logic của quan hệ nhân quả và trật tự thời gian trong chuỗi sự kiện, nhiều tác phẩm đi tới chỗ phát hiện và sử dụng tính phi logic trong các sự kiện, biến cố để thể hiện tâm trạng của con ngƣời. Sự phá vỡ tính nhân quả của chuỗi sự kiện trong các tác phẩm tự sự đƣơng đại cho thấy khả năng phản ánh hiện thực của văn học không chỉ dừng lại ở việc mô tả, tái hiện chân thực bức tranh đời sống mà còn có thể biểu hiện rõ nét những cảm nhận,

suy ngẫm khó định hình của con ngƣời về chính hiện thực lịch sử. Hiện tƣợng phân rã cốt truyện này diễn ra ở hầu hết các tiểu thuyết của Việt Nam đƣơng đại.

Trong sự vận động và phát triển của tiểu thuyết hiện đại, chúng tôi nhận thấy có những cách tổ chức cốt truyện tiêu biểu sau:

Cốt truyện sự kiện: hay còn gọi là cốt truyện xâu chuỗi: là cách tổ chức hệ thống sự kiện trong tiểu thuyết. Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả. Theo tính logic của nó, sự kiện B ra đời là do "đã có" sự kiện A và sự có mặt hiện tại của sự kiện B là "để có" sự kiện C nào đó. Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý. Quan hệ nhân quả này đƣợc các nhà cấu trúc thâu tóm lại trong một mệnh đề ngắn gọn: "sau cái này tức là do nguyên nhân của cái này” (post

hoc, orgo protes hoc) [9, tr. 79]. Ta có thể mƣờng tƣợng việc các sự kiện nƣơng

tựa vào nhau, xô đẩy nhau nhƣ hiện tƣợng “đôminô”, ta đẩy một con cờ và cú hích đó làm dịch chuyển dòng quân cờ, tuy có thể tách rời các chƣơng nhƣng mạch truyện không hề bị đứt gãy, rời rạc.

Cốt truyện tâm lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là kiểu cốt truyện mà ở đó các sự kiện không phát triển theo trật tự thông thƣờng, cũng không đi theo trật tự thời gian mà câu chuyện biến đổi theo trạng thái tâm lý của nhân vật. Kiểu cốt truyện tâm lý này xuất hiện ở những tác phẩm miêu tả những diễn biến phức tạp của nội tâm nhân vật mà ở đó sự kiện chỉ đóng vai trò khơi gợi dòng chảy tâm lý. Cốt truyện có thể không cần có những sự kiện biến cố ngoài đời quy định ý thức, hành vi ứng xử của con ngƣời mà có thể là những “sự kiện”, “biến cố” trong chính nội tâm con ngƣời. Các nhà văn phƣơng Tây đề xuất cái gọi là “phản tiểu thuyết” chủ trƣơng một kiểu tiểu thuyết mới không có cốt truyện, không nhân vật, chỉ lấy dòng ý thức làm cơ sở, lấy đồ vật làm đối tƣợng. Cố nhiên, những cách tân ấy sẽ có những tiêu cực về mặt tƣ tƣởng và thể loại của nó song cũng là một hƣớng tìm tòi có liên quan đến cốt truyện. Trong bức tranh toàn cảnh nhƣ thế, tiểu thuyết những năm cuối của thế

kỷ XX có khuynh hƣớng hƣớng nội, đi tìm giá trị cá nhân và cá tính. Tiểu thuyết Việt Nam bên thềm thế kỷ XXI đã phát triển trên cơ sở tiếp thu nền văn học trƣớc đó với nhiều tác phẩm có cốt truyện hồi cố để lại nhiều ấn tƣợng cho ngƣời đọc của các tác giả nhƣ: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo và Hồ Anh Thái…

Cốt truyện “truyện lồng trong truyện”: Đây là một cốt truyện lắp ghép mang hơi hƣớng của tƣ duy hội họa lập thể, theo xu hƣớng liên văn bản. Nhìn chung, đặc điểm nổi bật của cốt truyện này là có thể tách thành nhiều truyện ngắn riêng lẻ và cách dựng truyện đơn thuần là lắp ghép những mảnh vỡ của cuộc sống vào với nhau tạo thành một bức tranh xã hội hoàn chỉnh, sống động. Kiểu cốt truyện này đƣợc các nhà tiểu thuyết gia đƣơng đại mở rộng theo xu hƣớng không chỉ là một truyện lồng trong truyện mà còn có nhiều truyện, tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết, thơ ca, nhạc họa… lồng trong tiểu thuyết…

Tựu chung lại, với việc tổ chức những hình thức cốt truyện mới lạ, các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới đã tạo ra một sự thay đổi trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, đã đƣa ngƣời đọc đến với những khả năng mới của tiểu thuyết, nó báo hiệu một ý thức mới về thể loại, nó đã góp phần trả lời câu hỏi: “Có thể viết tiểu thuyết nhƣ thế nào” một cách tự giác hơn. Trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm hình thức cốt truyện này, có những tác phẩm tới đích, có những tác phẩm còn dang dở thậm chí có tác phẩm còn thất bại… “Mỗi thử nghiệm nếu không làm xuất hiện những đỉnh cao, thật cao trong sáng tạo thì nó ít nhất cũng làm cánh đồng văn học nghệ thuật được đa dạng hơn, nhãn giới của những người làm văn nghệ được mở rộng hơn, tâm lý của người đọc cũng dần dần được bao dung

hơn, từ đó dễ chấp nhận những cái mới hơn” [30]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 39 - 44)