2.1.2 .Cách tổ chức cốt truyện của Hồ Anh Thái
2.2. Kết cấu
2.2.2. Kết cấu trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
Trong quá trình tìm hiểu về cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, phần nào chúng ta cũng đã thấy đƣợc mô hình kết cấu mà Hồ Anh Thái sử dụng
trong tiểu thuyết. Có nhiều hình thức kết cấu khác nhau và nhà văn khi xây dựng tác phẩm, lựa chọn kết cấu nào bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của chủ đề tƣ tƣởng, tăng cƣờng sức tác động thẩm mĩ của tác phẩm đối với ngƣời đọc. Các hình thức kết cấu dù phong phú và đa dạng cũng chỉ là hữu hạn trong khi thực tế sáng tác thì vô hạn. Trong từng tác phẩm, nhà văn có thể vận dụng nhiều hình thức kết cấu khác nhau, vậy nên không thể qui những tác phẩm cụ thể vào một dạng kết cấu riêng biệt nào mà cần phải xem xét tác động nghệ thuật của kết cấu đối với ngƣời đọc cũng nhƣ chức năng cụ thể của nó trong việc thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm.
Nhìn chung, trên chặng đƣờng sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy nổi bật lên ba kiểu tổ chức kết cấu sau: kết cấu lồng ghép, kết cấu phân mảnh, kết cấu đồng hiện.
Kết cấu lồng ghép
Nhà văn Tô Hoài từng phát biểu (đại ý): Tiểu thuyết là một thể hỗn hợp thu hút đƣợc hết các thể loại khác. Chúng ta có thể đem vào tiểu thuyết một hình thức nào đó của văn xuôi cũng đƣợc: kịch, bút ký, truyện ngắn, truyện dài và cả thơ nữa… Sự dung nạp đó của tiểu thuyết là do đặc trƣng thể loại nhƣng một phần cũng chính là nhờ cách tổ chức kết cấu lồng ghép với nhiều thủ pháp lồng ghép, lắp ghép hay xoắn kép trong một tác phẩm.
Kết cấu lồng ghép là kiểu kết cấu nổi bật đƣợc Hồ Anh Thái sử dụng nhiều trong suốt chặng đƣờng sáng tác của mình. Kết cấu này tạo ra hiệu ứng đa tầng, phong phú về hiện thực trong cả năm tiểu thuyết đƣợc luận văn khảo sát. Đây cũng chính là kết quả của cá tính sáng tạo đƣợc giải phóng và văn chƣơng hiện ra nhƣ một trò chơi cấu trúc lý thú và mê hoặc.
Trong sương hồng hiện ra là một sự phức hợp của những câu chuyện cuộc
đời lồng vào nhau – chuyện về hiện thực của một quá khứ xa xăm, của những ngƣời mà Tân chƣa hề biết đến: Trinh, ông Tựu, chú Đăng, bà Si, bà Hội… Ngƣời ta dễ dàng nhận ra những toan tính, những mƣu mô, trăn trở giữa cái sôi sục của chiến tranh. Bên cạnh các sự kiện, biến cố, ở tác phẩm thời kỳ đầu này,
Hồ Anh Thái còn đan xen khá đậm đặc khung cảnh thiên nhiên vào tác phẩm. Những bức tranh khung cảnh ấy, tạo cho tác phẩm một phong vị riêng, giúp mạch truyện mềm mại, uyển chuyển, chậm rãi và ít dồn nén hơn các tiểu thuyết về sau của ông.
