Cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 90 - 97)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT

3.2.2.Cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.2.2.Cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

Kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ

Barktin đã viết "ngôn ngữ trong tiểu thuyết mang tính biện chứng và nhiều lời, giống như lòng của con sông, nơi mọi thứ ý nghĩa, hình ảnh, dụng ý và

gợi ý đều lẩn lộn vào nhau và vẩn lên mặt nước". Lời nhận xét ấy rất xác đáng

với các sáng tác của Hồ Anh Thái. Nét đặc sắc của ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái chính là sự pha trộn của các kênh ngôn ngữ.

Đặc tính phối hợp, đa thanh về ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái thể hiện trƣớc hết ở sự hiện diện đồng thời nhiều tiếng nói khác

ngƣời trần thuật, và những lời gián tiếp, tự do…Điều này làm nên sự khác biệt giữa tiểu thuyết của ông với tiểu thuyết truyền thống (câu chuyện đƣợc kể lại thông qua điểm nhìn của tác giả, ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện). Ta bắt gặp trong sáng tác của ông có những đoạn ngôn ngữ kể chuyện xen lẫn bình luận, trữ tình ngoại đề, nhiều đoạn xen lẫn lời nói của nhân vật; những đoạn đối thoại của nhân vật dƣờng nhƣ ít tách bạch với ngôn ngữ ngƣời kể chuyện; hệ lời trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng không dừng lại ở ngôn ngữ văn chƣơng mà mở rộng, sử dụng thêm ngôn ngữ báo chí, khoa học đặc biệt là ngôn ngữ thị dân… tạo nên hệ thống ngôn ngữ phức hợp, giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu… góp phần tạo nên sự đa âm trong giọng điệu tiểu thuyết.

Do sự di chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài vào bên trong cùng sự luân phiên giữa điểm nhìn của ngƣời kể chuyện với các nhân vật, nên ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái có sự xâm nhập của ngôn ngữ đối

thoại của nhân vật vào ngôn ngữ trần thuật. Những đoạn xâm nhập loại ngôn

ngữ nhƣ vậy xuất hiện đậm đặc trong Mười lẻ một đêm nhƣ: "Ngon không? Chủ

tay vào đĩa thịt chó, Ô gút gút Hay "Bà già vẫn liên tục nhầm chìa khoá, rủng

rẻng thì có tiếng một thằng bé. Bà ơi, chú ấy đi rồi, vừa đi xong, Bà già ngừng tay, không tiếp tục nỗ lực mở cửa nữa., Mày thấy chú ấy đi rồi à. vâng cháy thấy

[36, tr.39]. Lời trần thuật và lời nhân vật hoà lẫn vào nhau. Đối thoại tuy không

phân vai cụ thể nhƣng ngƣời đọc vẫn có thể phân biệt dễ dàng lời thoại của nhân vật trong tác phẩm. Không chỉ có lời đối thoại, cả những dòng độc thoại nội tâm

của nhân vật cũng hoà vào ngôn ngữ trần thuật. "Ngày thứ năm và ngày thứ sáu

thì bắt đầu ngộ. Ta có thể vắng. Ta có thể chết hẳn. Và mọi việc dù hệ trọng đến

đâu cũng có thể làm mà không có ta" [38, tr.38]. Ngôn ngữ trần thuật không chỉ

mang ý nghĩa là lời kể, dẫn dắt câu chuyện mà còn là lời của chính nhân vật đƣợc đề cập đến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xoá nhoà ranh giới giữa ngƣời kể chuyện và nhân vật trong chuyện, tất cả đều cùng một vị trí trong truyện kể.

