CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu và quan niệm của Hồ Anh Thái
Một tiểu thuyết thật sự cuốn hút ngƣời đọc vào thế giới của mình phải là một cuốn tiểu thuyết của một nhà văn ý thức sâu sắc về cá tính, tạo nên tiếng nói của riêng mình. Trong sự ý thức về cá tính, quan trọng là ý thức về giọng điệu và năng lực ngôn ngữ để hiện thực hóa cái giọng điệu đối thoại của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam chuyển mình trên nhiều phƣơng diện, trong đó có chuyển đổi nghệ thuật trần thuật, nhất là yếu tố giọng điệu. Giọng điệu (voice)phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời sáng tạo, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện). Giọng điệu đƣợc thiết lập từ mối quan hệ giữa ngƣời kể với ngƣời nghe từ thế giới sự kiện đƣợc miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật. Theo Thuật ngữ văn học, “giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học, là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng
sã, ngợi ca hay châm biếm” [12, tr.134]. Theo TS Nguyễn Thị Bình thì “Giọng
điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lưu, trường phái hay một giai đoạn văn học…Văn xuôi sau 1975 chủ yếu diễn đạt con người đời tư, quan tâm đến vấn đề cá nhân, cá thể, cá tính… khi cá nhân được chấp nhận như một nhân vị, giá trị cá nhân được coi trọng, thì những going điệu khác nhau biểu hiện những cách cảm, cách nhìn, cách đánh giá đời sống khác nhau”[11, tr.364]. Như vậy,
đa giọng điệu là một đặc điểm chung của văn học sau 1975. Tiểu thuyết là một
thể loại tổng hợp, nó thu nạp vào mình mọi âm thanh, tiếng nói của cuộc đời – bản thân cái chất liệu tự nhiên ấy đã đủ đa âm, lại còn đƣợc nhà văn có ý thức tạo nên thì mỗi tiểu thuyết sẽ là một hợp âm của cuộc sống.
Trong xu thế của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn mới, các nhà văn đã thổi vào trang viết của mình những chuyển biến của xã hội, thổi vào đó những luồng gió mới, lạ và đa giọng điệu. Tất cả tạo nên sự một giọng điệu đa thanh cho tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Tính đa thanh cũng là một điều dĩ nhiên vì: “nhà văn phản ánh cuộc sống tại thời điểm hiện tại trong một trạng huống tâm lý nhất định của anh ta mà cuộc sống thì không đứng yên, do đó một sự vật, hiện tượng
ở thời điểm tượng này thì thế nhưng ở thời điểm khác thì lại khác; thứ hai, không có chân lý phổ quát, do đó yếu tố cá nhân, trạng thái tâm lý, những cảm nhận khó nắm bắt của cá nhân được chú trọng tạo nên sự đối thoại tất yếu với người khác dù muốn dù không (bởi người khác chưa hẳn đã nghĩ như anh, kể cả cố
hiểu anh đến mấy cũng không thể trùng khít trong suy nghĩ và diễn giải” [11]
Không còn chất lƣợng hào sảng, anh hùng ca, giọng điệu văn học giai đoạn này chuyển sang chiêm nghiệm, suồng sã, đời thƣờng, đôi khi là mỉa mai, giễu nhại bằng một thái độ bình thản, khách quan. Có cảm giác nhà văn muốn đƣa cả xã hội thực tế vào trong tác phẩm của mình. Sau 1986, trong sự chuyển đổi của xã hội, trong cuộc sống “hậu hiện đại” ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp âm pha tạp của đời sống đã xâm nhập vào tiểu thuyết, quyết định một giọng riêng của thời đại. Mỗi nhà văn trong sự đổi mới thể loại cũng làm mới giọng điệu, góp phần cách tân nghệ thuật tổ chức truyện kể. Nhiều tác giả đã khẳng định mình qua giọng điệu trần thuật nhƣ Giọng điệu phân tích lý giải (Hồ Anh Thái, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh); Giọng điệu đối thoại, chất vấn, hoài nghi (Thuận, Châu Diên, Tạ Duy Anh..); Giọng điệu châm biếm và giễu nhại (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Thuận..)
Nhƣ vậy, giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng để khu biệt phong cách tác giả, là “một yếu tố đặc trƣng của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm”. Khảo sát giọng điệu trần thuật chính là cách để xác định khuôn mặt nhà
văn.
Quan niệm về giọng điệu nghệ thuật của Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái là một "ngƣời kể chuyện có duyên" và có giọng đặc sắc riêng. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo của cái duyên và đặc sắc ấy chính là giọng điệu trần thuật. Ngay từ những trang viết đầu tiên, nhà văn đã tạo chú ý về một lối kể chuyện hài hƣớc sâu sắc riêng. Và đến những tác phẩm đạt độ chín nghệ thuật nhƣ Bốn lối vào nhà cười, Cõi người rung chuông tận thế,
Mười lẻ một đêm, Đức Phật, nàng savitri và tôi… nhà văn đã khẳng định đƣợc
Có thể thấy giọng điệu trong tiểu thuyết của Thái luôn biến đổi linh hoạt theo từng đề tài, từng đối tƣợng phản ánh cũng nhƣ qua từng giai đoạn sáng tác thể hiện sự phong phú và nỗ lực đổi mới của nhà văn. Chẳng thế mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã từng nhận định: “ Hồ Anh Thái đã có ý thức tạo nên những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình người đọc khi tiếp xúc với những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng khác: trẻ trung, tinh nghịch nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết về Ấn Độ lại được tác giả thể hiện bằng những giọng điệu hoàn toàn khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc, lạnh… Hồ Anh Thái cố gắng tạo sự
hòa trộn của nhiều sắc thái giọng điệu.” [36, tr.355], Ông cho rằng “đây chính là
tính động trong phong cách và giọng điệu nhà văn… sự thay đổi giọng điệu
trong tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình”. Ngay cả bản thân mình, Hồ Anh Thái luôn quan niệm: “Hiện thực và không gian nghệ thuật của mỗi cuốn sách cần có một cách xử lý riêng, một giọng điệu, văn phong riêng. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng điệu đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên
tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh quan mà thôi”. Có lẽ vì thế mà ngay
từ khi xuất hiện, Hồ Anh Thái đã phả vào văn học một giọng điệu tƣơi mới, trẻ trung, hiện đại và luôn thay đổi qua mỗi tác phẩm, tạo nên bản “hòa âm nhiều cung bậc khác nhau”.