Đến với Người và xe chạy dưới ánh trăng ta cũng thấy sự phức hợp của những câu chuyện về con ngƣời cá nhân. Chuyện của một thế hệ trẻ trải qua tuổi thơ nhiều mất mát, nay lại chịu nhiều va đập của thời hậu chiến nhƣng họ đầy bản lĩnh, trong sáng và giàu lòng vị tha. Sự lồng ghép của “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” giúp ngƣời đọc đƣợc tiếp nhận với nhiều góc của hiện thực cuộc sống hơn, gặp gỡ và thấu hiểu nhiều số phận, nhiều mảnh đời hơn. Tuy nhiên, sự phức hợp không chỉ dừng lại ở hình thức kết cấu lồng ghép truyện nhƣ thế, trong tác phẩm này Hồ Anh Thái còn xoắn kép các mối quan hệ, giúp cho mạch tiểu thuyết nhiều lối rẽ ngang, ngả dọc, tính cách nhân vật cũng đƣợc bộc lộ rõ nét. Xoay quanh trục chính là cuộc đời Toàn, chúng ta thấy anh trong mối quan hệ với những ngƣời ở Ngoại giao đoàn – và thấy đƣợc những mƣu mô, tính toán của con ngƣời nơi công sở; về với cuộc đời thƣờng, ta thấy Toàn trong mối quan hệ với những ngƣời ở khu tập thể - và từ đó, ta lại đƣợc gặp gỡ với số phận của những ngƣời hàng xóm: Đức, Mỵ, Khắc, vợ chồng Khuynh, Diệu. Sự xoắn kép, lặp lại của hình thức đƣợc bộc lộ qua mối quan hệ của Toàn với bạn bè: Toàn – Minh –Hiệp –Trang. Dọc hành trình cuộc đời mình, Toàn có lúc đơn độc, có lúc là cộng đồng… Sự xoắn kép của những mối quan hệ ấy tạo nên một hiện thực sống động và chằng chịt các mối quan hệ nhƣ chính cuộc đời thực.
Mở đầu Cõi người rung chuông tận thế bằng một cái chết, Hồ Anh Thái dƣờng nhƣ muốn triển khai mạch tiểu thuyết theo mạch hình sự ấy. Nhƣng đó không phải là cách thu hút ngƣời đọc theo kiểu của những tiểu thuyết ăn khách đƣơng thời. Ở Cõi người rung chuông tận thế, độc giả đƣợc trải nghiệm nhiều tầng bậc của hiện thực cuộc sống. Toàn bộ cuốn sách là một phức thể, không phải chỉ của chi tiết, nhân vật mà còn là ý tƣởng. Sự phức hợp thể hiện trƣớc hết ở sự lồng ghép cái “thực” và “phi thực”. Câu chuyện của Hồ Anh Thái mang
đậm màu sắc phi thực. Nhà văn lấy cái phi thực để nói cái thực, lấy cái thực để diễn đạt luận đề: Thiện – Ác. Cái chi tiết cốt lõi để xâu chuỗi tất cả là hoàn toàn phi thực: Lời nguyền của ngƣời đã chết và sứ mệnh trả thù vô thức của Mai Trừng. Nhƣng trộn lẫn trong cái màn phi thực bao trùm đó là vô vàn chi tiết, những nhân vật sống động, khiến ngƣời ta thấy đƣợc gƣơng mặt tội ác của đời sống hiện đại với sự bùng nổ của dục vọng, sự đề cao quá mức lối sống hƣởng thụ, vị kỷ… Sự phức hợp còn đƣợc Hồ Anh Thái đẩy mạnh trong sự lặp lại ba cái chết liên tiếp của ba chàng trai theo vòng quay: dục vọng – hành động – trả thù – chết. Nạn nhân thứ nhất, ý định trả thù, chết. Nạn nhân thứ hai, thứ ba hận thù, dàn dựng cách trả thù và chết do đúng cách mà mình định trả thù. Nghĩa là cứ mỗi ý định trả thù sẽ đƣợc trả lời bằng một cái chết. Ngƣời thứ tƣ, nhân vật Đông ban đầu cũng định trả thù nhƣng anh đã tìm ra nguyên căn và hóa giải nó. Xung quanh tuyến nhân vật chính gồm có ba cái chết của Cốc, Phũ, Bóp và nhiều xác chết khác, nhiều rắp tâm trả thù khác. Sự lặp lại mang tính quy luật này giống nhƣ một hình thức kết cấu xoắn ốc, giúp cho câu chuyện mở rộng về cuộc đời và tính cách của nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật đƣợc soi xét từ nhiều phía. Trong sự đan cài, pha trộn của kết cấu, Hồ Anh Thái đã dựng nên một tiểu thuyết huyền ảo nhƣng sống động và chân thực hơn cả cuộc đời thật.