Cõi người rung chuông tận thế, sự xâm nhập này còn đƣợc thể hiện ở

trực tiếp đƣợc đặt trong ngoặc kép hoặc sau dấu gạch đầu dòng còn lời gián tiếp là lời của ngƣời trần thuật, ngƣời kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả, bình luận. Nhƣng toàn bộ tiểu thuyết này chỉ có 7 cặp dấu ngoặc kép nhƣng nó không phục vụ cho việc trích dẫn lời nhân vật. Giọng kể của nhân vật tôi vừa đảm nhiệm chức năng trần thuật vừa miêu tả tâm lý và tƣ tƣởng của nhân vật. “Sau bữa tiệc, thằng Bóp nháy tôi. Yến rởm đấy mà. Anh Thế giật thót. Có ngày mày giết tao. Bóp vẫn thản nhiên. Kìa chú, người nấu không biết, người ăn không biết, thế thì

nó là yến chính hiệu” [35, tr.48], “Tay nó cầm một chai cognac. Tay kia một gói

giấy. Định lên phòng chú đây. Phòng cho thuê mất rồi. Thế thì xuống phòng

thằng Phũ vậy. Chúng tôi đi vào văn phòng quản trị” [35, tr.45]

Đôi lúc, lại có sự phân thân ở ngay chính lời trần thuật: “Từ đó đến cuối bữa, ba người lặng lẽ ăn. Tân không cưỡng lại được cơn buồn ngủ của người ốm, cơm nước xong là lăn ngay ra giường. Một lẫn nữa bà mẹ và Đô lại bước tới, ngắm nhìn say mê chàng trai mới lớn. Họ không tự giải thích được vì sao cả hai người đều cảm thấy một tình cảm huyết thống, tin cậy và muốn chở che. Ở bà mẹ thì đã hẳn, còn với chàng trai hai mươi ba tuổi như Đô, chưa biết đến

cuộc sống gia đình và con cái, cảm xúc này có đến sớm quá không?” [37, tr.225]

Sự hoà trộn còn thể hiện sự gia tăng tốc độ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thoại giữa các nhân vật liền mạch với nhau thể hiện tốc độ trao đổi ngôn ngữ nhanh và gọn. Hầu nhƣ nhân vật không phải xƣng danh và cũng không dùng những đại từ để trao đổi. Thậm chí, có nhiều đoạn ngôn ngữ của nhân vật này lại hòa vào ngôn ngữ của nhân vật kia. Ngƣời đọc khi theo dõi những đoạn thoại lẫn trong đoạn trần thuật cảm nhận rất rõ những cuộc trao đổi chớp nhoáng, chỉ chú trọng lấy thông tin mà nhẹ phần bộc lộ thái độ, tình cảm. Nó thể hiện rõ nhịp sống hiện đại gấp gáp và thực dụng.

Đặc điểm thứ hai là sự phức hợp của hệ lời. Hồ Anh Thái đã sử dụng hầu hết các hệ lời trong xã hội để đƣa vào tác phẩm: ngôn ngữ văn chƣơng, ngôn ngữ thị dân, ngôn ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ Việt và cả tiếng Anh đƣợc Việt hoá. Điều đáng chú ý là trong tiểu thuyết của ông, ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ thị dân chiếm vị trí áp đảo các ngôn ngữ khác.

Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống là hai đƣờng tròn đồng tâm có sự qui tụ gặp gỡ nhƣng cũng có sự gián cách. Các nhà văn hiện đại rất chú ý đƣa ngôn ngữ cuộc sống vào tác phẩm tạo tính chân thực rõ nét của tác phẩm. Hồ Anh Thái chọn ngôn ngữ thị dân làm điểm nhấn trong trang viết của mình. Những từ ngữ nhƣ: điên lắm, khỉ thật, không xong rồi… xuất hiện với tần suất lớn trong lời đối thoại. Thêm vào đó, cấu trúc câu trong tác phẩm cũng có xu hƣớng thị dân hoá, "mới chỉ cách đây dăm năm thôi, Cách đây dăm năm chị chưa lấy được ông Vip, tuổi ba mươi tư chưa một lần lấy chồng bị xem là gái già. Khách khứa đến nhà chơi hỏi bao giờ lập gia đình, chị để mặc cho mẹ trả lời [36, tr.46]. Điều đáng chú ý là nếu nhƣ nhà văn đi trƣớc nhƣ Vũ Trọng Phụng hay Nguyên Hồng sử dụng kiểu ngôn ngữ này để nêu lên đặc điểm của tầng lớp dƣới thì Hồ Anh Thái lại dùng kiểu ngôn ngữ thị dân để phản ánh những nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, nghệ sĩ. Đó là một phƣơng cách giễu nhại và đồng thời cũng phản ánh thực trạng của một bộ phận con ngƣời trong thời đại, thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của nhà văn về con ngƣời, không đánh giá qua vị trí văn hoá trong xã hội mà qua bản chất văn hoá.