Khác với cách tổ chức kết cấu của các tiểu thuyết trƣớc, Mười lẻ một đêm;
Đức Phật, nàng Savi tri và tôi là sự lồng ghép của hình thức kết cấu chứa đựng
nhiều màu sắc văn hóa. Ngay từ cái tên Mười lẻ một đêm đã gợi đến kiểu truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm hay kiểu truyện kể dân gian; còn tiểu thuyết Đức Phật,
nàng Savitri và tôi lại khiến ngƣời đọc liên tƣởng đến câu chuyện truyền thuyết
về Đức Phật tại xứ sở Ấn Độ huyền bí. Trong bài viết Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung trong văn học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á, tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Trâm đã định nghĩa “kiểu truyện khung” nhƣ sau:
“là kiểu truyện mà tác phẩm là một câu chuyện dài có khả năng hàm chứa trong
bản thân nhiều truyện kể khác được liên kết lại. Một câu chuyện có mở đầu và kết thúc đóng vai trò là truyện trung tâm (main story) hay còn gọi là truyện nền
(basic story) để tạo nên một khung truyện làm cơ sở cho những truyện kể khác có thể kết nối, tập hợp lại với nhau theo cấu trúc truyện lồng trong truyện để từ
đó tạo nên một phẩm có dung lượng lớn và nội dung phong phú”. Kiểu kết cấu
này đƣợc dùng nhiều trong các truyện về Phật, truyện cổ tích, ngụ ngôn… Ấn Độ, và sau này lan truyền đến văn học dân gian vùng Đông Nam Á.
Có thể thấy dấu ấn này rất rõ trong Mười lẻ một đêm. Tuy nhiên, Mười lẻ
một đêm chỉ mƣợn cái khung của kiểu kết cấu này, dung chứa trong nó là một hệ
thống diễn ngôn đƣợc tổ chức theo nguyên tắc phức hợp: lồng ghép các truyện, gắp vá, lắp ghép các mảnh đời, các khoảng đoạn thời gian… Mười lẻ một đêm có nền truyện xoay quanh hai nhân vật chính là anh và chị, hai ngƣời gặp lại sau 16 năm xa cách và nhanh chóng tìm đến nhau nhƣ một cặp tình nhân. Thế rồi một tình huống oái oăm khiến họ bị nhốt trên tầng sáu của tòa nhà, cách ly hẳn với thế giới bên ngoài. Từ tình huống mới lạ này, Hồ Anh Thái thỏa sức sáng tạo với một trí tƣởng tƣợng phong phú: hàng loạt chuyện đời đƣợc phơi bày ra trƣớc mắt ngƣời đọc qua lời kể của cặp tình nhân với nhau. Chuyện của mƣời một ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời ngƣời, của mấy đời ngƣời, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay đƣợc quy chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu hẹp lại sắc nét và tinh quái. Với kết cấu tiểu thuyết truyện lồng trong truyện, chín chƣơng của tiểu thuyết là chín câu chuyện, mỗi câu chuyện là một truyện ngắn ấy lại có nhiều phần đoạn gắn với nhiều quãng đời, nhiều nét riêng của nhân vật. Hồ Anh Thái còn đƣa đến cho bạn đọc những trải nghiệm khác nhau về cảm giác khi đọc tác phẩm của mình. Đó chính là sự phức hợp ở tầng sâu của văn bản – sự phức hợp của cảm giác. “Ở chƣơng một, chƣơng hai, cái nghiêng ngả còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần. Đến chƣơng bảy – chuyện về nhà văn hóa lớn, nó trở nên “căng nhức”. Nhiều độc giả cảm thấy ngột ngạt. Thế là đủ. Vào chƣơng tám, bầu trời câu chuyện bắt đầu kéo mây. Nao lòng với nhân vật thằng bé “Ngƣời Cá”. Thằng bé sinh ra với hai cẳng chân dính chặt vào nhau. Một hiện thân của sự trả báo đầy vô lý chăng? Nó gắn mình với xe lăn, với những phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại nhất có thể. Và nó mơ những
giấc mơ cổ tích. Giọng hài hƣớc không còn nữa. thế giới buông chùng. Độc giả cúi đầu bên giƣờng bệnh của thằng bé những phút cuối cùng. Giữa thế giới ngả nghiêng kia, cổ tích phải cuốn gói ra đi đến một vùng trời khác…’’[15]. Hàng loạt vấn đề cá nhân, những toan tính, những lý tƣởng, những thói quen, những dục vọng cả những hiện thực nghề hung biện hội họa, về sự thăng quan tiến chức… Tất cả đƣợc đan cài, xoắn kép vào nhau tạo nên một kết cấu tiểu thuyết chồng chéo sự kiện, nhân vật.
Đức Phật, nàng Savitri và tôi là kiểu kết truyện lồng trong truyện với
những đƣờng vòng về số phận con ngƣời, về triết học, chân lý, văn hóa… Khi cầm cuốn tiểu thuyết trên tay, không ít ngƣời đọc rơi vào sự hoang mang nghi ngờ rằng đây chỉ là một cuốn sách lịch sử mang đậm tính chất kể lể. Thế nhƣng, mọi ý nghĩ đều đƣợc giải tỏa khi Tiến sĩ Văn hóa Phƣơng Đông này không ôm đồm tất cả những huyền tích về Phật vào tiểu thuyết. Nhà văn đã đƣa ngƣời đọc phiêu lƣu trong cấu trúc đan xen giữa ba tuyến nhân vật với hàng loạt vệ tinh xung quanh. Dòng sự sống luân hồi ấy đƣợc mô tả qua nhiều hành trình lồng ghép trong nhau nhƣ những đƣờng tròn đồng tâm. Vòng ngoài cùng là hành trình của Tôi và Savitri hậu thân đi tìm những Phật tích.Vòng bên trong là hành trình của Savitri – tiền thân, một nàng công chúa Ấn Độ với cuộc chạy trốn hơn 40 năm cùng tình yêu mãnh liệt dành cho Đức Phật – hoàng tử Siddhatta. Và vòng trong cùng là hành trình của đức tin, sự ngộ giác chân lý của chàng hoàng tử Siddhata – chính là Đức Phật đáng kính. Bên cạnh những vòng tròn ấy, ta còn gặp nhiều những vệ tinh khác nữa: đó là văn hóa, là tín ngƣỡng, là tƣớng cƣớp Raja, là chàng Yasa hào hoa, là nàng kỹ nữ Usa danh tiếng, là tên đạo sƣ độc ác. Những kiến thức về Bà La Môn giáo, về Veda, Uspanishhad… về những cuộc chiến, những tham vọng, đố kỵ, khổ đau, tang thƣơng… Bối cảnh ấy lại làm nền, làm bề mặt tƣơng phản cho sự xuất hiện của Đức Phật. Đến với Đức Phật, câu chuyện lại đƣợc “nén” thật chặt để đƣa vào đó những nhức nhối chuyện khi Ngƣời còn trẻ, khi ngƣời Giác Ngộ, khi ngƣời lãnh đạo và phát triển Phật Giáo… Sự lồng ghép giữa “phi thực” và có “thực” một lần nữa lại xuất hiện