Hồ Anh Thái xoá mờ ranh giới ngôn ngữ văn chƣơng và cuộc sống, tạo ra một lối ngôn ngữ dễ hiểu gần với ngôn ngữ báo chí, thể hiện rõ xu hƣớng đơn giản hoá, rõ ràng và mạch lạc hoá của ngôn ngữ thời đại mới. Hiểu theo nghĩa này, đó là một cách nhà văn đối thoại trở lại với tiểu thuyết truyền thống, thể nghiệm một lối văn khác biệt, đậm dấu ấn cá nhân.

Nhƣ vậy, với sự pha trộn ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, ngôn ngữ gián tiếp với trực tiếp và sự kết hợp lời văn đời thƣờng, dân dã với ngôn ngữ tiểu thuyết, với ngôn ngữ báo chí với văn chƣơng (nhƣ ở Mƣời lẻ một đêm), phong cách văn học với phong cách văn hóa, khoa học (Đức Phật, nàng Savitri và tôi)… Hồ Anh thái tạo nên một sự đa hệ ngôn ngữ trong tiểu thuyết của mình, tạo nên sự đa thanh về ngôn ngữ tiểu thuyết.

Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh.

Hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh, mang tính biểu cảm và giá trị tƣợng trƣng cao tạo nên sự đa nghĩa trong từng câu chữ. Tính hình tượng, sự mơ hồ, đa nghĩa

của ngôn ngữ được thể hiện rõ trong cú pháp, trong lời văn nghệ thuật. Ở nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái, lời văn thƣờng đa nghĩa nhờ sự chồng xếp của biểu tƣợng, hình ảnh, sự trùng điệp về cú pháp, sự đa dạng, linh hoạt trong phong cách ngôn ngữ, giọng điệu, những khoảng lặng ngôn từ.

Mười lẻ một đêm là một cuốn tiểu thuyết đƣợc coi là “đời cƣời”, khiến

ngƣời đọc “ngả nghiêng theo trần thế” một phần cũng là nhờ hệ thống ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh, kích thích tƣ duy tƣởng tƣợng này. “Ông chủ mon men đến đƣa cái danh thiếp làm quen. Ông ta đề nghị mang quan họ đến ngay phục vụ cho thực khách. Đồng ý. Anh quay sang bảo hai cô, anh cũng biết âm nhạc ngay trong bữa nhậu là khiếm nhã với cả âm nhạc và ca sĩ, nhƣng ta phải thử cái

cảm giác văn hóa giàu xổi nó ra làm sao. Phục vụ ngay cả chốn rượu thịt như

thế mà vẫn xưng xưng vì văn hóa quê hương. Thực khách mồm mép bóng mỡ sực nức mắm tôm thịt chó có đi quá đà cầm tay cầm chân từ A đến Z thì Quan họ

bảo sao? Thƣa vâng ngoan ngoãn? Hay là tao tát vào mặt rít lên chanh chua?”

[36, tr.133]; Hàng loạt những từ nhƣ “bể bơi miễn phí”, “cao to đen tƣơi, sắc da hứa hẹn bền bỉ chiến đấu”, “ngửi ngay ra mùi nhà đất trên cơ thể ngƣời đàn ông”, “đánh hơi”... vừa giàu hình ảnh vừa đa nghĩa gợi ra những điều tế nhị, kín đáo, rất gần với ngôn ngữ đời sống và tính cách ngƣời Việt.

Với hệ thống ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao này, câu chuyện về quá khứ cũng đƣợc quy tụ qua cảm giác sống động, tƣơi mới của hiện tại, dù quá khứ ấy chỉ đƣợc sử dụng làm cảm hứng và đề tài. Đó là một hệ thống ngôn từ với lời kể thiên về miêu tả, đầy các từ láy, từ diễn tả tâm trạng, cảm giác, tả thiên nhiên,

với những lời bình phẩm, đánh giá... không giống ngôn từ nặng về hành động, sự

kiện của truyện truyền thống. Cách "hiện tại hoá" câu chuyện bằng cảm giác "nhƣ là một nét đặc thù khá rõ của phƣơng thức tự sự mới”

Bên cạnh đó, Hồ Anh Thái còn đƣa vào tiểu thuyết thứ ngôn ngữ hiện đại, bụi bặm, tƣơi mới mang màu sắc khệnh khạng của một thế hệ thời hiện đại. Chẳng hạn, cũng trong Mƣời lẻ một đêm ta bắt gặp nhiều câu nói, nhiều đoạn miêu tả có những ngôn ngữ “thời @” nhƣ thằng bé hàng xóm – vị “cứu tinh Sành điệu”. Nó cho thấy sự ảnh hƣởng của văn hóa vật chất, hƣởng thụ với giới

trẻ. “Cháu cần mua mô bai chụp ảnh. Năm triệu… hôm qua đứng chơi ở Bờ Hồ, thấy cụ rùa chĩa đầu lên mà không chụp đƣợc, bĩ mặt với bạn bè quá…”.

Qua những phân tích trên, ta thấy ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái thực sự mởi mẻ, hiện đại là thứ ngôn ngữ của đời sống hôm nay. Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu tính biểu cảm sẽ góp phần tạo nên trong tiểu thuyết của ông một giọng điệu hài hƣớc, đáo để, chua cay.

Vận dụng thành ngữ, chơi chữ

Hồ Anh Thái lựa chọn và sử dụng đắc địa các thành ngữ, tục ngữ,

ca dao. Chẳng hạn, Trong Cõi người rung chuông tận thế, Tiến sĩ Nguyễn Thị

Minh Thái nhận xét “Thoạt đầu, có vẻ như cuốn tiểu thuyết được viết với một tinh thần duy lý, phảng phất “dòng ý thức” của tư duy tiểu thuyết Phương Tây. Càng đọc, càng thấy chất Phương Tây duy lý ít dần, dịch chuyển tinh tế về phía

của Phương Đông đẫm đầy tình cảm” [35, tr. 268]. Xét ở góc độ ngôn ngữ tiểu

thuyết, mới thoạt đọc, có cảm giác đây là ngôn ngữ sự kiện, văn phong thông tấn, nhƣng càng về sau, càng thấy văn chƣơng của Hồ Anh Thái thấm đẫm chất phƣơng Đông, hồn văn hóa dân tộc. Lời ăn tiếng nói dân gian đi vào văn chƣơng một cách tự nhiên: “Đó là lần đầu tiên tôi mơ hồ cảm thấy cái thằng lạnh tanh

máu cá ấy có một khoái cảm lạ lùng” [35, tr.50]; “Mấy anh chàng mặt hoa da

phấn đang nắn bóp chí choé mấy cô nàng hơ hớ mời mọc” [35, tr.63]; “Mùng

năm Tết năm nay, hai chú cháu ngứa chân sục vào Hội Gò Đống Đa. Mùng năm,

mười bốn, hăm ba – Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn” [35, tr.72]; “Dao sắc không

gọt được chuôi, sau này anh chẳng định hƣớng đƣợc gì cho thằng Phũ” [35,

tr.112]; “Tôi dần dần yên phận với ngôi trƣờng theo kiểu lửa gần rơm lâu ngày

cũng bén” [35, tr.120]; “Công ty trách nhiệm hữu hạn mọc lên như nấm. Giám

đốc công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đội đất chui lên như rươi” [35, tr.147];