trong tiểu thuyết này của Thái. Chính sự lồng ghép những huyền tích về Phật – những sự kiện mang tính phi thực với những hiện thực xung quanh cuộc đời Ngƣời đã giúp cho tiểu thuyết trở nên “thực” hơn, Đức Phật xuất hiện nhƣ một nhân vật tiểu thuyết chứ không phải nhƣ một truyền thuyết. Sự lồng ghép giữa hƣ cấu và phi hƣ cấu còn đƣợc bộc lộ trong sự tiếp nối của kiếp luân hồi khi Savitra là nàng công chúa của hơn 2500 năm trƣớc, nhận ra tiền kiếp của mình ở kiếp này, trở thành Nữ Thần Đồng Trinh và giải nghệ, thành hƣớng dẫn viên du lịch. Sự lồng ghép ở ngay chính trong nhân vật này. Hƣ cấu về sự truyền kiếp mang tính tâm linh lại đƣợc hiện thực nhờ tính cách rất “nữ” của nàng: nàng là một ngƣời phụ nữ, có tính cách, cử chỉ, và khát vọng của một ngƣời phụ nữ nhƣ bao ngƣời khác… Chỉ trong một tiểu thuyết, ngƣời ta đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, câu chuyện của những cá nhân, những tôn giáo, những nền văn hóa, đi từ thế giới tâm linh truyền kiếp sang đời thực. Một sự lồng ghép đa chiều, đa tầng về nhiều mặt: văn hóa - xã hội – chính trị - tôn giáo- tâm linh, sự xoắn kép của những câu chuyện, sự gắp vá của thời gian đƣợc nén lại, súc tích, chồng chéo, mắc nối trên một trục thống nhất, không gây cảm giác dƣ thừa, chán ngán, phức tạp - đó là Đức Phật, Savitri và tôi. Để làm đƣợc điều đó, không thể không công nhận sự sáng tạo và tƣ duy logic của Hồ Anh Thái trong việc xây dựng, tổ chức kết cấu theo kiểu phức hợp.
Với việc sử dụng hình thức kết cấu lồng ghép, Hồ Anh Thái đã tạo ra những hiệu ứng đặc biệt trong văn bản tự sự. Đó là sự mở rộng biên giới của thể loại tiểu thuyết khi lồng ghép vào trong nó những tin tức báo chí, những tham luận, những truyện ngắn, những lý luận tôn giáo… Kết cấu này mở ra một văn bản tự sự với nhiều lớp nghĩa, nhiều mạch trần thuật, nhiều ngƣời kể chuyện, nhiều lớp lang chủ đề…từ đó mà đào sâu những mâu thuẫn trong xã hội, khám phá con ngƣời trong nhiều mối quan hệ. Đây chính là những cố gắng tìm tòi, lao động sáng tạo của Hồ Anh Thái để góp phần khai thác triệt để tiềm năng và đem lại sức hấp dẫn mới cho thể loại tiểu thuyết.
Kết cấu phân mảnh
Tính phân mảnh là một thuộc tính khá phổ biến trong văn học thế giới hiện nay. Kết cấu phân mảnh nhƣ đã nói là kiểu kết cấu mà ở đó, các mảng văn bản bị đập vỡ. Nó là hệ quả của sự phân rã cốt truyện và sự đảo lộn trật tự thời
gian thông thường. Hình dung một cách cơ học, kết cấu phân mảnh là kết quả
của cả một quá trình mà trƣớc hết cốt truyện bị nới lỏng dần rồi bị rã ra, thành những mảnh vụn. Có ý kiến cho rằng bản chất của một cuốn sách tự nó đã mang tính phân mảnh: chúng ta đọc từng phân mảnh và hình dung từng chút một, từng mảnh một… Những mảnh vụn cho phép chúng ta tham dự vào câu chuyện mà không bị nuốt chửng vào cõi vô hình… Tác phẩm tự sự, giống nhƣ chính cuộc đời thực, trở nên rõ ràng trong hình thức của những mảnh vỡ. Là cây bút có ý