Gậy ông lại đập lưng ông. Kẻ chơi dao sẽ chết vì dao” [35, tr.161]; “Nhà dột từ

nóc dột xuống. Gã uất vì dòng giống mình nảy nòi ra một thứ ngợm vô luân nhƣ

thế” [35, tr.166]; “Nhân nào quả ấy, em gieo gió thì phải gặt bão. Thằng Phũ và hai đứa bạn nó cũng vậy thôi” [35, tr.192]. Chất dân gian trong ngôn ngữ tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” còn thể hiện ở những trang miêu tả về lễ

xóa tội vong nhân tuyệt hay, ở những chuyện tiếu lâm, những khẩu hiệu thời chiến tranh: “tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành”, “có nhà máy cháo, có lò đúc

muôi” [35, tr.178]; “đi không dấu, nấu không khói, nói không gây ồn” ([35,

tr.176];

Trong Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái cũng sử dụng mật độ cao những thành ngữ, tục ngữ nhƣ vậy để nói về sự phổ biến của các tệ nạn, lối sống buông thả của một bộ phận ngƣời trong xã hội: “Ngủ Gia Lâm đâm Thái Hà”, “chó

Nhật Tân vần Hồ Tây”, “giá áo lên cao giá quần tụt xuống, điện thoại di động để

chế độ rung, quần để chế độ treo”, “nước non đâu cũng là nhà, quê hương đâu

cũng gọi là vòm chơi”….

Hay để chỉ mối quan hệ bất chính của giới công chức, tác giả dung những từ ngữ chơi chữ nhằm hạ thấp đối tƣợng: “gà lạc”, “gà ăn thịt gà”, “chị viện

phó, em khó nhằn”… Những câu ví von ấy cũng đƣợc nhào nặn từ ngôn ngữ dân

gian mang đậm tính hài hƣớc, vui nhộn và không kém phần thâm thúy sâu xa. Ngôn ngữ trần thuật vận dụng nhiều thành ngữ tục ngữ, lối chơi chữ này còn đƣợc Hồ Anh Thái sử dụng đắc địa trong các truyện ngắn của mình, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao, mang đến cho ngƣời đọc những nụ cƣời hài hƣớc, chua cay. Đây cũng là một yếu tố tạo nên giọng điệu đa thanh trong sáng tác Hồ Anh Thái.

Cấu trúc câu có nhiều cách tân

Cấu trúc câu văn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã “vượt qua cấu trúc ngữ pháp thông thường, những dấu phẩy, dấu chấm được đặt vào vị trí một

cách sáng tạo” (Lê Hồng Lâm). Có thể nói, lối viết câu tràn dòng, tràn ý, bỏ dấu

phóng túng của Hồ Anh Thái đã đem lại cho ngƣời đọc cảm giác về sự liên tục, không ngừng nghỉ của mạch tiểu thuyết cũng nhƣ hiện thực cuộc sống với nhịp điệu xô bồ, hối hả, gấp gáp.

Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng thƣờng xuyên kiểu câu văn thụt thò, xô xệch, khi thì dài lê thê, khi thì ngắn cụt lủn. "Chịu. Chịu tức là không thua

nhưng mặc kệ. Chán chẳng buôn nói. Từ nay anh ả muốn làm gì tuỳ ý" [36].

văn trở nên biến thiên, biết “co duỗi nhịp nhàng” tạo khoảng trống để ngƣời đọc có thể tự suy ngẫm.

Biện pháp so sánh tƣơng phản với những ngôn ngữ đối lập đặt cạnh nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 90 - 97)